Sự tù tu dưỡng của sinh viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 37 - 39)

5- NHỮNG CON ĐƯỜNG CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM HIỆN NAY.

5.4- Sự tù tu dưỡng của sinh viên.

Sự tù tu dưỡng của sinh viên là con đường tác động trực tiếp, có ý nghĩa quyết định trong quá trình giáo dục đạo đức ở mỗi sinh viên.

Qúa trình hình thành phát triển đạo đức ở mỗi cá nhân là một quá trình lâu dài, phức tạp, trong quá trình đó các tác động bên ngoài và động lực bên trong thường xuyên tác động lẫn nhau, vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của con người. Nhờ có giáo dục, những yếu tố bên trong dần dần lấn áp yếu tố bên ngoài trong việc điều chỉnh hành vi của người học. Khi nhân cách của cá nhân phát triển khá đầy đủ thì việc xem xét, đánh giá hay cư xử bất cứ điều gì cá nhân cũng dùa trên quan điểm, niềm tin đạo đức của mình. Lúc này cái bên ngoài được sàng lọc thông qua cái bên trong. Cá nhân dùa vào cái bên trong của mình để đánh giá, tiếp nhận, hay gạt bỏ cái bên ngoài. Ở đây lương tâm trở thành nhân tố điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân. Sự hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của sinh viên do ảnh hưởng của tác động bên ngoài mà trước hết là nhà trường, tập thể, gia đình sẽ dần dần chuyển thành sự tự giáo dục, trong đó sự tự tu dưỡng là yếu tố cơ bản.

Như vậy, sự tự tu dưỡng về đạo đức là một hành động tự giác, có hệ thống mà mỗi cá nhân thực hiện với chính mình nhằm khắc phục những hành vi trái đạo đức, bồi dưỡng, củng cố hành vi đạo đức. Sự tù tu dưỡng là yêu cầu tự nhiên ở mỗi cá nhân, ở trình độ ý thức đã phát triển, mọi cá nhân đều cần làm cho mình tốt hơn lên, bồi dưỡng tình cảm ý chí của chính mình, khắc phục những thãi hư tật xấu. Đối với sinh viên sư phạm thì việc nhận thức

được bản thân mình, đánh giá đúng mình, luôn có thái độ phê phán nghiêm túc những hành vi thiếu đạo đức như : thái độ tự mãn, tự kiêu, hay tù ti là rất cần thiết.

Bên cạnh sự tự điều chỉnh cần có sự uốn nắn, điều chỉnh hành vi của các tổ chức quản lý như nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với chuẩn mực đạo đức của người công dân, người giáo viên XHCN trong giai đoạn hiện nay.

Chương II

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w