Quy hoạch đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 69 - 72)

Việc giao đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai.

4.1.2.2.Quy hoạch đất nông nghiệp

Quy hoạch sử dụng đất là công cụ quan trọng để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, đặc biệt đây là cơ sở để bố trí sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.

Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 1998, 2001; và hướng dẫn của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường), tỉnh Hưng Yên đã tiến hành lập QHSDĐ đai thời kỳ 2001 - 2010 và kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2001 - 2005) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 04/6/2002 "phê duyệt QHSDĐ đai tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2001 - 2010"; số 858/QĐ-TTg ngày 27/9/2002 " phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2001 - 2005) của tỉnh Hưng Yên" và ngày 30/3/2004 Thủ tướng Chính phủ quyết định số 303/QĐ-TTg "phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất đi 5 năm (2001 - 2005) tỉnh Hưng Yên".

Từ năm 1997 - 2001, kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của tỉnh đều được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đều đạt với tỷ lệ cao, như : Năm 1997 đạt 52,64%, đến năm 1999 đạt 70,03%, năm 2001 đạt 71% và kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 3 năm (2001 -2003) trong kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2001 - 2005) đạt 81,57%

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thị xã : UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo UBND các huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp; sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường ) đã có hướng dẫn số 25/HD-ĐC " về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp huyện và cấp xã" với phòng Địa chính các huyện và cán bộ địa chính các xã trong tỉnh; nhưng việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp huyện đến nay có 3/10 huyện, thị xã lập QHSDĐ đến năm 2010 được UBND tỉnh phê duyệt; 3/10 huyện đã thẩm định xong chờ UBND tỉnh phê duyệt; 2/10 huyện đang lập;

Đến nay toàn tỉnh có 97 xã được đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy (có trích lục thửa đất canh tác tới từng chủ sử dụng) theo tỷ lệ khu dân cư là 1/1000, khu canh tác là 1/2000 dựa trên cơ sở bản đồ ảnh hàng không do Tổng cục Địa chính cung cấp, là loại bản đồ có độ chính xác cao, tập trung ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi, Thị xã Hưng Yên, Yên Mỹ, Văn Lâm, Mỹ Hào. 161 xã có bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/2000, phần ngoài đồng được lập theo tài liệu ảnh hàng không tỷ lệ 1/2000 có toạ độ mới bay chụp và chỉnh lý.

Ngoài ra hàng năm tỉnh đã chỉ đạo đo đạc, lập hồ sơ địa chính đất khu dân cư bằng nguồn kinh phí của địa phương để phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên công tác đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy triển khai còn chậm, thời gian thực hiện còn kéo dài chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu quản lý và sử dụng; bản đồ địa chính được lập chưa đồng bộ. Một số xã chỉ tổ chức đo đạc lập bản đồ tại khu đo dân cư hay khu đo ngoài đồng mà không thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Tính ổn định của hồ sơ chưa cao. Việc sử dụng bản đồ địa chính chính quy trong công tác kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm vì vậy tính hiệu quả thực hiện các dự án còn thấp.

Đối với đất nông nghiệp, hiện trạng sử dụng đất đã thay đổi nhiều so với thời điểm giao đất (15/10/1993), do: các chủ sử dụng đất tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất; đất công ích không xác định được vị trí, diện tích, người sử dụng; tự ý tách thửa đất, tách hộ,… không hoàn tất thủ tục hành chính và chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Về kế hoạch sử dụng đất đai năm 2003, 2004 có 7/10 huyện, thị xã lập kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Đối với việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở cấp xã về số lượng được nhiều hơn, toàn tỉnh có 158/161 xã, phường, thị trấn lập quy hoạch, nhưng chất lượng thấp, còn kế hoạch sử dụng đất đai đại bộ phận các xã chưa lập

Nhìn chung về chất lượng lập và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cấp huyện, xã còn những tồn tại và hạn chế:

+ Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa được lập từ cấp xã lên và xét duyệt thiếu chặt chẽ ở cấp huyện đối với QHSDĐ của các xã trên địa bàn, nên tính khả thi còn hạn chế;

+ Trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương, cơ cở chưa bám sát vào QHSDĐ cấp trên đã được phê duyệt;

+ Một số địa phương QHSDĐ được xây dựng từ năm trước đây, nay không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội, hoặc đã gần hết thời kỳ quy hoạch, chuẩn bị quy hoạch cho giai đoạn mới nhưng chưa được bổ sung QHSDĐ đai cho phù hợp với tình hình hiện nay

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là: Việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp chưa được chú trọng, lãnh đạo một số huyện và xã chưa thật sự quan tâm đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương minh; Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Địa chính các huyện, thị xã thiếu đôn đốc, kiểm tra thường xuyên trong việc lập QHSDĐ đai theo thẩm quyền; đầu tư kinh phí cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang là vấn đề khó khăn.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý đất đai của tỉnh đã được chú trọng nhằm đáp ứng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển hệ sinh thái bền vững. Các chương trình xây dựng tổng thể phát triển KT-XH đòi hỏi phải có những thông

tin, dữ liệu về tài nguyên đất, khả năng khai thác sử dụng hợp lý, lâu bền của đất. Chính vì vậy công tác quy hoạch sử dụng đất cần có sự đánh giá phân hạng đất không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá chất lượng tự nhiên của đất mà còn phải chỉ ra được các loại hình sử dụng đất thích hợp cho từng hệ thống sử dụng đất khác nhau với nhiều đối tượng, cây trồng nông nghiệp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 69 - 72)