Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 62 - 63)

1- BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP THÁI BÌNH.

1.1.2-Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.

Giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức luôn có một khoảng cách. Nhà giáo dục cần phải nối liền khoảng cách này làm cho ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của sinh viên có sự thống nhất cao độ, yếu tố làm cho ý thức đạo đức

thể hiện trong hành vi đạo đức, đó là thãi quen đạo đức. Muốn có thãi quen đạo đức cần phải tổ chức hoạt động sao cho hành vi đạo đức ở học sinh được lặp đi lặp lại có hệ thống. Cùng với nghị lực cá nhân là yếu tố đảm bảo cho ý thức đạo đức biến thành thãi quen trong hành vi đạo đức, mà nghị lực chỉ có được khi học sinh có hiểu biết sâu sắc các phạm trù, quy tắc, chuẩn mực đạo đức, có niềm tin đạo đức vững bền, có tình cảm đạo đức mãnh liệt, biểu hiện thành hành vi, hành động của bản thân một cách tốt đẹp.

Như vậy, ý thức hình thành, phát triển, biểu hiện thành hành vi, hành động và hướng dẫn hành vi hành động phù hợp với quy tắc chuẩn mực của xã hội, đồng thời có tác động trở lại bổ sung cho ý thức, làm tăng thêm niềm tin và tình cảm đạo đức. Biểu hiện về sự trưởng thành của ý thức không phải là những lời hay ý đẹp mà là những hành vi thực tế, nhu cầu nguyện vọng thực hiện những điều cá nhân đã ý thức được trong các mối quan hệ với người khác, với lao động, học tập, với nghề, với tài sản tập thể, với môi trường, bản thân và pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nguyên tắc này đòi hỏi khắc phục tình trạng không ăn khớp giữa lời nói và việc làm, giữa việc nên và không nên, giữa động cơ bên trong và hành động bên ngoài trong quá trình phát triển nhân cách của người học.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 62 - 63)