Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 27 - 33)

4- NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CẦN HÌNH THÀNH Ở NGƯỜI SINH VIÊN SƯ PHẠM.

4.2- Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Để xứng đáng với vị trí xã hội của mình, người thầy giáo trước hết phải là người công dân tốt trong xã hội. Sinh viên sư phạm cần phải phấn đấu rèn luyện để có những phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội: biết sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật; có thế giới quan khoa học, thấm nhuần tư tưởng chính trị của Đảng; có lòng yêu Tổ quốc, yêu hoà bình độc lập; có lòng nhân ái và tình yêu thương con người; biết tôn trọng giá trị nhân cách của người khác….Có nghĩa là sinh viên sư phạm cần hình thành đầy đủ những phẩm chất của người công dân nói chung trong các quan hệ với người khác, với xã hội cũng như với chính bản thân mình. Đồng thời để có thể lao động tốt trong nghề sư phạm theo những đặc thù riêng, sinh viên sư phạm cần nhấn mạnh việc rèn luyện những phẩm chất đạo đức nổi trội cần thiết cho hoạt động của mình như sau:

* Thế giới quan khoa học.

Nói đến sự học của thế hệ trẻ cũng có nghĩa là nói đến nhà trường, nói đến thầy giáo, mà nói đến trường học là nói đến tri thức, nói đến văn minh, văn hoá. Điều 16 Luật Giáo dục qui định: “ Không truyền bá tôn giáo, không tiến hành các nghi thức tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị- xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân”. Điều này đòi hỏi nhà giáo phải

có thế giới quan khoa học, có quan điểm duy vật biện chứng về các quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Thế giới quan khoa học không phải là bản tính tự nhiên của nhà giáo, mà nó được hình thành trong quá trình học tập của họ và dưới nhiều ảnh hưởng khác nhau. Đó là quá trình học tập trong trường phổ thông, trường sư phạm và tự học suốt đời, trong quá trình học các môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là triết học.

* Lí tưởng nghề nghiệp.

Theo quan niệm của tâm lí học “lí tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người” [31]. Vì vậy có thể nói lý tưởng nghề dạy học chính là biểu hiện xu hướng hoạt động sư phạm của người thầy giáo, “ là điều kiện bên trong để hình thành lòng yêu nghề, yêu trẻ, nhờ đó mà thầy giáo có thái độ say mê công việc giảng dạy và giáo dục trẻ em. Khuynh hướng này ngày càng mở rộng, càng sâu sắc khi từng bước người chọn nghề thầy giáo đi sâu vào nghiệp vụ sư phạm”.

Người làm nghề dạy học không phải là “ thợ dạy”, mà phải là nhà giáo thực thụ. Nếu chỉ là “thợ dạy” thì trong chõng mực nào đó có thể dùng máy, dùng phương tiện kĩ thuật hiện đại để thay thế, nhưng là nhà giáo thì chỉ có thể được thay thế bằng nhà giáo khác và họ đều đạt chuẩn nhà giáo ở cấp học, bậc học cụ thể.

Lí tưởng nhà giáo là lí tưởng về sự nghiệp “ quốc sách hàng đầu”, là lí tưởng về sự nghiệp “trồng người”, là hạt nhân trong nhân cách người thầy giáo. Lí tưởng của nhà giáo nói chung là một nền giáo dục hưng thịnh, đem lại hạnh phóc đi học cho học sinh.

Lí tưởng nghề nghiệp thể hiện lí tưởng sống của người giáo viên. Nghề dạy học hơn bất cứ nghề nào khác cần xác định đúng đắn lí tưởng nghề nghiệp, nó chính là biểu hiện xu hướng hoạt động sư phạm của người thầy

giáo, là ngôi sao dẫn đường giúp cho thầy giáo luôn đi lên phía trước, thấy được hết giá trị nghề nghiệp của mình. Mặt khác, lí tưởng của thầy giáo còn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của học sinh.

Lí tưởng nghề nghiệp của người thầy giáo thể hiện ở niềm tin sư phạm, niềm say mê nghề nghiệp, tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh, với công việc, lối sống giản dị lành mạnh…Điều đó tạo nên sức mạnh, động lực bên trong giúp người thầy vượt qua được những khó khăn trở ngại hoàn thành nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ.

Trong những năm đất nước ta bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một bộ phận giáo viên vì không xác định được lí tưởng nghề nghiệp nên đã không gắn bó được với sự nghiệp giáo dục, chạy theo lợi Ých trước mắt xa rời vị trí cao quý mà xã hội đã dành cho. Bên cạnh đó cũng có những nhà giáo đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục ở vùng cao, vùng sâu vùng xa, có một số Ýt người là anh hùng lao động, nhiều người khác là anh hùng vô danh.

Lí tưởng nghề nghiệp của người thầy giáo không phải là cái có sẵn mà nó chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình tôi luyện nhân cách người thầy giáo thông qua quá trình học tập và lao động nghề nghiệp. Chính vì vậy cần phải quan tâm giáo dục nghề nghiệp cho sinh viên ngay từ khi mới bước vào trường còng như trong suốt quá trình đào tạo ở nhà trường.

* Lòng yêu nghề.

Trong mọi loại hình lao động nghề nghiệp, người lao động đều phải yêu nghề mới mang lại hiệu quả lao động cao. Yêu nghề ở lao động sư phạm lại càng cần thiết hơn bất cứ nghề nào khác. Đó là một trong những phẩm chất đạo đức hàng đầu đặt ra cho mỗi người thầy. Chỉ có những người thầy say sưa, tận tuỵ, yêu nghề dạy học mới có thể thành công trong sự nghiệp. Yêu nghề giúp cho người thầy có nghị lực, tạo được sự tâm huyết với nghề, tìm thấy niềm vui, nguồn hạnh phóc trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Đó là những người thầy luôn nghĩ đến công việc, trong giảng dạy cũng như trong

giáo dục, họ luôn luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không thoả mãn với chính mình, cố gắng phấn đấu để không ngừng vươn lên trong sự nghiệp trồng người. Yêu nghề khiến cho người thầy gắn bó cuộc đời với sự nghiệp giáo dục, cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực cho thế hệ trẻ, cho những nhân cách đang được hình thành. Họ say sưa làm việc hết mình, khi cần sẵn sàng hi sinh cả lợi Ých cá nhân cho công việc giáo dục học sinh. Lòng yêu nghề gắn liền với tình cảm nghĩa vụ và ý thức trách nhiệm của người thầy giáo, nó là biểu hiện của tình cảm nghề nghiệp. Chính từ yêu cầu và đặc trưng của nghề nghiệp đòi hỏi người giáo viên sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm rất cao đối với công việc, đòi hỏi phải có tình yêu thực sự mới vượt qua những khó khăn trở ngại trên con đường sự nghiệp.

* Lòng yêu trẻ.

Lòng yêu nghề của người thầy giáo thường gắn chặt với lòng yêu trẻ. Trong bài nói chuyện tại trường ĐHSP Hà Nội, ngày 29/6/1962 đồng chí Lê Duẩn đã nói: “ Những thầy giáo không yêu nghề cũng có nghĩa là đồng chí đó không yêu người. Càng yêu người bao nhiêu thì càng yêu nghề bấy nhiêu”.

Lòng yêu trẻ là một phẩm chất đặc trưng của người giáo viên. Lòng yêu thương người, tình yêu trẻ là động lực mạnh mẽ giúp người giáo viên vượt qua khó khăn thử thách để thực hiện chức năng người kĩ sư tâm hồn. Lòng yêu trẻ của người thầy giáo được thể hiện ở thái độ quan tâm thiện ý với trẻ; thấu hiểu và đồng cảm với trẻ; luôn tôn trọng và nghiêm khắc với các em. Yêu thương trẻ là biểu thị của lòng nhân ái đối với con người, là đạo lý của cuộc sống. Người thầy yêu thương học sinh vui trong niềm vui của các em và chia sẻ nỗi buồn, xua đi thất vọng trong các em, biết mang đến cho các em niềm hi vọng mới. Gần gũi, yêu thương học sinh, có sự quan tâm chăm sóc cụ thể đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh tật nguyền, tin tưởng vào khả năng và sự tiến bộ của học sinh. Sống và làm việc theo tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Công việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ được ví như chăm sóc những mầm non mới nhó, chỉ có bằng tình yêu thương thực sự mới mang lại thành công.

Lòng yêu nghề, yêu trẻ gắn bó chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, có yêu người mới có cơ sở để yêu nghề. Dạy trẻ phải hiểu trẻ, yêu thương trẻ, có như vậy người thầy giáo mới tìm ra chìa khoá để đi vào thế giới tuổi thơ. Người ta ví công việc của người thầy giáo giống như công việc của người làm vườn, phải chăm chút từng li từng tí, phải hết sức kiên nhẫn, thận trọng thì dần dần sẽ uốn nắn được những thãi hư tật xấu, những tình cảm sai lệch trong tư tưởng của các em, xây dựng được những đức tính tốt, những tình cảm lành mạnh trong sáng ở các em.

Lòng yêu thương thực sự của người giáo viên có tác dụng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm và hành vi của các em, tạo mối quan hệ gần gũi, mật thiết giữa giáo viên và học sinh, yếu tố quan trọng đảm bảo sù thành công trong giáo dục. Vì học sinh, vì nghề dạy học, người thầy giáo cũng luôn học tập tu dưỡng để nâng cao trình độ nghề giáo của mình, đồng thời quan tâm giúp đỡ, hợp tác với đồng nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì vậy, người thầy giáo nhất định phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ mới có thể thực hiện được chức năng của người kĩ sư tâm hồn một cách xứng đáng.

* Lòng nhân ái, vị tha của người thầy giáo.

Trong cấu trúc đạo đức của một con người không thể không kể đến lòng nhân ái, đó là cái gốc của đạo đức, là cơ sở để con người làm điều thiện. Hơn bất cứ nghề nào khác, nghề dạy học càng đòi hỏi người thầy giáo lòng nhân ái, bao dung rộng mở đối với học sinh. Vì nhân cách học sinh đang được hình thành, trong quá trình đó có thể có những nhận thức chưa đúng, thái độ hành vi chưa phù hợp cần chúng ta uốn nắn điều chỉnh. Lòng nhân ái sẽ giúp thầy giáo khoan dung, độ lượng với các em, tránh được sự định kiến nặng nề trong quan hệ thầy trò, điều mà không giáo viên nào muốn có. Người thầy có lòng nhân ái, vị tha còn thể hiện trong việc nhìn nhận đánh giá học sinh, luôn nhìn vào điều tốt trong các em, tin tưởng vào cái các em có thể đạt tới. Điều này chứng tỏ niềm tin sư phạm trong cấu trúc nhân cách của thầy. Nhà giáo dục vĩ đại A.X.Macarencô đã giáo dục học sinh bằng chính lòng nhân ái, bao dung

của mình. Nếu người thầy giáo luôn giữ Ên tượng xấu về một học sinh vô kỉ luật, coi đó là học sinh cá biệt thì đó là một sự giáo dục sai lầm.

Để có được tinh thần vị tha, lòng nhân ái cao cả, người thầy giáo phải tìm hiểu học sinh, thực sự quan tâm đến đối tượng của mình, luôn tôn trọng và thiện cảm với các em, không nên thiếu công bằng, định kiến, dồn các em vào ngõ cụt. Có như vậy người thầy giáo mới thực sự là chỗ dùa tin cậy của các em.

* Tôn trọng nhân cách học sinh.

Sự tôn trọng nhân cách học sinh là một trong các nguyên tắc giao tiếp sư phạm, là phẩm chất đạo đức của người giáo viên. Tôn trọng nhân cách học sinh thể hiện trước hết ở sự tôn trọng quyền làm người của các em. Biểu hiện ở sự chú ý lắng nghe ý kiến, quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các em, có thái độ lịch sự trong giao tiếp với các em bằng những cử chỉ thân mật mô phạm. Bất luận trong trường hợp nào giáo viên cũng không được xúc phạm đến nhân phẩm học sinh, ngay cả khi các em mắc sai lầm. Tôn trọng nhân cách học sinh còn thể hiện ở trang phục và ngôn ngữ của giáo viên khi giao tiếp với các em. Người thầy giáo biết tôn trọng nhân cách học sinh tức là đã biết tôn trọng chính mình. Tôn trọng học sinh góp phần nâng cao ý thức nghề nghiệp, con đường đưa người giáo viên đến thành công trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

* Trung thực, thẳng thắn.

Đối với mỗi con người nói chung, sù trung thực thẳng thắn là một trong những đức tính hàng đầu để đánh giá phẩm chất nhân cách. Trong lao động sư phạm, sự trung thực thẳng thắn của người thầy là vô cùng quan trọng. Các em học sinh đến trường đã đặt hết niềm tin vào người thầy giáo, tuyệt đối tin tưởng vào các thầy cô, vào nhà trường. Điều đó đòi hỏi người thầy phải luôn luôn trung thực, thẳng thắn, minh bạch trong mọi công việc, mọi tình huống. Khi các em thoáng có chút Ýt ngờ vực ở người thầy thì mọi sự cố gắng của thầy khó có thể đem lại kết quả nh mong muốn. Vì mục đích cuối cùng của

giáo dục là hình thành nên con người và người thầy là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

* Tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ của người thầy giáo.

Trong thời đại mới ngày nay, nền kinh tế khoa học, công nghệ luôn luôn biến đổi tạo những thách thức lớn cho giáo dục, trong đó có nhân tố người thầy. Người thầy giáo luôn phải hoàn thiện bản thân để đáp ứng với yêu cầu của nghề nghiệp. Chính vì vậy, trong ý thức đạo đức của người thầy giáo phải có tinh thần cầu thị để không ngừng tự hoàn thiện. Người thầy giáo nào trước khi tham gia lao động sư phạm đều có cái vốn ban đầu được hình thành trong nhà trường sư phạm. Hành trang ban đầu Êy không thể đủ để lao động sư phạm suốt đời mà vừa tham gia hoạt động sư phạm mỗi giáo viên phải có ý thức học hỏi thông qua đồng nghiệp, qua sách báo…để ngày càng nâng cao tay nghề. Bằng lòng thoả mãn với những cái đã có, không có nhu cầu học hỏi vươn lên là tự đào thải chính mình. Trong thời đại khoa học công nghệ thông tin nh hiện nay đã tạo nên những biến đổi to lớn và sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Người giáo viên phải cập nhật kịp thời với những tiến bộ của thời đại, phải thường xuyên học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Không nên thoả mãn, bằng lòng với những cái hiện có. Chính vì vậy, tinh thần cầu thị là phẩm chất đạo đức cần thiết của người giáo viên để thầy giáo thực sự là cái dấu nối giữa nền văn hoá nhân loại và dân téc với thế hệ trẻ.

Tóm lại, đạo đức có vai trò quan trọng trong các mặt của đời sống xã hội, vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là vấn đề phải được đặc biệt quan tâm, phải là cả quá trình lâu dài không thể trong thời gian một sớm, một chiều. Đặc biệt với sinh viên sư phạm phải ý thức được việc trau dồi đạo đức nhân cách làm cơ sở, công cụ cho lao động nghề nghiệp sau này.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w