Chính sách bảo vệ đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 84 - 85)

2 CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TRONG NỘI BỘ ĐẤT NÔNG

4.1.2.8. Chính sách bảo vệ đất nông nghiệp

Ngày 05/08/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là Tam nông). Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu thực tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 về Chương trình hành động của Chính phủ Việt Nam để khẳng định và bổ sung nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng.

Ngày 05/08/2009, Bộ Chính trị đã có kết luận 53/KL-TW về Đề án an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 và Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đều xác định, trong sản xuất nông nghiệp phát huy lợi thế của cây lúa là chính và kiên quyết mục tiêu giữ đất cho nông nghiệp đặc biệt là cây lúa tầm nhìn đến năm 2030.

Ngoài ra với chủ trương xác định sản xuất lúa gạo là ngành chủ lực của nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế quốc dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thức quốc gia, cung cấp sản phẩm xuất khẩu, Chính phủ chỉ đạo sớm có chính sách riêng để quản lý, sử dụng đất nông nghiệp một cách tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng Nghị định về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành. Trong thời gian qua, công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp đã dần đi vào nề nếp, trong quá trình thực hiện quy hoạch, nhiều địa phương trong đó có Hưng Yên đã quán triệt và thực hiện tốt phương châm bảo đảm việc bảo vệ và sử dụng đất ngày càng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, công tác này cũng bộc lộ một số hạn chế, như việc lập, điều chinh quy hoạch, kế hoạch còn chậm, việc thực thi quản lý và sử dụng đất nông nghiệp chưa thống nhất, chưa sát thực tiễn. Tình trạng vi phạm quy định trong việc giao đất không theo quy hoạch, kế hoạch vẫn còn diễn ra, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa bởi việc giao đất, cho thuê đất xây dựng khu, cụm công nghiệp… Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tạo ra hệ thống chính sách về đất nông nghiệp thống nhất và phù hợp với Luật Đất đai, với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w