Cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh 1 Giao thông

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 53 - 55)

Diện tích Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ %

3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh 1 Giao thông

3.1.4.1. Giao thông

Mạng lưới giao thông của tỉnh Hưng Yên có vai trò hết sức quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Phía tây Hưng Yên là tuyến vận tải thuỷ trên sông Hồng, hình thành nhiều bến cảng phục vụ Hưng Yên và các tỉnh bạn.

Phía Bắc là tuyến Quốc lộ 5; tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng. Phía nam quốc lộ 38B là tuyến nối thành phố Hải Dương với quốc lộ 1 qua cầu Yên Lệnh. Quốc lộ 39A là tuyến nối đường 5 với đường 10 qua Hưng Yên sang tỉnh Thái Bình.

Ngoài ra tuyến sông Luộc là 1 trong 2 tuyến vận tải thuỷ chủ yếu của vùng đồng bằng sông Hồng.

Mạng lưới giao thông Hưng Yên được phân thành 2 hệ thống: a. Đường bộ:

Khá hợp lý phủ đều trên địa bàn tỉnh; mạng lưới giao thông này đóng vai trò quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tất cả các xã trong tỉnh đều có đường ô tô đến được trung tâm xã. Tổng chiều dài toàn mạng đường bộ (gồm quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường thôn xã) là 2.804,8 km, bình quân 3,14km/km2.

Sở Giao thông vận tải Hưng Yên đang quản lý 333,8 km, gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường đô thị.

* Giao thông đường bộ phân theo chiều dài như sau:

Đường Quốc lộ: 63,35 km chiếm 18,98% (không tính 23,9 km đường quốc lộ 5 chạy qua địa phận tỉnh) bao gồm quốc lộ 39A, 39B, 38;

Đường tỉnh: 72,57 km chiếm 22,04% bao gồm đường 199, đường 206, đường 204, đường 196, đường 179;

Đường huyện: 182,4 km chiếm 54,46% bao gồm 13 tuyến đường huyện : Các đường 205; 200; 19; 198; 38B; 39D, 203; 202; 201; 207; 206; 208 và Hiệp Cường với tổng chiều dài 182,4 km, đã được trải nhựa 80%;

Đường đô thị: 16,5 km chiếm 4,34% trong đó mặt trải nhựa 11,4 km (chiếm 69,1%) và mặt đá dăm. cấp phối 5,1 km (bằng 30,9%) có các tuyến chính: Đường Điện Biên, đường Nguyễn Văn Linh, đường Chùa Chuông - Cửa khẩu....

Một số đường nông thôn, đường nội đồng vẫn là đường đất, có 2.471 km đường thôn xã ; 100% xã có đường ô tô vào được trung tâm. Mặt rộng 3-6m.

b. Đường sắt:

Hưng Yên có tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, đoạn qua Hưng Yên dài 17 km, địa hình tuyến bằng phẳng, là tuyến giao thông quan trọng của khu vực đông bắc.

c. Đường sông:

Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, khu vực có mạng lưới sông, kênh dày đặc và giao thông đường thuỷ rất phát triển. Mật độ sông, kênh đã đưa vào quản lý, khai thác vận tải của tỉnh là : 140km/1.000 km2, cao gấp 5 lần mật độ bình quân cả nước (28km/1.000km2). Mạng lưới đường sông được hình thành bởi 2 hệ thống sông, kênh do Trung ương quản lý và địa phương quản lý.

- Hệ thống sông quốc gia do trung ương quản lý : Bao gồm hai sông lớn với chiều dài chạy qua địa phận Hưng Yên là 70 km, bao bọc hai mặt phía Tây và phía Nam của tỉnh bao gồm sông Hồng, sông Luộc

- Hệ thống đường sông nội tỉnh: Hệ thống đường sông nội tỉnh được hình thành trên cơ sở 3 con sông lớn và các nhánh con sông, kênh nhỏ với tổng chiều dài khoảng 200 km, nhưng do đặc thù là nằm trong hệ thống công trình đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải, một số cầu, cống có tĩnh không và khẩu độ hạn chế, vận tải không tận dụng được nên hiện nay mới quản lý và khai thác được 72 km sông loại 3 như: sông Sặt, sông Chanh, sông Cửu Yên, sông Tam Đô, sông Điện Biên.

Tóm lại: Mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông nói chung khá hợp lý, đường giao thông được đầu tư, nâng cấp nhanh, khá đồng bộ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng và từng ngành. Việc phát triển mạnh giao thông của tỉnh đã phần nào gây tác động lớn đối với đất nông nghiệp, mạng lưới giao thông của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, giao thông hàng hóa nông sản.

3.1.4.2. Thuỷ lợi

Bên cạnh tài nguyên đất đai, tỉnh Hưng Yên còn có nguồn tài nguyên nước bao gồm phong phú và là nguồn cung cấp trực tiếp cho sản xuất và đời sống qua các

hệ thống sông ngòi tự nhiên và hệ thống trung đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải. Nguồn nước ngầm hết sức phong phú. Theo kết quả điều tra, trong địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, nhất là khu vực dọc Quốc lộ 5 từ Như quỳnh đến Quán Gỏi, không chỉ thoả mãn cho yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn cho công nghiệp, đô thị và đời sống của nhân dân trong tỉnh, có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận.

Hệ thống thuỷ lợi nội đồng khá hoàn chỉnh, đáp ứng có hiệu quả nhu cầu sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh đã xây dựng được 415 trạm bơm; trong đó Công ty khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL) các huyện quản lý 139 trạm bơm với 582 máy bơm các loại từ 1.500m3/h đến 2.500 m3/h.

Hệ thống thủy nông Bắc - Hưng - Hải nối với các trung tâm thuỷ nông và một hệ thống kênh mương từ cấp 1 đến cấp 3, đã được kiểm nghiệm thông qua quản lý khai thác nhiều năm, thể hiện tính hợp lý trong việc cung cấp nước tưới và chuyển nước tiêu ra khỏi hệ thống.

Hệ thống công trình thuỷ lợi của tỉnh cơ bản đảm bảo cấp đủ nước tưới kịp thời cho toàn bộ diện tích canh tác (Trừ diện tích bãi ngoài đê); cơ bản giải quyết được úng vụ mùa trong điều kiện thời tiết không quá phức tạp. Đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và chuyển đổi cây trồng, cải tạo đất.

Hệ thống thuỷ lợi của tỉnh được đầu tư xây dựng hơn 40 năm qua đã đóng góp to lớn và có hiệu quả cho phát triển nông nghiệp và dân sinh. Tuy nhiên hệ thống thuỷ lợi đã xuống cấp, nhỏ bé không đáp ứng nhu cầu cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn hiện nay cần phải được nâng cấp và xây dựng hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w