Kết quả nghiên cứu về thực trạng và nguyên nhân của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 52 - 62)

2- THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP THÁI BÌNH VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP.

3.3-Kết quả nghiên cứu về thực trạng và nguyên nhân của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP

biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình.

Bảng 8: Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên(Theo đánh giá của sinh viên). ST T Các biện pháp Hiệu quả Tốt Bình thường Kém SL % SL % SL %

1 Thông qua dạy học các môn chuyên ngành 56 30,2 99 53,5 30 16,2

2 Thông qua dạy học các môn chính trị, tâm lí học, giáo dục học. 131 70,8 54 28,6 0 0 3 Nói chuyện ngoại khoá về nghề sư phạm, về đạo đức người thầy giáo. 106 57,3 76 41 3 1,6 4 Tổ chức các ngày lễ truyền thống (20-11, 8-3, 26-3…) 105 56,7 77 41,6 3 1,6 5 Tổ chức các diễn đàn sinh viên với chuyên đề về đạo đức lối sống. 98 53 79 42,7 8 4,3 6 Thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. 123 66,4 62 33,5 0 0

7 Tổ chức kiến tập, thực tập nghiêm túc. 142 76,7 41 22,1 2 1

8 Tổ chức các hoạt động VHVN,TDTT, hoạt động xã hội. 104 56,2 71 38,3 10 5,4

9 Thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên. 89 48,1 88 47,5 8 4,3

Nhận xét:

Qua việc điều tra tác dụng của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chúng tôi thấy hầu hết sinh viên đều cho rằng nhà trường đã sử dụng các biện pháp có hiệu quả.

Trong đó hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoạt động giảng dạy các môn chính trị, tâm lí giáo dục, hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm được sinh viên đánh giá cao hơn.

- Hoạt động kiến tập, thực tập đạt : 76,7% - Dạy các môn chính trị, tâm lí, giáo dục đạt : 70,8% - Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đạt: 66,4% 66,4%

Thông qua các hoạt động trên sinh viên không chỉ tiếp thu những tri thức khoa học cơ bản, chuyên ngành mà còn được giáo dục, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, hình thành các kĩ năng nghề nghiệp phục vụ cho công tác giảng dạy sau này. Đây là biện pháp không thể thiếu trong trường sư phạm, nó giúp các em được trải nghiệm thực tế, có được những bài học thiết thực, bổ Ých rót ra từ công tác giảng dạy của các thầy cô giáo nơi mình thực tập.

Đặc biệt môn tâm lí giáo dục là môn nghiệp vụ giúp sinh viên hình thành những kinh nghiệm ứng xử, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Đối với những môn này điều kiện lồng ghép giáo dục đạo đức vào bài giảng có nhiều thuận lợi vì ngay trong chương trình qui định đã có những phần về đạo đức, giáo dục đạo đức, những yêu cầu về phẩm chất và năng lực người giáo viên. Hầu hết các giáo viên ở môn chính trị, tâm lí giáo dục đều cho sinh viên rót ra các kết luận sư phạm, liên hệ thực tế sau mỗi đơn vị tri thức. Điều này có tác dụng rõ nét trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng cho sinh viên, vì việc giảng dạy chỉ thực sự có ý nghĩa khi qua mỗi giê giảng sinh viên rót ra được bài học cho bản thân.

Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua môn học là hướng đi đúng đắn của nhà trường sư phạm nhất là trong điều kiện giáo dục hiện nay.

Bên cạnh đó sinh viên cho rằng hoạt động nói chuyện ngoại khóa về nghề sư phạm, về đạo đức người thầy giáo, tổ chức các ngày lễ truyền thống, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, TDTT, hoạt động xã hội có vai trò quan trọng, (đều đạt tỉ lệ trên 50%). Các hoạt động này thường do nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm tổ chức, được đông đảo sinh viên hưởng ứng tham gia. Đây là những hoạt động có ý nghĩa giáo dục trực tiếp lòng yêu nghề, yêu trẻ, nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên nội dung của các hoạt động này chưa phong phú, việc tổ chức các hoạt động đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí, vì thế ban giám hiệu nhà trường cần có sự quan tâm hơn nữa để có thể phát huy được thế mạnh trong công tác giáo dục- đào tạo.

Trong các biện pháp giáo dục trên thì biện pháp giáo dục thông qua việc giảng dạy các môn chuyên ngành chiếm tỉ lệ thấp hơn cả (đạt 30,2%). Thực tế này cho thấy các giáo viên giảng dạy môn văn hoá chưa thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục đạo đức vào bài giảng cho sinh viên. Đây cũng là một khó khăn do đặc trưng của môn học, tuy nhiên vẫn có một số thầy cô lồng ghép, kết hợp được giáo dục đạo đức giúp bài giảng trở nên phong phó, sinh động hơn.

Từ thực trạng trên cho thấy hoạt động giảng dạy của giáo viên, nội dung bài học có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục đạo đức cho người học. Đồng thời chất lượng của giê học có được hay không phụ thuộc vào sự say mê, lòng nhiệt tình của giáo viên. Nhà trường cần phải có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa trong việc phối hợp các biện pháp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên.

Bảng 9: Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên (Do giáo viên đánh giá). ST T Các biện pháp Hiệu quả Tốt Bình thường Kém SL % SL % SL %

1 Thông qua dạy học các môn chuyên ngành 140 75,6 43 23,2 2 1,1

2 Thông qua dạy học các môn chính trị, tâm lí học, giáo dục học. 159 86 26 14 0 0 3 Nói chuyện ngoại khoá về nghề sư phạm, về đạo đức người thầy giáo. 130 70,2 48 26 7 3,7 4 Tổ chức các ngày lễ truyền thống (20-11, 8-3, 26-3) 106 57,3 79 42,7 0 0 5 Tổ chức các diễn đàn sinh viên với chuyên đề về đạo đức lối sống. 87 47 93 50,2 5 2,7

6 Thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. 76 41 98 53 11 6

7 Tổ chức kiến tập, thực tập nghiêm túc. 51 27,6 109 58,9 25 13,5

8 Tổ chức các hoạt động VHVN,TDTT, hoạt động xã hội. 107 57,8 74 40 4 2,1

9 Thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên. 132 71,3 45 24,3 8 4,3

Nhận xét:

Giáo dục đạo đức cho sinh viên là hoạt động mang tính chất xã hội, đó không chỉ là trách nhiệm của thầy cô, nhà trường, mà còn là trách nhiệm của gia đình, toàn xã hội. Trong một xã hội đang biến đổi nhanh, người sinh viên sư phạm phải có ý thức, có nhu cầu, tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện về đạo đức, tư cách, về chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Với các thầy cô giáo không chỉ đóng vai trò truyền đạt kiến thức mà phải là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tòi, tranh luận của sinh viên, kết hợp thành công việc giảng dạy tri thức với giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các em.

Qua việc điều tra tác dụng của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chúng tôi thấy hầu hết giáo viên đều cho rằng nhà trường đã sử dụng các biện pháp có hiệu quả.

Trong đó hoạt động giảng dạy các môn chính trị, tâm lí giáo dục, dạy các môn chuyên ngành, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh được sinh viên đánh giá cao hơn.

- Dạy các môn chính trị, tâm lí, giáo dục đạt : 86% - Dạy các môn chuyên ngành đạt: 75,6%

- Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh: 75%

Thông qua các hoạt động trên giáo viên cho rằng sinh viên không chỉ tiếp thu những tri thức khoa học cơ bản, chuyên ngành mà còn được giáo dục, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, hình thành các kĩ năng nghề nghiệp phục vụ cho công tác giảng dạy sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc biệt môn tâm lí giáo dục là môn nghiệp vụ giúp sinh viên hình thành những kinh nghiệm ứng xử, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Điều này cho thấy cả về phía sinh viên và giáo viên đều đánh giá cao việc dạy học môn tâm lí giáo dục.

Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua môn học là hướng đi đúng đắn của nhà trường sư phạm nhất là trong điều kiện giáo dục hiện nay.

Bên cạnh đó giáo viên cho rằng hoạt động nói chuyện ngoại khóa về nghề sư phạm, về đạo đức người thầy giáo, thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên đều có vai trò quan trọng, (đạt tỉ lệ trên 70%). Tuy nhiên giáo viên đánh giá các hoạt động này chưa phong phú về nội dung, vấn đề kiến tập, thực tập chưa được thực hiện nghiêm túc, kém hiệu quả. Việc tổ chức các hoạt động đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí, cần có sự quan tâm hơn nữa của nhà trường để có thể phát huy được thế mạnh trong công tác giáo dục- đào tạo.

Bảng 10: Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên (Do ban lãnh đạo nhà trường đánh giá).

ST T Các biện pháp Hiệu quả Tốt Bình thường Kém SL % SL % SL %

1 Thông qua dạy học các môn chuyên ngành 150 81 50 27 15 8,1

2 Thông qua dạy học các môn chính trị, tâm lí học, giáo dục học. 130 70,2 30 16,2 10 5,4 3 Nói chuyện ngoại khoá về nghề sư phạm, về đạo đức người thầy giáo. 67 36,2 114 61,6 4 2,1 4 Tổ chức các ngày lễ truyền thống (8-3, 26-3, 20-11…) 96 51,9 81 43,7 8 4,3 5 Tổ chức các diễn đàn sinh viên với chuyên đề về đạo đức lối sống. 72 38,9 91 49,1 22 11,9 6 Thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. 70 37,8 40 21,6 13 7

7 Tổ chức kiến tập, thực tập nghiêm túc. 92 49,7 81 43,7 12 6,4

8 Tổ chức các hoạt động VHVN,TDTT, hoạt động xã hội. 89 48,1 79 42,7 17 9,1

9 Thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên. 74 40 96 51,9 15 8,1

Nhận xét:

Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp được Ban lãnh đạo nhà trường đánh giá cao nhất là biện pháp thông qua dạy học các môn chuyên ngành: 81%. Tiếp theo là thông qua dạy học các môn chính trị, tâm lí, giáo dục học: 70,2%.

Có thể thấy việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên thông qua môn học được sinh viên, giáo viên, ban lãnh đạo nhà trường đánh giá cao. Chính thông qua hoạt động chuyên môn của mình, đội ngò các thầy cô giáo sẽ góp phần cùng với nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên. Những tấm gương của các thầy cô giáo sẽ là động lực thôi thúc các em học tập, phấn đấu rèn luyện và noi theo.

Bên cạnh đó việc tổ chức các ngày lễ truyền thống như 20-11; 22-12…; các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục phẩm chất đạo đức cho sinh viên. Tuy nhiên những hoạt động ngoại khoá này cả sinh viên, giáo viên, ban lãnh đạo nhà trường đều đánh giá không cao. Những hoạt động ngoại khoá thực tế ở các trường chưa được chú trọng. Nhà trường sư phạm cần có sự chỉ đạo cụ thể, quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, có nh vậy hoạt động này mới tạo ra sự thống nhất, đồng bộ.

Kết luận chung:

Nhìn chung trường CĐSP Thái Bình đã chú trọng tới việc giáo dục đạo nghề nghiệp cho sinh viên. Nhà trường coi các hoạt động giáo dục đạo đức là những tác động trực tiếp ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển các giá trị đạo đức trong sinh viên. Kết quả giáo dục bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, song so với yêu cầu thực tiễn, nhất là so với yêu cầu đào tạo người giáo viên tương lai thì vẫn còn những tồn tại mà nhà trường cần phải nỗ lực để thực hiện mục tiêu đề ra.

Qua thực tế nghiên cứu cho thấy đại bộ phận sinh viên có nhận thức đúng đắn về các giá trị, chuẩn mực đạo đức. Phần lớn sinh viên coi nhiệm vụ

học tập tu dưỡng là trọng tâm, luôn phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Những sinh viên này có lập trường vững vàng, có lối sống lành mạnh, có lí tưởng sống rõ ràng, không ngừng trau dồi nhân cách. Tuy nhiên một số sinh viên chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến các lĩnh vực đạo đức, trong hành vi còn nhiều biểu hiện chưa tốt như lười học, học chiếu lệ, ý thức phấn đấu kém, ngại khó…

Về phía nhà trường vẫn còn một bộ phận không nhỏ các giáo viên chưa thực sự nhiệt tình với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, chưa thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục đạo đức vào bài giảng, chưa hỗ trợ thường xuyên cho công tác quản lí nề nếp học tập của sinh viên. Nhiều thầy cô chưa ghi chép đầy đủ các thông tin về giê học như : sĩ số, sinh viên đi muộn, bỏ giê, không làm bài…khiến cho việc thực hiện nội quy thiếu nghiêm túc, công tác theo dõi đánh giá còn gặp khó khăn. Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kiến thực tập sư phạm chưa được giáo viên chỉ đạo tích cực. Trong khi biện pháp thưởng phạt bằng điểm đối với kết quả rèn luyện đạo đức cho sinh viên có tác động rất lớn đến ý thức tù giác của các em thì hoạt động ngoài giê lên líp phải tăng cường đầu tư hơn nữa mới phát huy tác dụng đối với giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng.

Mặc dù cơ sở hạ tầng của nhà trường tương đối tốt nhưng trang thiết bị phục vụ cho điều kiện học tập còn hạn chế. Do kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp vì thế khu nội trú của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, một số sinh viên phải ở ngoại trú không thể có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động chung của nhà trường, điều đó ảnh hưởng tới mục tiêu giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Từ thực trạng nêu trên, chúng tôi đưa ra một số biện pháp giáo dục đạo đức sau:

Chương III

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 52 - 62)