Chiến lược phát triển kênh phân phối

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi thành lợi (Trang 51 - 54)

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thị

2.1.2.2 Chiến lược phát triển kênh phân phối

Phân phối được hiểu là các quá trình kinh tế, tổ chức, kỹ thuật nhằm điều hành và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng đạt hiệu quả kinh tế cao [Nguyễn Duy Bột (1995)]. Hệ thống phân phối gồm 4 bộ phận cấu thành sau:

Thứ nhất, người cung cấp và người tiêu dùng cuối cùng là hai yếu tố đầu và cuối của một hệ thống phân phối. Người cung cấp tùy thuộc vào chiến

lược chọn kênh phân phối, mà có thể trực tiếp bán hàng hoặc chuyển giao nhiệm vụ tiêu thụ hàng hóa của mình cho các trung gian phân phối.

Thứ hai, Các phần tử trung gian bao gồm những người bán buôn, bán lẻ, môi giới… Họ xuất hiện với tư cách giữa cung và cầu về hàng hóa.

Thứ ba, hệ thống kho tàng, bến bãi, các phương tiện vận tải và các loại của hàng… tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được trong quá trình phân phối.

Thứ tư, hệ thống thông tin về thị trường các dịch vụ mua và bán…có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ và lưu thông hàng hóa.

Trong quá trình vận động di chuyển hàng hóa, phân phối được thực hiện các chức năng cơ bản sau [hopegroup’s success]:

Một là, thay đổi quyền sở hữu tài sản.

Hai là, vận động di chuyển hàng hóa.

Ba là, thông tin hai chiều.

Bốn là, san sẻ các rủi ro kinh doanh.

Có nhiều loại kênh phân phối khác nhau tùy thuộc vào số lượng các khâu trung gian và phương thức phân phối.

Kênh phân phối trực tiếp: Là kênh phân phối không có sự tham gia của phần tử trung gian [Courtland L.Bovee’; John V.Thill].

Cách thức này đảm bảo trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nhờ đó người sản xuất nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao được tính thích ứng của sản phẩm với thị trường. tuy nhiên, cách thức phân phối này sẽ làm tăng thêm khối lượng công việc cho

nhà sản xuất, giảm hiệu quả của hoạt động thương nghiệp và làm giảm lợi thế của nhà kinh doanh.

Kênh phân phối gián tiếp: Là loại kênh phân phối có sự tham gia của các phần tử trung gian. Trong kênh phân phối này khi đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng phải chuyển qua một số lần thay đổi quyền sở hữu tài sản. Tùy thuộc vào số lượng các khâu trung gian trong kênh phân phối mà ta có các loại kênh phân phối dài ngắn khác nhau. Một số kênh phân phối gián tiếp thường được sử dụng có dạng như sau :

Sơ đồ 2.1 Kênh phân phối gián tiếp

Nguồn :Courtland L.Bovee’; John V.Thill

Kênh phân phối gián tiếp có một số ưu điểm sau:

- Với kênh phân phối này hàng hóa sẽ được phân phối rộng rãi trên nhiều vùng thị trường khác nhau.

- Do chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất và hoạt động thương mại nên sử dụng loại kênh phân phối này cho phép người sản xuất tập trung được mọi nguồn lực của mình vào sản xuất đồng thời phát huy hết được lợi thế của những phần tử trung gian để nâng cao hiệu quả của hoạt động thương

Người sản xuất Người bán lẻ Người tiêu dùng Người sản xuất Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng u dùng Người sản xuất Người đại lý Người bán buôn Người tiêu dùng Người bán lẻ

nghiệp. Nhờ đó mà có thể tăng cường được lợi thế cạnh tranh và mở rộng việc chi phối thị trường.

- Tránh được tình trạng ứ đọng vốn do phải dự trữ hàng hóa gây nên và san sẻ bớt rủi ro trong kinh doanh.

Tuy nhiên, sử dụng kênh phân phối gián tiếp sẽ kéo dài khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng cả về không gian và thời gian. Mặt khác, người sản xuất khó nắm bắt được các thông tin về thị trường và khách hàng. Sử dụng kênh phân phối gián tiếp làm tăng chi phí cho hoạt động thương mại, nhất là trong trường hợp tổ chức các khâu trung gian bất hợp lý. Trong trường hợp này, giá cả của hàng hóa sẽ bị đẩy lên cao, các nhà kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi thành lợi (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w