Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và thông tin về đất đai, ban hành và tổ chức thực hiện đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 89 - 91)

2 CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TRONG NỘI BỘ ĐẤT NÔNG

4.2.2.1. Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và thông tin về đất đai, ban hành và tổ chức thực hiện đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm

đai, ban hành và tổ chức thực hiện đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Tại tỉnh Hưng yên, nhu cầu về đất đai cho đô thị hoá tăng, kéo theo những mặt trái như khiếu kiện và tranh chấp đất đai trở nên gay gắt, nhiều tình cảm tốt đẹp của hàng xóm láng giềng, gia đình mất đi khi có mâu thuẫn đất đai; vấn đề ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm luật đất đai trở nên trầm trọng và tinh vi hơn... Tuy nhiên, mức độ nhận thức của người dân về đất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó cũng còn thiếu những quy định chặt chẽ trong quản lý về: sổ sách, thống kê, kiểm kê đất đai, trách nhiệm của người quản lý... dẫn đến việc sử dụng đất chưa hiệu quả và công bằng. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu và thực hiện đúng pháp luật của nhà nước về đất nông nghiệp, có ý thức trong quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hướng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết.

Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp luật đất đai còn phức tạp, lại trong quá trình hoàn thiện nên thay đổi nhiều. Các cấp chính quyền cần cập nhật, tổng hợp để biên soạn một cách hệ thống, đơn giản cho phù hợp từng khu vực dân cư, từng loại đối tượng cụ thể để tuyên truyền. Tuyên truyền pháp luật cần gắn với quy hoạch, KHSDĐ, các mục tiêu QLNN về đất đai, chính sách phát triển để mọi người hiểu và tự nguyện tham gia, tránh bệnh hình thức. Tuyên truyền cần nắm bắt nhu cầu của từng loại đối tượng, các lợi ích mà họ quan tâm và cần phải thực hiện các nghĩa vụ gì để được hưởng quyền lợi đó, tránh thông tin thừa khó nắm bắt. Người dân hiểu biết về pháp luật thì ý thức chấp hành sẽ tốt hơn. Điều này đặt ra công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho lãnh đạo tỉnh, nhà quản lý về đất đai cần được tăng cường triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân.

Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các đối tượng được hỏi đều cho rằng việc công khai quy hoạch, kế hoạch cũng như các thông tin khác về đất là cần thiết. Hiện công tác này chưa được quan tâm thích đáng, trong thời gian tới cần tập trung giải quyết bằng cách: tạo nguồn thông tin như đo đạc, hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết, công khai quy hoạch, cập nhật sự biến động diện tích đất đai, mã hóa số liệu, thay thế quản lý thủ công bằng hệ thống tin học có độ chính xác cao, cũng như thuận lợi trong tra cứu trên mạng internet nhằm cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai, góp phần thúc tích cực trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành luật pháp.

Tỉnh cần tiếp tục rà soát các văn bản pháp quy, loại bỏ các văn bản lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà nước dù mới ban hành. Cải cách phương thức xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, nâng cao chất lượng của văn bản pháp quy theo hướng nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ xử lý khi có tranh chấp khiếu kiện, sát với thực tế và bảo đảm tính khả thi cao

Để xây dựng cho người dân niềm tin vào các hoạt động quản lý của chính quyền cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật đất đai, thông báo rộng rãi kết quả để mọi người biết, tạo hiệu ứng dăn đe ngăn chặn vi phạm. Trên thực tế, có không ít đối tượng vi phạm quản lý và sử dụng đất lại là những người nắm rất rõ về pháp luật đất đai và có quan hệ với nhiều cơ quan QLNN. Do vậy, đòi hỏi sự nghiêm

minh của việc thực thi pháp luật trong quản lý, tuyên truyền phải gắn với xử lý vi phạm. Nhằm tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động QLNN về đất đai, tỉnh cũng cần xây dựng cơ chế khuyến khích về vật chất, tinh thần cho cán bộ quản lý, người dân thực hiện tốt, hoặc sáng tạo trong thực hiện quy chế dân chủ đối lĩnh vực QLĐĐ. Thông qua việc tạo ra các lợi ích thiết thực người dân sẽ nhận thức được những quyền lợi cụ thể từ hành động tham gia của mình vào QLĐĐ của chính quyền, tránh tuyên truyền suông, nói một đằng làm một nẻo. Hiện nay, động cơ khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động Quản lý nhà nước về đất đai còn hạn chế, đối với cả người dân và cán bộ quản lý.

Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, của các tổ chức, đoàn thể tham gia vào công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách về quản lý nhà nước về đất đai, cần xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền, giám sát quản lý, cần khơi dậy phong trào toàn Đảng, toàn dân trong nhận thức, hiểu và tự nguyện tham gia QLNN về đất đai, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của tỉnh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w