Thị hóa, Công nghiệp hóa và những vấn đề đặt ra cho công tác Quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 26 - 30)

Quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.

Quá trình phát triển của sự phân công lao động xã hội gắn liền với việc hình thành các hình thức cư trú mới của con người. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 phương thức sản xuất, phương thức sản xuất sau bao giờ cũng tiến bộ hơn phương thức sản xuất trước nó, tương ứng với mỗi phương thức sản xuất việc hình thành các hình thức cư trú càng về sau càng tiến bộ và đa dạng hơn các hình thức cư trú trước đó. Hình thức cư trú ban đầu của các bộ lạc người cổ đại là ở trong các hang, hốc, nhà lều, lán tạm bợ, tiến đến hình thức cư trú tập trung thành các khu dân cư mang tính cộng đồng kiểu làng, bản, thôn, ấp của xã hội phong kiến. Đến giai đoạn TBCN, các cuộc cách mạng trong công nghiệp và các thành tựu to lớn của KH-KT, đô thị được hình thành và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Vì vậy có quan niệm cho

rằng: đô thị là nơi tập trung dân cư, lao động đông đúc, có mật độ dân cư cư trú cao và tính không thuần nhất về xã hội mà chủ yếu là lao động phi nông nghiệp. Những người này sống và làm việc theo một phong cách lối sống thành thị - đó là lối sống đặc trưng bởi một số đặc điểm như: lao động chủ yếu trong các ngành phi nông nghiệp, nhu cầu về đời sống tinh thần cao, có điều kiện để tiếp thu nhanh chóng nền văn minh tiên tiến của nhân loại, là nơi được đầu tư cao về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng, nhằm đảm bảo cho điều kiện sống và làm việc của cư dân được thuận lợi.

Cũng có quan niệm cho rằng: đô thị là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hoá (buôn bán) giữa những người tách ly khỏi lao động sản xuất (hoặc là bộ phận dân cư làm nghề lưu thông trao đổi hàng hoá giữa người sản xuất và người tiêu dùng). Tuy nhiên quan niệm này chưa khái quát đầy đủ được cơ sở hình thành và các yếu tố tồn tại phát triển của đô thị.

Qua mỗi giai đoạn phát triển, đô thị dần trở thành nơi cư trú tập trung của những cộng đồng dân cư lớn và rất lớn, phần lớn đất đô thị được sử dụng để xây dựng các công sở và làm nơi cư trú, dân số đô thị gia tăng, mà lực lượng bổ sung chính vẫn là đất nông nghiệp, như vậy đất nông nghiệp giảm là xu thế tất yếu.

Trong thời kỳ CNH các cụm công nghiệp, thương mại tập trung ngày càng phát triển, tạo ra các trung tâm kinh tế trọng điểm có tính chất đầu tàu, hoặc làm ngòi nổ cho nền kinh tế của một vùng hay toàn bộ quốc gia (ví dụ Khu công nghiệp Dung Quất của Việt Nam).

Quá trình ĐTH gắn liền với quá trình CNH, HĐH đất nước, đó cũng là quá trình làm biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang dạng thành thị. Cũng có quan niệm cho rằng ĐTH - CNH là một quá trình mở rộng thêm ranh giới hành chính của các đô thị (được hiểu là quá trình tăng thêm diện tích đất đô thị, đất khu công nghiệp). Nó được thực hiện bằng sự sáp nhập các khu dân cư mới sống lân cận đô thị, hoặc bằng sự chinh phục dần dần không gian nông thôn lân cận để cho dân chúng sống và làm việc theo lối sống thành thị, theo

yêu cầu của CNH, thương mại dịch vụ và giao dịch quốc tế.

Đặc biệt có quan điểm cho rằng cần phải kiềm chế tốc độ ĐTH - CNH vì những hậu quả do nó mang lại cho xã hội là rất phức tạp: đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần dẫn đến an ninh lương thực không được bảo đảm; nông dân bị thu hồi đất sản xuất sẽ trở thành một lực lượng lao động dư thừa đóng góp vào đội quân thất nghiệp gây mất ổn định xã hội. Tạo ra sự mất bình đẳng gây ra phân hoá có thể dẫn tới xung đột xã hội giữa thành thị và nông thôn; Bệnh đô thị như mật độ dân số đô thị dày đặc, giao thông ách tắc, nhà ở chật chội thiếu thốn, môi trường nhiễm bẩn cùng với các tệ nạn xã hội: ma tuý, băng đảng, cướp giật, trộm cắp… là những căn bệnh xã hội mãn tính của đô thị gây băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống.… Tuy nhiên, quan điểm này có nhiều hạn chế và chỉ phản ánh những đô thị phát triển không có định hướng và không có tổ chức hoặc tổ chức quản lý quá kém. Thực tế cho thấy sức hấp dẫn của ĐTH - CNH chính là ở sự cải thiện rõ rệt về mức sống và khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm. Mật độ sử dụng đất sẽ giảm đi do KH-KT phát triển cộng với tiềm lực kinh tế mạnh. Nhà cao tầng và siêu cao tầng cũng là một sự lựa chọn góp phần làm giảm sức ép về đất đai ở trung tâm những đô thị cực lớn. Đại đa số các nước phát triển và một số quốc gia đang phát triển mạnh như Trung Quốc, Thái Lan… đều thực hiện chính sách trợ giá nông nghiệp và tăng cường đầu tư cho khu vực nông thôn, nhằm dần xoá bỏ sự chênh lệch quá lớn giữa nông thôn và thành thị nhờ có sự phát triển kinh tế rất cao của khu vực đô thị.

Ở nước ta, từ năm 1993 Luật đất đai quy định ĐNNo có giá trị và QSDĐ được phép chuyển nhượng, tài nguyên ĐNNo đã dần được khai thác sử dụng có hiệu quả hơn, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu tư trở lại cho phát triển kinh tế, đặc biệt là đầu tư làm cho quá trình ĐTH - CNH diễn ra nhanh chóng. QLNN về ĐNNo trong quá trình ĐTH - CNH đòi hỏi Nhà nước nắm toàn bộ các khâu công việc từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện và chỉ đạo điều hành cụ thể ở tất cả các cấp của bộ máy quản lý. ĐNNo không thể như “một nguồn tài nguyên được để sẵn trong kho” chỉ việc xuất ra, sử dụng (theo hình thức cấp phát) mà không cần tính toán chi tiết đến tính hiệu quả các tác động của nó vào quá trình tổ chức quản lý, sử dụng của các nhu cầu tổng thể của xã hội. Trong điều kiện

ĐTH - CNH ĐNNo được coi là một nguồn lực để chuyển thành vốn đầu tư cho phát triển kinh tế đô thị, ĐNNo được coi là một nguồn lực, một loại hàng hoá có giá trị cao.

Quá trình ĐTH - CNH là quá trình mở rộng quy mô (trong đó có diện tích chiếm đất) của đô thị. Nhưng do tính chất có giới hạn của ĐNNo, đặc biệt đối với tình hình cụ thể ở nước ta, bình quân diện tích đất tự nhiên theo đầu người vào loại thấp (ở nhóm cuối) trên thế giới. Vì vậy diện tích đất dành cho phát triển đô thị là hạn chế và sử dụng sao cho hợp lý, tiết kiệm, mang lại hiệu quả cao là nhiệm vụ rất nặng nề của hoạt động QLNN về ĐNNo. Do điều kiện tốc độ ĐTH - CNH trong những năm gần đây ở nước ta diễn ra rất mạnh, dân cư tập trung về đô thị tìm kiếm việc làm tạo ra sức ép lớn và phát sinh mâu thuẫn giữa cung, cầu ĐNNo ở trong các đô thị ở nước ta. Mặt khác đất đô thị ở nước ta còn có đặc điểm là phân bố phân tán về mục đích sử dụng và chủ thể sử dụng, dẫn tới có sự đan xen giữa các khu ĐNNo trong các khu dân cư và các khu đất để phát triển các công trình đô thị như: các khu hành chính sự nghiệp, khu vực hoạt động sản xuất thương mại dịch vụ.... Đặc điểm này là hậu quả của công tác QHSDĐ đai yếu kém trong những năm vừa qua. Yêu cầu của sự phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải HĐH đô thị trên cơ sở cải tạo và xây dựng lại hệ thống HTKT đô thị và bố trí hợp lý, khoa học các công trình đô thị. Đây cũng chính là một nguyên nhân quan trọng cần phải tăng cường vai trò QLNN về ĐNNo trong quá trình ĐTH - CNH trong thời gian tới, vừa để khắc phục những yếu kém của hoạt động quản lý của giai đoạn trước đây, vừa nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực ĐNNo cho quá trình ĐTH - CNH.

Tính phức tạp của QLNN về ĐNNo trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và tính tất yếu phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về ĐNNo trong quá trình ĐTH - CNH. Nội dung cơ bản của QLNN đối với ĐNNo là hoạt động quản lý, giám sát, điều chỉnh các mối quan hệ nhằm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế của ĐNNo. Phạm vi quản lý là bao gồm toàn bộ tài nguyên ĐNNo trong phạm vi hành chính của đất nước. Mục tiêu quan trọng nhất của việc phải tăng cường QLNN đối với đất đai là đảm bảo cho chế độ sở hữu toàn dân về

đất được tuân thủ nghiêm minh, hạn chế tối đa sự lãng phí và thất thoát tài sản và tài nguyên ĐNNo, đảm bảo các nguồn lợi kinh tế từ đất được thu về cho ngân sách nhà nước một cách hợp lý. Đồng thời bảo vệ, cân bằng cảnh quan và môi trường sống, thực hiện phát triển đô thị bền vững có sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế, cải thiện môi trường xã hội và môi trường tự nhiên của đô thị.

Do quá trình ĐTH - CNH là tất yếu khách quan, quá trình mờ rộng quy mô đô thị cả về chiều sâu (cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình xây dựng phục vụ cho các nhu cầu phát triển của đô thị...) và chiều rộng (diện tích chiếm đất của đô thị) là cần thiết trong quá trình phát triển. Nhưng ĐNNo có đặc điểm là giới hạn về diện tích (bình quân diện tích đất theo đầu người ở nước ta rất thấp) và không di chuyển được. Chính vì vậy Quản lý ĐNNo phải tuân theo những quy định chặt chẽ để đáp ứng nhu cầu đất đô thị ngày càng tăng, tất yếu đòi hỏi tăng cường hoạt động QLNN về ĐNNo trong quá trình ĐTH - CNH. Mặt khác do đất đai khi đã được chuyển từ ĐNNo thành đất đô thị, việc thay đổi công năng sử dụng (từ đất đã xây dựng các công trình đô thị sang ĐNNo...) phải trên cơ sở đã có định hướng chiến lược phát triển đúng đắn, có qui hoạch ổn định, có kế hoạch sử dụng cụ thể.

Thực tế trong quá trình ĐTH - CNH hiện nay ở nước ta thể hiện nhiều yếu tố bất hợp lý cả về bố trí không gian đô thị, cơ cấu sử dụng các loại đất và hiệu quả kinh tế trong khai thác ĐNNo phải chuyển đổi. Quá trình ĐTH - CNH ở nước ta, trong đó có tỉnh Hưng Yên diễn ra rất nhanh, đòi hỏi phải kịp thời đổi mới cơ chế chính sách quản lý ĐNNo, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thu hút đầu tư, tập trung khai thác nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Vì ĐNNo được coi là nguồn nội lực vô cùng quan trọng cho sự phát triển KT-XH ở nước ta cả về giá trị và giá trị sử dụng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 26 - 30)