Tình hình sản xuất TACN của Công ty

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi thành lợi (Trang 86 - 89)

- Chỉ số phát triển bình quân về khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ

4.1.1.1 Tình hình sản xuất TACN của Công ty

Công ty TNHH TĂCN Thành lợi , có 2 dây chuyền sản xuất tự động được nhập khẩu từ Hà Lan với công suất 5 tấn/ giờ và 12 tấn/ giờ, giúp Công ty mỗi năm sản suất 80 – 120 nghìn tấn cám chăn nuôi các loại. Năm 2012, với tình hình chăn nuôi ổn định, nguyên vật liệu đầu vào ít biến động Công ty đã cho ra đời 72.012 tấn sản phẩm, tăng mạnh so với năm 2011 (chỉ đạt 62.620 tấn). Lý giải cho vấn đề sản lượng năm 2011 thấp là do ảnh hưởng của dịch bệnh đặc biệt là dịch cúm gia cầm năm 2010 xẩy ra hết sức mạnh mẽ ở các tỉnh là thị trường tiêu thụ chính của Công ty như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Giang, Quảng Ninh, ... khiến người chăn nuôi đắn đo cũng như kiệt quệ về nguồn vốn nên không dám đầu tư mạnh trở lại cho năm 2011, cộng với tình nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu lại gặp nhiều biến động về giá năm 2011 khiến lượng hàng hóa tiêu thụ bị giảm mạnh. Do đó tốc độ phát triển năm 2012 so với 2011 ở cả 3 mặt hàng thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm và thức ăn cho cá đều tăng lần lượt là: 2,28%, 0,33%, 5,28%.

Năm 2013, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tuy có nhiều diễn biến nhưng đã được khống chế so với năm 2012, việc chăn nuôi của người dân có dấu hiệu phục hồi một cách mạnh mẽ. Ngành chăn nuôi trong năm 2013 được ủng hộ mọi mặt về giá nguyên liệu đầu vào trong năm này có tín hiệu giảm nhẹ, cùng với giá thành sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi tăng một cách đột biến mà theo như những người chăn nuôi cho rằng mấy trục năm mới xuất hiện 1 lần khiến bà con chăn nuôi hồ hởi, mở rộng quy mô vùng cũng như diện tích chăn nuôi. Điều này khiến sản lượng năm 2013 tăng lên 1 cách

đột biến và mau lẹ về tất cả các sản phẩm. Sản lượng sản xuất năm 2013 tăng so với năm 2012 một cách mạnh mẽ. Mặt hàng thức ăn gia súc tăng 3,60% ; thức ăn gia cầm đạt 117,46% so với năm 2012. Cùng với thức ăn gia súc và thức ăn gia cầm, sản lượng sản xuất cám cá năm 2013 so với năm 2012. Mặt hàng này tuy được Công ty đưa vào sản xuất (năm 2006) muộn hơn so với mặt hàng cám gia súc, gia cầm nhưng nhận thấy lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng mạnh, người chăn nuôi cá đã hướng tới hình thức nuôi thâm canh với quy mô lớn. Tuy nhiên mặt hàng Công ty chiếm ưu thế nhất phải kể đến thức ăn gia súc. Kể từ khi bắt đầu hoạt động SXKD Công ty đã có hướng sản xuất chủ yếu mặt hàng này nên có thể nhận thấy trong cơ cấu tổng sản phẩm, mặt hàng thức ăn gia súc luôn chiếm ưu thế cả về khối lượng sản xuất, khối lượng tiêu thụ và chủng loại sản phẩm.

Bảng 4.1 Tình hình sản xuất TACN của Công ty

Tên sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ Thức ăn gia súc 37.152 41.716 43.218 112,28 103,60 107,94 Thức ăn gia cầm 18.532 22.30 0 26.194 120,33 117,46 118,89 Thức ăn cho cá 6.936 7.996 9.212 115,28 115,21 115,24

Nguồn: Phòng sản xuất Công ty

Quy trình chế biến TĂCN tại Công ty trải qua 5 công đoạn chính:

Công đoạn 1: Nạp nguyên liệu: nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất đều được kiểm tra độ ẩm, độ sạch bằng các thiết bị chuyên dùng. Sau đó những nguyên liệu cần thiết được đưa vào các bồn chứa liệu khác nhau, số còn lại được đưa vào kho dự trữ.

Công đoạn 2: Phân mẻ, sơ trộn: sau khi đã nạp nguyên liệu vào hệ thống bồn chứa liệu, tại đây từng loại nguyên liệu sẽ được hợp lý theo công thức, rồi sơ trộn các nguyên liệu với nhau. Sau khi định lượng các nguyên liệu và tiến hành sơ trộn thì tại nồn chứa liệu lớn này sẽ phân ra các mẻ hỗn hợp

nguyên liệu với nhau và phân ra các bồn chứa khác.

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến TACN của nhà máy

Nguồn: Phòng sản xuất Công ty

Xử lý và làm sạch Nguyên liệu Sơ trộn Nghiền Buồng chon Định lượng NL dạng lỏng NL hàm lượng thấp Phân loại Ép viên Phân hạt (mảnh, viên) Làm nguội Sàng tuyển Đóng bao Ra bao(đậm đặc) Xuất bán Đạt tiêu chuẩn

Công đoạn 3: Nghiền: nguyên liệu sau khi được phân mẻ và sơ trộn sẽ được nghiền nhỏ. Đối với loại thức ăn đậm đặc, nguyên liệu sau khi được nghiền nhỏ sẽ phối trộn với các phụ phẩm khác và theo dây chuyền ra bao. Còn loại thức ăn dạng viên hay dạng mảnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Công đoạn 4: Ép viên: hệ thống định lượng sẽ tự động định ra theo đúng thành phần nguyên liệu, đúng tỷ lệ phụ phẩm và tại đây nguyên liệu trộn chính với nhau, thời gian trộn khoảng 5 phút sau đó nguyên liệu được đưa vào máy chờ để ép viên ở nhiệt độ thích hợp nhằm tạo hạt mong muốn.

Công đoạn 5: Đóng bao: với thành phẩm ở dạng bột thì sau khi trộn chính sẽ được đưa qua hệ thống đóng gói và xuất bán. Nếu thành phẩm ở dạng viên thì hỗn hợp trên được đưa qua hệ thống hơi nóng sau đó vào hệ thốn ép viên, viên tạo thành được đưa qua hệ thống làm mát, sấy khô, rồi sàng tuyển, những hạt đảm bảo quy cách được đóng gói tiêu thụ còn những hạt không đảm bảo quy cách sẽ được đưa quay lại hệ thống ép viên.

Dây chuyền sản xuất của Công ty hoàn toàn tự động đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều kiện thuận lợi để Công ty tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi thành lợi (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w