- Chỉ số phát triển bình quân về khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ
4.1.1.2 Tình hình tiêu thụ TACN của Công ty
Với mục tiêu cung cấp sản phẩm phục vụ toàn thị trường phía Bắc và một phần miền Trung. Những năm qua thị trường sản phẩm TACN của công ty đã được xác định chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Trong đó thị trường Đồng bằng Sông Hồng, với vị thế sân nhà, lịch sử hình thành sớm của Công ty, đặc biệt có vị trí thuận lợi về chăn nuôi cũng như giao thông công cộng trong quá trình vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh. Do đó thị trường chủ yếu của công ty đã và đang được phát triển một cách mạnh mẽ tại đây. Tuy nhiên, công ty cũng không quên một thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng đó là thị trường tiêu thụ vùng Đông Bắc. Ở thị trường đó có ít sản
phẩm TACN của các Công ty phân phối đến do thị trường này có địa hình phức tạp, khách hàng ít, thu nhập của người dân chưa cao,... nên các Công ty khác ít để ý tới. Hiện tại lượng tiêu dùng TACN ở những thị trường này chưa lớn nhưng hiện cũng đã có những người mạnh dạn đầu tư vào làm trang trại, do vậy cầu về TACN sẽ tăng lên. Nắm bắt được điều đó, sản phẩm của Công ty đã phân bổ tới những vùng sâu, vùng xa để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân.
Biểu đồ 4.1. Lượng sản phẩm tiêu thụ theo vùng thị trường
Nhìn vào đồ thị có thể nhận thấy sản lượng TACN tiêu thụ được ở từng vùng thị trường có sự tăng trưởng dần từ năm 2011 đến năm 2013. Trong đó, năm 2011 sản lượng tiêu thụ ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng (thị trường tiêu thụ chính của công ty) sản lượng cũng chỉ đạt được, tiếp đến là thị trường Đông Bắc Bộ, thị trường Bắc Trung Bộ chỉ tiêu thụ được. Mức độ sản lượng năm 2011 thấp như vậy được lý giải thông qua báo cáo tình hình chăn nuôi của cục chăn nuôi cho thấy: Do năm 2010, chịu ảnh hưởng của cả dịch cúm gia cầm và dịch heo tai xanh, trong đó dịch cúm gia cầm bị ảnh hưởng rất nặng đã làm chết nhiều gia cầm, nhiều người nông dân đã dừng nuôi gia cầm trong một thời gian do sợ dịch bệnh quay trở lại. Đây là rủi ro
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Thị TrườngĐBSH Thị trườngĐBB Thị trường BTB
lớn xảy ra đối với ngành nông nghiệp và nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động SXKD của các Công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có Công ty TNHH TĂCNThành Lợi
Sang năm 2012, tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra đối với ngành nông nghiệp nhưng đã được kiềm chế và có dấu hiệu giảm xuống do vậy sản lượng tiêu thụ ở các thị trường cũng tăng hơn so với năm 2011. Sản lượng tiêu thụ ở thị trường Đồng Bằng Sông Hồng, thị trường Đông Bắc Bộ. Và lúc này thị trường Bắc Trung Bộ cũng được chú trọng nhiều hơn, sản lượng đã so với năm 2012).
Đến năm 2013 được đánh giá là năm được mùa của ngành nông nghiệp bởi: người chăn nuôi hồ hởi do giá thành sản phẩm đầu vào cho chăn nuôi có xu hướng hạ nhiệt, trong khi đó sản phẩm đầu ra của họ lại được giá rất cao, điều tích cực kéo theo là các công ty TĂCN nói chung và công ty TNHH TĂCN Thành Lợi nói riêng đều tăng sản lượng một cách mạnh mẽ. Lúc này sản lượng vùng thị trường Đồng Bằng Sông Hồng đạt, tiếp theo đó là vùng Đông Bắc cũng tăng so với năm 2012. Còn vùng Bắc Trung Bộ đạt được
Qua việc phân tích biến động sản lượng tiêu thụ ở từng vùng thị trường của Công ty càng chứng tỏ rằng sản xuất nông nghiệp thường gặp rất nhiều rủi ro không thể lường trước được (như tình hình dịch bệnh, giá nguyên liệu năm 2012), nó gây ra những hậu quả cho những ai hoạt động trong lĩnh vực đó, đặc biệt là người nông dân. Các DN nông nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì họ cũng phải đứng ra gánh chịu một phần thiệt hại với người nông dân. Đây là thách thức cho các DN. Vì vậy, để khuyến khích các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thì Nhà nước phải có các chính sách hỗ trợ hợp lý, giúp đỡ các DN trong quá trình SXKD.
Trong những năm qua công ty đã phải vượt qua rất nhiều những khó khăn từ phía thị trường như dịch cúm gia cầm bùng phát, dịch nở mồm long móng ở gia súc (trâu, bò, lợn), giá nguyên liệu đầu vào dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao (đặc biệt trong năm 2012), do đó, đã làm ảnh
hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty.
Là công ty chuyên sản xuất TĂCN nhưng mặt hàng kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất và tiêu thụ là sản phẩm cám cho gia súc. Sản lượng tiêu thụ thức ăn gia súc luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng tiêu thụ, còn lại là thức ăn gia cầm và thức ăn cho cá.
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh và giá thành nguyên liệu năm 2010 nhưng đến năm 2011 tình hình tiêu thụ của công ty đã ổn định trở lại. Từ năm 2011 đến năm 2013 tình hình tiêu thụ thức ăn gia súc tăng trưởng bền vững và ổn định, như năm 2012 tăng trưởng so với năm 2011 là 2.682 tấn (tăng 7,52%). Năm 2013 là năm có giá thành đầu ra của gia súc tương đối cao, tình hình nguyên liệu có nhiều hạ nhiệt khiến bà con nông dân cũng hứng khởi trong việc đẩy mạnh quy mô, diện tích chăn nuôi. Mặt hàng thức ăn gia súc tăng trường 9,16% so với năm 2012.
Bảng 4.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm Tên sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ Thức ăn gia súc 35.634 38.316 41.826 107,52 109,16 108,3 4 Thức ăn gia cầm 17.841 19.685 24.236 110,33 123,11 116,72 Thức ăn cho cá 5.589 5.764 7.409 103,13 128.53 115,83 Tổng 59.064 63.765 73.471 107,95 115,22 111,58
Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty
Đặc biệt, Khác với mặt hàng cám gia súc, mặt hàng cám gia cầm có tỉ trọng tăng mạnh, với mức tăng trưởng 0,33% của năm 2012 so với năm 2011(sản lượng năm 2011 đạt 17. 841 tấn, năm 2012 đạt 19.685 tấn) thì đến năm 2013 sản lượng nhóm mặt hàng này đã tăng vọt một cách đột biên là 24.236 tấn (tăng 22,11% so với năm 2012), lý giải cho việc tăng trưởng mạnh
mẽ này là do giá thành sản phẩm đầu ra của nhóm gia cầm trong năm 2013 vừa qua đạt giá trị rất cao từ sản phẩm con gia cầm thịt đến gia cầm đẻ, cùng với sự ủng hộ của giá nguyên vật liệu đầu vào hạ nhiệt. Lợi nhuận thu được từ chăn nuôi gia cầm trong năm này là rất lớn. Đặc biệt, thêm một yếu tố góp phần không nhỏ cho việc tăng sản lượng nhóm thức ăn cho gia cầm đó là công ty nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tại thị trường vùng sân nhà này thì tình hình chăn nuôi gia cầm chiếm tỉ trọng lớn so với các tỉnh phía bắc miền bắc, với đầy đủ các loại gia cầm như ngan, gà, vịt. Do vậy bình quân cả 3 năm sản lượng tiêu thụ thức ăn gia cầm cũng tăng mạnh mẽ so với các nhóm còn lại là 16,72%.
Biểu đồ 4.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm
Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm Công ty cũng không quên một mảng thị trường tiềm năng đã và đang được phát triển một cách mạnh mẽ đó là mặt hàng cám cá. Do vùng thị trường mà Công ty chiếm lĩnh chủ yếu là Đồng Bằng Sông Hồng, tại đây diện tích mặt nước lớn nên nhu cầu về loại cám này của người chăn nuôi tương đối lớn,vấn đề
gặp khó khăn trong mảng này đó là tư tưởng tập quán của người dân vẫn chưa dám mạnh dạn đầu tư nuôi công nghiệp mà hình thức chủ yếu còn quảng canh, do đó sản lượng công ty sản xuất được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vùng. Năm 2011, sản lượng tiêu thụ loại cám này là 5.589 tấn, , đến năm 2012 thì sản lượng cũng chỉ đẩy lên được 5.764 tấn, đây là một mức tăng trưởng hoàn toàn khiêm tốn. Song sang năm 2013, hòa chung vào năm thắng lợi của toàn ngành chăn nuôi sản lượng tiêu thụ đã tăng 28,53% so với 2012 tổng sản lượng tiêu thụ. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng tiêu thụ nhưng đây có thể coi là mặt hàng tiềm năng của Công ty bởi thực tế tính đến năm 2013 số lượng công ty sản xuất thức ăn cho cá tại thị trường miền bắc còn rất khiêm tốn, do thị trường này chưa thực sự được chú tâm và dây truyền sản xuất cám nổi cho cá còn phức tạp. Lượng thức ăn cho cá trên thị trường miền bắc chủ yếu là do vận chuyển từ trong Nam ra nên bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá thành và thời gian vận chuyển. Điều này tạo nên thế mạnh cho công ty, tốc độ tăng trưởng bình quân cả 3 năm của cám cá đã tăng 15,83%.