Phương hướng Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 102 - 105)

2 CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TRONG NỘI BỘ ĐẤT NÔNG

4.2.3.2. Phương hướng Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2020 là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nông nghiệp sẽ phát triển toàn diện trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu sản xuất hợp lý giữa cây trồng và vật nuôi; hình thành các khu vực nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra vùng chuyên canh, thâm canh, sản xuất hàng hoá chất lượng cao, an toàn, phấn đấu tăng diện tích lúa chất lượng cao lên 45%. Chú trọng phát triển chăn nuôi, thực hiện mô hình nuôi trồng thuỷ sản an toàn và có tính kháng bênh cao. Đến năm 2010 có cơ cấu là: cây lương thực 24%-cây công nghiệp, rau quả 31% - chăn nuôi 45%. Tiếp tục thực hiện tốt các dự án “sind hoá” đàn bò, “nạc hoá” đàn lơn, nuôi cá rô phi đơn tính xuất khẩu, sản xuất giống lúa và cây ăn quả, nuôi bò sữa. Khuyến khích phát triển dịch vụ nông nghiệp, trong đó chú trọng dịch vụ KH-KT nông nghiệp, tiêu thụ nông sản. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Có kế hoạch nghiên cứu các dự án mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thu dần khoảng cách giữa tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng.

Tiếp tục cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi, đảm bảo đồng bộ theo quy hoạch. Tăng nhanh số lượng trang trại, phấn đấu đến 2010 có từ 2.55 - 3000 trang trại đủ tiêu chí. Nhân rộng mô hình 100 triệu đồng/ha canh tác và mô hình doanh thu từ 100 - 200 triệu đồng/hộ/năm.

Quy hoạch phát triển kinh tế vùng bãi sông, quy hoạch vùng nguyên liệu, vùng sản xuất gống lúa chất lượng cao gắn với các chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh thu hút các dự án chế biến nông sản thực phẩm.

Mục tiêu chủ yếu phát triển nông nghiệp đến năm 2010: Tập trung phát triển toàn diện ngành nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp sinh thái, thực hiện

chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Gắn nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước hiện đại hoá nông nghiệp nhằm tăng nhanh nông sản hàng hoá, bảo đảm an toàn lương thực cho trước mắt và lâu dài, dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh và các lợi thế so sánh của tỉnh như: vị trí địa lý-kinh tế, tác động tích cực của vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, các nguồn lực của dân, kết hợp có hiệu quả với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án theo quy hoạch- kế hoạch. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp là 5% năm. Giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt trên 45 triệu đồng/năm, cơ cấu ngành nông nghiệp còn 20% trong tổng GDP. Quá trình phát triển nông sản hàng hoá phải gắn liền với định hướng thị trường, cả cho tiêu thụ ở thị trường trong nước, chế biến và xuất khẩu. Trên cơ sở đó xác định những nhóm sản phẩm chủ lực, tập trung, đầu tư phát triển theo chiều sâu, tạo thế mạnh trong cạnh tranh và thoả mãn nhu cầu thị trường cả về chất lượng, cả trước mắt và lâu dài, nhằm đảm bảo tính ổn định trong phát triển. Hướng tới một nền nông nghiệp cung cấp sản phẩm an toàn và chất lượng cao, đảm bảo phát triển bền vững, trong đó phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ cải thiện độ mầu mỡ của đất đai cũng như điều kiện môi trường sinh thái khác.

* Phân vùng kinh tế nông nghiệp:

- Vùng phía bắc: Bao gồm các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ và Khoái Châu; chiếm 48% diện tích tự nhiên và 53% dân số toàn tỉnh. Đây là vùng có lợi thế của địa bàn ven đô tiếp giáp với Hà Nội, địa bàn phân bố nhiều khu công nghiệp, đời sống kinh tế văn hoá của dân cư tương đối phát triển. Địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, phần lớn đất đai có chất lượng tốt, hệ thống thuỷ nông, giao thông khá phát triển. Đây là vùng có ưu thế trong phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng đa dạng sản phẩm. Định hướng phát triển thành vùng sản xuất dược liệu, hoa cây cảnh.

- Vùng phía nam: Gồm các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Kim Động, Tiên Lữ, thị xã Hưng Yên. Vùng này chiếm 52% diện tích tự nhiên và 47% dân số toàn tỉnh. Đây là vùng giao thông còn hạn chế, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đời sống kinh tế văn hoá của nhân dân còn khó khăn. Địa hình nhiều khu vực trũng, dễ ngập úng trong mùa mưa, chất lượng đất trong vùng không đồng đều, một phần đất đất trên địa

bàn có phản ứng chua, đòi hỏi phải đầu tư thâm canh cao trong canh tác. Đây là vùng thích nghi cao với một số cây ăn quả truyền thống có giá trị cao như nhãn lồng. Định hướng phát triển thành vùng sản xuất lúa cao sản, cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản có năng suất cao.

Trong bối cảnh diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, dân số tiếp tục gia tăng, yêu cầu sử dụng lương thực của thị trường có xu hướng đòi hỏi chất lượng cao, định hướng phát triển sản xuất lương thực cần đảm bảo dự tăng trưởng cả về chất lượng trên cơ sở khai thác hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng cách tăng vụ, tăng năng suất và tăng cơ cấu sản xuất lúa chất lượng cao. Việc sản xuất lúa chất lượng cao được bố trí thành các vùng có quy mô tương đối tập trung, tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, đầu tư sản xuất cũng như bảo quản, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, vì lúa chất lượng cao sẽ là nguồn lúa hàng hoá chủ yếu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w