2 CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TRONG NỘI BỘ ĐẤT NÔNG
4.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.
Như đã nghiên cứu ở trên các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội... đều có tác động đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, Tác động có thể theo hai hướng khác nhau.
Thứ nhất theo hướng tích cực.
- Điều kiện tự nhiên có phù sa của các dòng sông như sông Hồng, sông Luộc, cung cấp một lượng phù sa khá lớn cho sản xuất nông nghiệp vào mùa mưa. Mùa khô phục vụ nước cho sinh hoạt của nhân dân và sản xuất nông nghiệp, nhất là cây trồng vụ đông, rau, màu. Với chế độ khí hậu của tỉnh Hưng Yên khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng phong phú, thuận lợi cho công tác trồng trọt cây trồng nhiệt đới, trong thời gian tới Hưng yên cần có chính sách phát triển nông nghiệp trên diện tích đất phù sa, đặc biệt là trồng lúa và một số hoa màu. Đánh giá được tiền năng của quỹ đất phong phú này Đảng bộ, UBND tỉnh Hưng Yên luôn chú trọng đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hình thành các khu nông nghiệp trồng các loại cây phù hợp.
- Nằm trên địa bàn tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, nhiều tỉnh bạn nên có thuận lợi lớn trong giao lưu kinh tế, học hỏi các địa phương lân cận, có thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp rộng lớn.
- Có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ hàng hoá sản xuất từ sản phẩm của nông nghiệp.
- Bộ phận dân cư trẻ, siêng năng cần cù, chịu khó. Đây là một tiềm năng to lớn của Hưng Yên và tỉnh đã nhận ra điều đó, trong những năng qua Hưng yên luôn có nhiều chính sách để đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động bằng việc mở các lớp đào tạo về kinh nghiệm sản xuất, lớp học nghề, . . . tiến hành giao đất cho các đối tượng để các đối tượng có công ăn việc lành ổn định. Công tác giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời để người dân an tâm sản xuất.
Thứ hai là vấn đề khó khăn: Hưng Yên đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH - ĐTH thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, vì vậy cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế CNH-ĐTH phù hợp đảm bảo phát triển kinh tế nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh tăng
chậm, là tỉnh đất chật, người đông, cơ sở vật chất còn hạn chế, thu ngân sách thấp. Cơ sở hạ tầng nông thôn chậm phát triển, đặc biệt là giao thông nội đồng, gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong điều kiện đó nếu chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị, khu công nghiệp cần tính toán cân nhắc để không làm ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống người dân.