Những nghiên cứu liên quan đến đề tà

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 42 - 45)

Hiện nay, có một số đề tài nghiên cứu chủ đề tác động của QLNN đối với lĩnh vực đất đai. Các nghiên cứu thường chỉ tập trung nghiên cứu về hệ thống pháp luật liên quan đến ĐNNo.

Ở Việt Nam, trong một số năm gần đây, đã có một vài nghiên cứu về chính sách, pháp luật về nhà đất, vai trò QLNN đối với đất đai. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như:

Ở giác độ nghiên cứu lý luận về QLNN về đất đai đã có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng công phu của các Bộ, các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học như: đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách đất đai và sử dụng hợp lý quỹ đất đai” thực hiện năm 2000, của Tổng cục Địa chính và Viện nghiên cứu Địa chính, do TS.Chu Văn Thỉnh là chủ nhiệm đề tài; đề tài khoa học cấp Nhà nước về “Thực trạng vấn đề sở hữu và phương hướng giải quyết ở nước ta hiện nay” - năm 2005, do PGS.TS Nguyễn Văn Thạo là chủ nhiệm đề tài; đề tài: “Lý luận địa tô và vận dụng để giải quyết một số vấn đề về đất đai ở Việt Nam” - năm 2005, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Tài chính do Hà Quý Tình là chủ nhiệm.... Nhìn chung các nghiên cứu đã đề cập đến cơ sở khoa học, tham mưu cho Nhà nước ban hành các chính sách đất đai ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên về lý luận, các nghiên cứu trên cũng còn có những quan điểm chưa thống nhất như: có một số đề xuất cần xem xét đòi hỏi các chính sách về quản lý đất đai của Nhà nước phải phù hợp, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế đất nước, đẩy mạnh CNH, hiện đại hóa đất nước;

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng đã được nhiều tổ chức, cá nhân các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như: các công trình nghiên cứu của GS.TSKH Lê Đình Thắng (ĐH Kinh tế Quốc dân); GS.TS Nguyễn Đình Hương (ĐH Kinh tế Quốc dân); GS.TSKH Lê Du Phong (ĐH Kinh tế Quốc dân)… Trong đó có loạt bài nghiên cứu khá sâu nội dung này của TS.Nguyễn Dũng Tiến (Viện nghiên cứu Địa chính) - Ví dụ: Bài báo: “Quan hệ sử dụng hợp lý đất đai khu vực nông thôn, một biện pháp vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài nhằm xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam”, năm 2005… Các nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến nội dung phân bổ đất đai cho các ngành kinh tế và QLĐĐ sao cho có hiệu quả; trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, đất đai là nguồn tài nguyên lớn nhất cần được khai thác một cách hiệu quả để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.

Một trong những đề tài nghiên cứu tương đối toàn diện phục vụ QLNN về đất đai là - Nghiên cứu xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu QLĐĐ cấp Tỉnh do Viện Nghiên cứu Địa chính - Bộ Tài nguyên Môi trường thực hiện năm 2005; Đề tài đề cập đến yếu tố tăng cường chất lượng công tác QLĐĐ là vấn đề lưu trữ và khai thác tư liệu. Đối với nhà quản lý, tư liệu cần được cung cấp một cách nhanh chóng, chính xác và tổng hợp. Hệ thống thông tin đất đai chính là công cụ để thực hiện nhiệm vụ này. Hệ thống trọng lực phục vụ cho các ngành đo đạc bản đồ, điều tra cơ bản, tìm kiếm thăm dò tài nguyên thiên nhiên, dầu khí và phục vụ nghiên cứu các khoa học về trái đất trên lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài hoặc công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề QLNN về ĐNNo trong quá trình CNH, HĐH và Đô thị hoá tại tỉnh Hưng Yên. Các nghiên cứu về QLNN đối với đất đai giai đoạn hiện nay, phần lớn tập trung đề cập đến cơ chế chính sách về đất đai, đều đặt vấn đề khai thác nguồn lực trong nước như thế nào để tạo ra đối trọng cho nền kinh tế khi mở rộng hội nhập, trong đó nguồn lực đất đai được đánh giá có vị trí vô cùng quan trọng. Nhưng CNH-HĐH làm cho việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi sang làm công nghiệp, làm khu đô thị đã diễn ra quá nhanh, khiến diện tích ĐNNo ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng, bên cạnh đó xu hướng khí hậu nóng lên làm mực nước biển dâng cao, vấn đề an ninh lương thực quốc gia và quỹ đất sản xuất nông nghiệp được đề cập và đặt ra. Hưng Yên lại là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cùng với quá trình đô thị hoá, sự phát triển nhanh về KT-XH trong thời gian qua cho thấy áp lực đối với lĩnh vực QLNN về ĐNNo của tỉnh ngày càng gia tăng đặc biệt là trong giai đoạn công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vấn đề QLNN về ĐNNo được đặt ra là hết sức phù hợp, thực sự xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 42 - 45)