- Chỉ số phát triển bình quân về khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ
4.1.2.4 Chiến lược phát triển thị phần hàng hóa của Công ty
Mở rộng và chiếm lĩnh thị trường là mục tiêu mà các DN đều mong muốn đạt được. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều Công ty sản xuất TACN. Do những chính sách ngày càng thông thoáng của Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông nghiệp mà ngày càng xuất hiện nhiều hàng TACN bao gồm các hàng trong nước, nước ngoài và liên doanh đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường giữa các nhà sản xuất.
Để thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi và thị phần hàng hoá của các công ty chúng ta đi nghiên cứu tại thị trường trọng tâm là Đồng Bằng Sông Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội), đây là thị trường chiếm tỉ trọng lớn sản lượng của công ty ta căn cứ vào bảng 4.7.
Qua bảng 4.7 ta thấy tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ tại thị trường Đồng Bằng Sông Hồng năm 2011 là 405.900 tấn, năm 2012 là 416.946 tấn, năm 2013 là 481.635 tấn. Như vậy, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ năm 2012 đã tăng 11.046tấn, tương đương 2,72% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do năm 2010 là năm tương đối có nhiều bất lợi đó là tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát, hầu hết các đàn gia cầm đều bị tiêu huỷ, nên thị trường thức ăn cho gia cầm bị đóng băng. Cùng với đó là dịch heo tai xanh hành hoành, giá thành nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt, khiến người chăn nuôi kiệt quệ và tồn dư còn ảnh hưởng tới năm 2011 đó là tâm lý người chăn nuôi e ngại không dám chăn nuôi trở lại cùng với nguồn vốn để đầu tư của họ đã bị thất thoát năm 2010, nên vấn đề quay vòng vốn để tái chăn nuôi là hết sức khó khăn.
Song sang năm 2013 sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tiêu thụ tại thị trường miền bắc và bắc trung bộ tăng rất nhanh, đạt 481.635 tấn, tăng hơn so với năm 2012, Nguyên nhân là do năm 2013 dịch cúm gia cầm cơ bản được khống chế, các sản phẩm từ ngành chăn nuôi gia cầm được phép bán rộng rãi trên thị trường và bán với giá rất cao (do lượng cầu vượt quá lớn so với lượng cung) nên đã thu hút được nhiều nhà chăn nuôi gia cầm đầu tư chăn nuôi trở lại, bên cạnh đó, số lượng đầu tư chăn nuôi gia súc (lợn) vẫn tiếp tục tăng lên so với năm 2012, vì giá thịt lợn trên thị trường vẫn giữ ở mức cao và ổn định. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng tăng cao.
Bảng 4.7 Thị phần của các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thị trường Đồng bằng Sông Hồng.
Tên công ty Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Sản lượng (tấn) Thị phần (%) Sản lượng (tấn) Thị phần (%) Sản lượng (tấn) Thị phần (%) Thành lợi 31.416 7,73 33.876 8,12 38.532 8,00 Higro 73.858 18,19 82.382 19,75 88.322 18,33 Cargill 59.230 14,59 63.633 15,26 70.108 14,55 NewHope 33.934 8,36 36.423 8,73 41.686 8,65 Vina 46.976 11,57 30.943 7,42 35.248 7,31 Dabaco 37.006 9,11 39.888 9,56 47.227 9,80 ANT 38.868 9,53 38.714 9,28 45.518 9,45 AF 24.786 6,10 27.628 6,62 36.970 7,67 EH 32.962 8,12 34.371 8,24 43.023 8,93 Công ty khác 27.046 6,66 29.088 6,97 35.001 7,26 Tổng 405.900 100 416.946 100 481.635 100
Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty
Với những Công ty nước ngoài và Công ty liên doanh họ thường có ưu thế lớn về vốn, công nghệ sản xuất và sự nhanh nhạy về thị trường cũng như kinh nghiệm sản xuất. Điều này gây ra bất lợi cho những DN nhỏ ở trong nước. Vì thế muốn đạt được mục tiêu mở rộng và chiếm lĩnh thị trường thì Công ty cần tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Ưu thế về công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp sẽ giúp Công ty tạo ra hàng hóa có chất lượng cao, phù hợp nhu cầu của thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Công ty có thể giảm giá thành sản phẩm. Ngoài việc chú ý nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Công ty cần áp dụng các hoạt động khác để đẩy mạnh tiêu thụ như áp dụng các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để
nhiều người tiêu dùng biết đến, tăng cường khuyến mãi cho người chăn nuôi. Để đánh giá uy tín của Công ty so với các Công ty khác thì thị phần của Công ty chính là cơ sở để xác định. Thị phần của Công ty trên thị trường sẽ thể hiện sự tin tưởng của người tiêu dùng vào sản phẩm của Công ty ở mức độ nào. Dưới đây là thị phần của Công ty so với một số Công ty khác trên thị trường Đồng Bằng Sông Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây) năm 2013:
Biểu đồ 4.4. Thị phần của Công ty trên thị trường Đồng Bằng Sông Hồng năm 2013
Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty
Thị phần trên thị trường mà mỗi Công ty nắm giữ có thể tăng lên khi có ít nhà cung ứng cùng một loại sản phẩm. Qua biểu đồ ta nhận thấy trên toàn thị trường miền Bắc & Bắc Trung Bộ thị phần của Công ty đang đứng thứ 6 và đang trên đà vượt qua NewHope. Chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường là sản phẩm của các Công ty lớn như Higro, Cargill, Dabaco, ... So
Higro 18.33% ViNa 7,31% Cargill 14.55% NewHope 8.65% ANT 9,45% Dabaco 9.80% AF 7.67% EH 8.93% Thành Lợi 8% Khác 7,26%
với Thành Lợi thì các Công ty này là những Công ty lớn, đã xuất hiện trên thị trường miền Bắc từ lâu nên người tiêu dùng đã quen sản phẩm nên lượng khách hàng thường đông. Còn Thành Lợi do mới xuất hiện nên người tiêu dùng chưa biết nhiều đến sản phẩm. Thêm vào đó, thị trường tiêu thụ của Công ty chưa rộng lớn, giá cả sản phẩm còn cao so với các Công ty khác nên sản phẩm tiêu thụ còn chậm. Việc nắm rõ về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp Công ty dễ dàng ra các quyết định cho sản phẩm của mình về kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh, bao bì, giá cả, ...
- Quy mô SXKD của Công ty có thể mở rộng hay thu hẹp tùy thuộc thị trường tiêu thụ. Nếu sản phẩm của Công ty được số người tin tưởng và sử dụng ngày càng tăng thì Công ty sẽ mở rộng sản xuất để tăng sản lượng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng đó. Ngược lại nếu trên thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, sản phẩm của Công ty có chất lượng không đảm bảo thì sản phẩm của Công ty sẽ dễ dàng bị tẩy chay.
- Việc ra quyết định về cơ cấu sản phẩm của Công ty: ở mỗi thị trường khác nhau thì thị hiếu, nhu cầu và khả năng chi trả của người tiêu dùng là khác nhau. Mỗi Công ty trên thị trường chiếm ưu thế về một mặt hàng nhất định. Đối với Công ty Đại Thành, mặt hàng mà Công ty chiếm ưu thế là cám gia súc; cám gia cầm và cám cá chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu sản phẩm. Tuy nhiên, nếu trên thị trường, có một Công ty đối thủ thay đổi chiến lược về sản phẩm như hạ giá bán, đổi mới bao bì hay tăng sản lượng một mặt hàng nào đó... làm ảnh hưởng đến cầu hàng hóa trên thị trường lập tức điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ của các Công ty khác. Các Công ty bị ảnh hưởng buộc phải nghiên cứu và điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm của Công ty mình cho hợp lý.
tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp Công ty tìm hiểu, nhìn nhận và đánh giá chính xác về đối thủ và sản phẩm của đối thủ từ đó ra những quyết định đúng đắn trong SXKD cho Công ty mình để sản phẩm trên thị trường ngày càng có tính cạnh tranh cao.