Những khó khăn, tồn tạ

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 60 - 63)

Hưng Yên đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH – ĐTH thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, vì vậy cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế CNH-ĐTH phù hợp đảm bảo phát triển kinh tế nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh tăng chậm, là tỉnh đất chật, người đông, cơ sở vật chất còn hạn chế, thu ngân sách thấp. Cơ sở hạ tầng nông thôn chậm phát triển, đặc biệt là giao thông nội đồng, gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong điều kiện đó nếu chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị, khu công nghiệp cần tính toán cân nhắc để không làm ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống người dân. Tỉnh có nguồn lao động dồi dào, nhưng trình độ còn thấp nhất là trình độ nghề phục vụ cho phát triển công nghiệp, gây cản trở cho ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập thông tin về các số liệu cần thiết.

+ Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

+ Khảo sát thực địa, đối chiếu với kết quả điều tra, thu thập được, phát hiện và xử lý những sai lệch để nâng cao độ chính xác của dữ liệu.

+ Chọn điểm nghiên cứu: Hưng Yên là một trong những tỉnh có dân số đông, tiến trình Công nghiệp hóa diễn ra mạnh, trên địa bàn tỉnh quy hoạch phát triển nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Do vậy, vấn đề Quản lý nhà nước về đất nông

nghiệp được đặt ra với yêu cầu cao… Các điểm nghiên cứu phải đại diện được cho các cụm công nghiệp và đại diện cho các khu đô thị, trình độ sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn một số xã đại diện. Ở mỗi xã, chúng tôi tiến hành điều tra thống kê theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống.

+ Nội dung điều tra bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, Đất lâm nghiệp, Đất nuôi trồng thuỷ sản, Đất nông nghiệp khác, Đất ở, Đất chuyên dung, Đất trụ sở CQ, công trình SN, Đất quốc phòng, Đất an ninh, Đất sản xuất, kinh doanh, Đất có mục đích công cộng, Đất có mặt nước chuyên dung, Đất phi nông nghiệp khác, Đất chưa sử dụng, sự dịch chuyển của đất nông nghiệp sang các loại đất khác như đất công nghiệp, đất dành cho đô thị và cụm dân cư nông thôn. Phân theo đối tượng quản lý, thời gian giao đất…

* Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân

Phương pháp này được sử dụng cho các bên được hưởng lợi từ tài nguyên đất. Phương pháp thực hiện thông qua việc phỏng vấn các thành viên đại diện cho các bên có liên quan (hộ gia đình, các cá nhân tập thể, công ty...)

Trên cơ sở dựa vào sự hiểu biết, kinh nghiệm, nguyện vọng của người dân và cán bộ địa phương, nhanh chóng đánh giá nhu cầu về đất đai phát triển cụm công nghiệp, đất dành cho đô thị các vấn đề ưu tiên, xem xét tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

* Phương pháp tổng hợp tài liệu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm tin học ứng dụng. Sử dụng phần mềm tin học như: Excel, Microstation, Mapinfo để sử lý số liệu, bản đồ, xây dựng các bảng biểu…

+ Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích mức độ của đất nông nghiệp và sự biến động của đất nông nghiệp qua các năm và các cơ chế, chính sách quản lý đất nông nghiệp của tỉnh.

+ Thống kê so sánh: So sánh các chỉ tiêu để phân tích sự tăng giảm các loại đất trong đó đi sâu vào các loại đất nông nghiệp, xác định các nguyên nhân về công tác quản lý nhà nước đến sự tăng giảm đó.

+ Phương pháp tiếp cận và phân tích chính sách: tiếp cận các văn bản quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, phân tích tính tích cực và hạn chế của các chính sách áp dụng cho nông nghiệp và các nội dung liên quan đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.

Phân tích, xử lý số liệu theo chuỗi thời gian để nhận biết quy luật của các yếu tố liên quan trong quá trình sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất làm cơ sở đưa ra những giải pháp sử dụng đất hiệu quả hơn.

* Phương pháp chuyên gia: Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có tranh thủ lấy ý kiến của các chuyên gia về quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã về đất đai.

* Các phương pháp khác

- Phương pháp kế thừa chọn lọc các tài liệu đã có. Các kết quả nghiên cứu đã có trong vùng liên quan đến đề tài nghiên cứu được chúng tôi thu thập, chọn lọc theo yêu cầu của đề tài.

- Phương pháp, dự báo: Các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 60 - 63)