2- THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP THÁI BÌNH VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP.
2.2- Thái độ của sinh viên đối với nghề sư phạm.
Thái độ của sinh viên đối với nghề sư phạm được tiến hành điều tra ở các mức độ sau: Rất yêu nghề, yêu nghề, không yêu nghề, không có ý kiến gì. Kết quả thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2: Thái độ của sinh viên đối với nghề sư phạm.
STT Thái độ đối với nghề sư phạm
Năm thứ nhất Năm thứ hai Kết quả chung
SL % SL % SL % 1 Rất yêu nghề 15 17,2 14 14,2 29 15,6 2 Yêu nghề 57 65,5 63 64,2 120 64,8 3 Không yêu nghề 2 2,3 4 4 6 3,2 4 Không có ý kiến gì 13 14,9 17 17,3 30 16,2 Nhận xét:
Qua kết quả điều tra cho thấy số sinh viên yêu nghề chiếm tỉ lệ cao nhất 64,8%, đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy động cơ thi vào trường ban đầu của các em phù hợp với thái độ khi lùa chọn nghề nghiệp. Điều này có tác dụng đối với công tác giáo dục tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên, giúp các em có động lực trong học tập, có tình yêu, niềm tin vào nghề nghiệp mình đã chọn.
Chỉ có 3,2% ý kiến cho rằng không yêu nghề, vì thế đặt ra cho nhà trường cần có các biện pháp giáo dục thiết thực, tích cực để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao hơn.
So sánh kết quả điều tra về lÝ do thi vào trường sư phạm thì lÝ do yêu quí trẻ em đạt tỉ lệ cao nhất 64,8%. Chính từ lÝ do yêu nghề, mến trẻ sẽ là cơ sở, là điều kiện thuận lợi để các em vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vững bước vào nghề.
Về phía nhà trường, để giáo dục lòng yêu nghề, mến trẻ, say mê với nghề nghiệp cần phải có thời gian, có sự phối hợp đồng bộ, thường xuyên của các ban ngành khi đó mới có thể nâng cao được chất lượng đào tạo. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi nhà trường phải quan tâm thường xuyên, có những hướng đi đúng đắn, để từ đó nắm bắt được thái độ của sinh viên đối với nghề nghiệp các em đã chọn.