1- BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP THÁI BÌNH.
1.2.10- Biện pháp 10: Phát huy vai trò chủ thể của sinh viên và năng lực tự quản của tập thể sinh viên nhằm giáo dục đạo đức nghề
năng lực tự quản của tập thể sinh viên nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các em.
a. Định hướng:
Phát huy tính năng động, sáng tạo, tự lập, tự chủ của sinh viên vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc giáo dục. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chóng ta đang đòi hỏi phải đào tạo cho được một thế hệ yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức trách nhiệm công dân cao…thì việc phát huy tính năng động sáng tạo trong học tập, rèn luyện ở sinh viên là một nguyên tắc cần được quán triệt trong mọi hoạt động. Song cần nhớ rằng vai trò điều khiển, tổ chức giáo dục lại càng quan trọng hơn bao giê hết.
b. Tổ chức thực hiện:
Cần đấu tranh chống tư tưởng khoán trắng, thả nổi để sinh viên tự do hoạt động theo sở thích, hứng thó riêng của các cá nhân, vì khi đó chúng ta đánh mất vai trò của giáo dục. Tổ chức tự quản của tập thể sinh viên, xây dựng tập thể sinh viên như líp học, trường học, tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp sinh viên thành môi trường giáo dục là một yêu cầu, một nguyên tắc giáo dục
của nhà trường, có như vậy mới rèn luyện được đạo đức cho các em. Cần xây dựng tập thể đáp ứng 5 đặc điểm sau:
- Có mục tiêu hoạt động thống nhất.
- Có chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể. - Có đội ngò tự quản đủ năng lực.
- Có kỉ luật tập thể chặt chẽ. - Có dư luận tập thể lành mạnh.
Trong Luật giáo dục cũng qui định rõ: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên”.