Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trước, trong và sau bán hàng;

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi thành lợi (Trang 37 - 137)

- Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý và đào tạo con người;...102 - Hoàn thiện mô hình kinh doanh khép kín...102 5.2 Kiến nghị...102 CÔNG TY TNHH TĂCN THÀNH LỢI ...107 CÔNG TY TNHH TĂCN THÀNH LỢI ...110

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững đòi hỏi phải đồng bộ phát triển các ngành sản xuất theo lợi thế của mỗi địa phương. Cùng với phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi ở nước ta trong những năm gần đây đã được quan tâm, đầu tư phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Điều này đã được khẳng định qua các chủ trương phát triển nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng của Đảng và Chính phủ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm, khuyến khích và nhân rộng các nông trại chăn nuôi... mở rộng mạng lưới sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998). Chính phủ cũng đã có hàng loạt văn bản, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi, đặc biệt kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO thì làn sóng đầu tư của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mạnh mẽ, sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi 100% vốn nước ngoài như Cargill, Newhope, CP, ANT, GREEN, CJ, AF…, công ty liên doanh như Proconco, Guymax… các công ty trong nước như Con heo vàng, DaBaCo, Lái Thiêu, Thanh Bình, Minh Hiếu, Hà Việt… hứa hẹn thị trường thức ăn chăn nuôi (TACN) sẽ ngày càng phát triển.

Điều đáng quan tâm hơn là chăn nuôi ở nước ta phát triển theo hướng công nghiệp, tập trung, quy mô lớn nên nhu cầu sử dụng thức ăn công nghiệp trong ngành chăn nuôi ngày càng lớn. Như vậy, đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất TACN ở Việt Nam hiện nay. Để chiếm lĩnh được thị trường, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải xác định đúng

hướng trong quá trình đầu tư vào sản xuất kinh doanh, cần nắm vững các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của mình để từ đó có thể nâng cao được tính cạnh tranh nhằm giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và ổn định.

Công ty TNHH Thức ăn Chăn nuôi Thành Lợi là Công ty chuyên sản xuất TACN còn khá non trẻ, xuất hiện khá muộn trên thị trường miền Bắc, song trong mấy năm gần đây, hàng hoá của công ty TNHH TĂCN Thành Lợi sản xuất ra đã khá đa dạng, có chỗ đứng trên thị trường và được người chăn nuôi đánh giá cao, đặc biệt là các sản phẩm thức ăn cho gia súc (lợn), gia cầm (vịt đẻ) với tổng sản lượng hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng khá nhanh. Tuy nhiên, do mới thành lập nên sản phẩm của công ty chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước và chưa đứng vững trên thị trường một số thị trường truyền thống. Mặt khác, một số sản phẩm thức ăn cho gia cầm của Công ty (thức ăn hỗn hợp cho gà) chưa thực sự có chất lượng tốt và tính ổn định còn chưa cao, nên chưa có uy tín trên thị trường. Hệ thống đại lý cấp I, cấp II của công ty còn mỏng, yếu và đang phải đối mặt với nhiều thách thức như giá nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao, không ổn định, bệnh dịch bùng phát, giá sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi cũng tăng, giảm thất thường... Đó là những bất lợi rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng phát triển của Công ty, nhất là khi phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu hiện nay. Nhận thức vấn đề thị trường là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển nên trong những năm qua của công ty TNHH TĂCN Thành Lợi đã đầu tư, nghiên cứu nhằm tìm giải pháp mở rộng thị trường trên cơ sở tận dụng và phát huy những ưu thế, khắc phục những điểm còn yếu của mình để sản phẩm của công ty có uy tín và chỗ đứng trên thị trường. Ngoài vấn đề phát triển thị trường, công ty TNHH TĂCN Thành Lợi cũng cần phải có các chiến lược và giải pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù

hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập hiện nay.

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nội dung: “Phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Thành Lợi làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường TACN, đánh giá thực trạng thị trường TACN của Công ty TNHH TĂCN Thành Lợi, tìm ra những tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường TACN cho Công ty trong thời gian tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường, phát triển thị trường TACN trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn hiện nay;

- Đánh giá thực trạng tình hình thị trường TACN của công ty TNHH TĂCN Thành Lợi; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường TACN của Công ty TNHH TĂCN Thành Lợi trong những năm vừa qua.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường của công ty TNHH TĂCN Thành Lợi trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố liên quan đến thị trường thức ăn chăn nuôi và các giải pháp phát triển thị trường TACN của Công ty TNHH TĂCN Thành Lợi. Đối tượng điều tra, khảo sát là các đối thủ cạnh tranh và người chăn nuôi trên một số thị trường chủ yếu của Công ty.

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường TACN; Thực trạng thực và các giải pháp phát triển thị trường triển thị trường TACN; Thực trạng thực và các giải pháp phát triển thị trường triển thị trường TACN; Thực trạng thực và các giải pháp phát triển thị trường TACN của các doanh nghiệp sản xuất TACN hiện nay.

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH TĂCN Thành Lợi và một số thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương…

- Phạm vi thời gian: Số liệu trong nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ năm 2011 đến năm 2013, số liệu điều tra tại thời điểm hiện tại.

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi

2.1.1 Một số khái niệm chung

2.1.1.1 Khái niệm về thị trường

Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, thị trường là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi Doanh nghiệp hay công ty. Trong một Xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà Doanh nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch thoả thuận với nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, tùy theo góc độ hay cách nhìn nhận nghiên cứu về thị trường khác nhau mà người ta có các quan niệm về thị trường là khác nhau.

Theo học thuyết Các Mác, hàng hóa là sản phẩm được sản xuất ra không phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà nó được sản xuất ra để bán. Hàng hóa được bán ở thị trường (Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin) và theo Các Mác “thị trường nghĩa là lĩnh vực trao đổi” (Các Mác, Ph. Ăngghen, tập II).

Trong tác phẩm “Bàn về cái gọi là thị trường” viết năm 1893 Lênin cho rằng: “hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động Xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường” (V.I Lê nin, toàn tập, tập I).

Theo quan điểm kinh tế học cho rằng thị trường là sự biểu thị ngắn gọn quá trình mà nhờ đó các quyết định của các hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hóa khác nhau, các quyết định của các doanh nghiệp về việc sản xuất cái gì và như thế nào, các quyết định của công nhân về làm việc bao lâu và cho ai được điều hòa bởi sự điều chỉnh giá cả (Nguyễn Đình Giao,1996). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo David Beg thì thị trường là tập hợp các sự thoả mãn thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.

Theo quan điểm của Marketing hiện đại: thị trường bao gồm những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể; sẵn sàng có khả năng tham gia chao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó (Trần minh Đạo, 2003).

Trong nền kinh tế hiện nay thị trường được coi là nơi diễn ra các mối quan hệ kinh tế, là nơi chứa đựng tổng số cung – cầu, là nơi tập hợp nhu cầu của một loại hàng hóa nào đó, hoặc cũng có thể coi thị trường là một nhóm khách hàng hiện đang có mãi lực và nhu cầu chưa được thỏa mãn [Nguyễn Nguyên Cự, Hoàng Ngọc Bich (2001)].

Những khái niệm trên đây cho thấy không thể coi thị trường là chợ hay cửa hàng cụ thể mặc dù những nơi đó diễn ra quá trình trao đổi mua bán. Trong nhiều trường hợp các công việc giao dịch diễn ra qua điện thoại, vô tuyến hay qua các phương tiện truyền thông từ xa… nhưng điều chung nhất đối với các thành viên tham gia thị trường là họ đều tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình. Người bán (người sản xuất) muốn tối đa hóa lợi nhuận, người mua (người tiêu dùng) muốn tối đa hóa độ thỏa dụng thu được từ sản phẩm họ mua.

Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán, người mua xác định giá của từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định cả số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội.

Về mặt tổng quát cần hiểu rằng thị trường là nơi diễn ra các mối quan hệ kinh tế, là nơi chứa đựng tổng cung – cầu, là tập hợp nhu cầu chưa được thỏa mãn.

2.1.1.2 Khái niệm về phát triển thị trường

Dưới góc độ vi mô (góc độ của doanh nghiệp): phát triển thị trường của doanh nghiệp có thể hiểu là tổng hợp các biện pháp nhằm tăng cường khối lượng hàng hóa bán ra thị trường để kiếm lợi nhuận tối đa. Trong phát triển thị trường nhà DN thường phân khúc thành: Phát triển thị trường hiện tại (phát triển một cách tổng thể hay phân đoạn) và phát triển thị trường mới (điều này gặp nhiều khó khăn hơn phát triển thị trường hiện tại)

Phát triển thị trường mới là việc đưa các sản phẩm hiện tại vào thị trường mới. Một lần nữa, sự mở rộng phạm vi bị giới hạn. Phát triển thị trường mới có thể có 3 dạng:

- Các phân đoạn thị trường mới. Ví dụ, ở lĩnh vực dịch vụ công, một trường đại học có thể cung cấp những dịch vụ giáo dục cho các sinh viên lớn tuổi hơn so với đầu vào thông thường, có lẽ qua các khóa học buổi tối.

- Những khách hàng tiêu thụ mới. Ở đây nhôm có thể là một ví dụ, những khách hàng dùng nhôm truyền thống trong sản xuất bao gói và dao, nĩa, giờ có thêm các khách hàng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và ô tô.

- Khu vực địa lý mới. Ví dụ điển hình của dạng này là quốc tế hóa, nhưng sự gia nhập thị trường của một nhà bán lẻ nhỏ vào những thành phố mới cũng là một trường hợp.

Trong mọi trường hợp, cơ bản các chiến lược phát triển thị trường dựa trên sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các nhân tố thành công trọng yếu của thị trường mới.

Các chiến lược mà đơn giản chỉ dựa trên việc đưa các sản phẩm hoặc dịch vụ truyền thống vào thị trường mới chắc chắn sẽ thất bại. Nói về các khả năng chiến lược, những nhà phát triển thị trường thường thiếu các kỹ năng marketing đúng và các loại sản phẩm để tiếp cận một thị trường với những khách hàng mới. Đứng ở khía cạnh quản lý, thách thức nằm ở chỗ điều phối

giữa các phân đoạn thị trường, khách hàng và khu vực địa lý khác nhau, có thể có những nhu cầu khác nhau.

2.1.1.3 Nghiên cứu thị trường

Để phát triển thị trường, trước hết phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là hoạt động đầu tiên và rất quan trọng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường là một quá trình, bao gồm hoạt động thu thập, phân tích xử lý, kiểm tra đánh giá các thông tin về thị trường. Nghiên cứu thị trường cho phép tăng cường khả năng thích ứng của các hoạt động marketing với nhu cầu và đặc điểm của từng vùng thị trường khác nhau. Phân tích thị trường còn giúp các doanh nghiệp dự đoán chính xác khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình, nắm vững các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là quá trình nghiên cứu thị trường cho phép các doanh nghiệp hiểu biết và đánh giá đầy đủ các thông tin về khách hàng như thị hiếu, tập quán, thu thập, tâm lý tiêu dùng…[Trần Minh Đạo (2003)].

Nghiên cứu thị trường không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin cần thiết, là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp nói chung và phát triển thị trường nói riêng. Mặt khác, nghiên cứu thị trường là cơ sở vững chắc để các doanh nghiệp quán triệt và thực thi tư tưởng kinh doanh và triết lý kinh doanh marketing “bán cái thị trường cần” và “khách hàng luôn luôn đúng”.

Nghiên cứu thị trường được chia thành hai nội dung là nghiên cứu khái quát và nghiên cứu chi tiết thị trường:

- Nghiên cứu khái quát thị trường: được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có ý định xâm nhập vào một vùng thị trường mới, cần thiết phải lựa chọn thị trường mục tiêu của mình. Với nội dung là nghiên cứu quy

mô, cơ cấu và xu hướng vận động của thị trường nhằm xác định khả năng xâm nhập của sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường và khách hàng tương lai. Mặt khác, nghiên cứu khái quát thị trường còn nghiên cứu một cách có hệ thống các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường. Từ đó giúp các doanh nghiệp tìm kiếm được những cơ hội thuận lợi, các thị trường có ưu thế trong kinh doanh và đảm bảo sự thích ứng của chính sách marketing với những điều kiện biến động của thị trường [V.I.LêNin toàn tập, tập 1].

- Nghiên cứu chi tiết thị trường: Là bước nghiên cứu chuyên sâu về khách hàng của nhà kinh doanh. Mục tiêu của nghiên cứu chi tiết thị trường là nghiên cứu thái độ, thói quen và tập quán tiêu dùng của từng bộ phận khách hàng trong vùng thị trường cụ thể. Trên cơ sở đó giúp các doanh nghiệp có những giải pháp marketing nhằm thích ứng và gây ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nhu cầu. Nội dung của quá trình nghiên cứu khách hàng được chia thành hai vấn đề căn bản là nghiên cứu tập tính tinh thần và nghiên cứu tập tính hiện thực của khách hàng.

Trong nghiên cứu thị trường cần phải thu thập được những thông tin cơ bản sau:

+ Thông tin về nhu cầu thị trường: lượng cầu, cơ cấu hàng hóa của cầu, độ co dãn của cầu, sự phân bố của nhu cầu theo không gian và thời gian.

Thông tin về cung và quan hệ cung cầu trên thị trường: khối lượng hàng hóa cung, sự phân bố của cung xét theo không gian và thời gian, cân đối quan hệ cung cầu của khách hàng.

+ Thông tin về khách hàng: số lượng khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, cơ cấu của khách hàng theo giới tính, độ tuổi, vùng sinh sống…, thu nhập và cơ cấu sử dụng thu nhập, những đặc

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi thành lợi (Trang 37 - 137)