Phƣơng án chiến lƣợc cấp công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH lê phan nhơn trạch đến năm 2020 (Trang 39 - 129)

6. Bố cục của luận văn

1.4.2.1 Phƣơng án chiến lƣợc cấp công ty

Các phương án chiến lược cấp công ty có được từ các cách tiếp cận khác nhau:

1- Các chiến lược dựa vào khách hàng, doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh.

2- Các chiến lược căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược.

Tùy theo đặc điểm các nguồn lực của doanh nghiệp và sức hấp dẫn của các ngành kinh doanh, các nhà quản trị cấp cao cần lựa chọn các chiến lược cho từng ngành thích nghi với môi trường bên trong và bên ngoài. Trong thực tế, đối với các doanh nghiệp, những chiến lược cơ bản mà các nhà quản trị có thể lựa chọn bao gồm:

Các chiến lƣợc tăng trƣởng

- Chiến lược tăng trưởng tập trung: là chiến lược chỉ chú trọng phát triển một

lĩnh vực kinh doanh để khai thác những cơ hội sẵn có về những sản phẩm đang sản xuất ở thị trường hiện tại. 3 nhóm chiến lược tập trung là: Chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm.

- Chiến lược tăng trưởng phối hợp: là việc công ty tự đảm nhiệm luôn cả khâu cung cấp nguyên liệu hoặc khâu phân phối sản phẩm.

- Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa: là chiến lược phát triển công ty trong

đó một tổ chức mở rộng sự hoạt động của mình bằng cách bước vào một ngành công nghiệp khác.

- Chiến lược tăng trưởng ổn định: là những giải pháp có khả năng giúp các doanh nghiệp tăng doanh số và lợi nhuận bằng với tốc độ phát triển bình quân của ngành.

- Chiến lược hội nhập hàng ngang: là chiến lược kết hợp hai hay nhiều doanh

nghiệp riêng lẻ lại thành một doanh nghiệp mới theo nguyên tắc tự nguyện nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

- Chiến lược mua lại: là chiến lược mua lại toàn bộ, một hay một vài đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp khác để bổ sung vào các ngành hiện tại nhằm gia tăng thị phần hoặc tạo lợi thế cạnh tranh nhanh chóng trên thị trường.

- Chiến lược suy giảm: là các giải pháp làm tăng doanh số và lợi nhuận của

những đơn vị không còn lợi thế cạnh tranh và sức hấp dẫn trên thị trường kém, những chiến lược suy giảm mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn theo các mức độ suy giảm từ ít đến nhiều gồm: chỉnh đốn, thu hồi vốn đầu tư hay loại bỏ, thu hoạch, giải thể.

- Chiến lược điều chỉnh: bao gồm điều chỉnh các giải pháp tác nghiệp, điều

chỉnh cơ cấu tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và các chiến lược hiện tại.

1.4.2.2 Chiến lƣợc cấp inh doanh

Chiến lƣợc chi phí thấp: Là giải pháp tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu và chiếm lĩnh được thị phần lớn. Khi giữ chi phí thấp so với đối thủ, các nhà quản trị còn phải cung cấp sản phẩm có đặc trưng và các dịch vụ phù hợp nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Theo đuổi chiến lược chi phí thấp còn là cách ngăn chặn hay phá huỷ ngầm khả năng thu hút các công ty cạnh tranh tham gia vào ngành kinh doanh hiện tại.

Chiến lƣợc khác biệt hoá: Là các đơn vị kinh doanh sẽ tập trung tạo ra các chủng loại sản phẩm và các chương trình marketing có sự khác biệt rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh để có thể vươn lên vị trí dẫn đầu ngành. Đặc trưng hóa tạo ra lợi nhuận cao hơn để có thể đối phó với sức mạnh của nhà cung cấp và nó làm giảm sức mạnh của khách hàng bởi vì khách hàng thiếu những sản phẩm thay thế tương đương và vì thế họ kém nhạy cảm với giá. Cuối cùng, doanh nghiệp đã đặc trưng hóa để có sự trung thành của khách hàng cũng có vị thế tốt hơn để chống lại sản phẩm thay thế so với các đối thủ.

Chiến lƣợc tr ng tâm: Là tập trung vào một nhóm khách hàng, một phân đoạn sản phẩm hay một thị trường địa lý cụ thể. Cũng giống như đặc trưng hóa, chiến lược trọng tâm có thể có nhiều hình thức. Mặc dù các chiến lược chi phí thấp và đặc trưng hóa hướng tới đạt được các mục tiêu trong toàn ngành, toàn bộ mục tiêu cụ thể thật tốt và mỗi chính sách đều dược phát triển với định hướng đó. Chiến

lược này dựa trên giả dịnh rằng doanh nghiệp có khả năng thực hiện một mục tiêu chiến lược hẹp hiệu quả hơn so với các đối thủ đang cạnh tranh với mục tiêu rộng hơn.

Doanh nghiệp theo chiến lược trọng tâm cũng có thể có triển vọng giành được lợi nhuận cao hơn mức trung bình trong ngành.

1.4.2.3 Chiến lƣợc cấp chức năng

Để có thể tạo ra những sản phẩm hoặc những dịch vụ có giá trị dành cho khách hàng, tất cả các đơn vị kinh doanh phụ thuộc vào việc thực hiện các bộ phận chức năng tiêu biểu như:

- Quản trị mua hàng: Là chiến lược tìm kiếm nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào có chất lượng tiêu chuẩn nhưng có giá hợp lý, yếu tố đầu vào có chất lượng cao và đặc trưng nổi bật từ những nhà cung cấp đặc biệt để tạo lợi thế khác biệt hoá trong cạnh tranh.

- Quản trị sản xuất tác nghiệp: Phần lớn việc quản trị sản xuất và tác nghiệp gắn liền với các quá trình sản xuất, chiến lược này quan tâm đến sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng và độ tinh xảo cao để cạnh tranh với các đối thủ.

- Quản trị tài chính: Mục tiêu của chiến lược tài chính là xây dựng quỹ và thiết lập một cấu trúc tài chính thích hợp, giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Một số nội dung cần chú ý trong chiến lược tài chính gồm: hoạch định dòng tiền, xem xét tương quan giữa nợ và vốn.

- Quản trị nghiên cứu và phát triển: Chức năng nghiên cứu và phát triển có thể nâng cao hiệu quả nhờ thiết kế sản phẩm chế tạo dễ dàng, vì có thể giảm đáng kể thời gian lắp ráp, dẫn đến năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn.

Sự cải tiến quá trình, tức là sự cải tiến về cách thức vận hành các quá trình sản xuất để cải thiện hiệu quả. Những cải tiến quá trình thường là một nguồn lực chính của lợi thế cạnh tranh.

- Quản trị nguồn nhân lực: Mục đích của quản trị nguồn nhân lực là xây dựng một lực lượng lao động có đầy đủ khả năng, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu lâu dài.

- Quản trị hệ marketing: Marketing có thể tác động mạnh mẽ đến hiệu quả và cấu trúc chi phí của một doanh nghiệp. Qua chiến lược marketing, công ty

giành được vị thế nhờ phối trí các hoạt động định giá, xúc tiến, quảng cáo, thiết kế sản phẩm và phân phối. Nó có thể đóng vai trò chủ yếu làm tăng hiệu quả công ty.

Tóm tắt chƣơng 1

Chương này trình bày tóm tắt lý thuyết giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về

“chiến lược và quản trị chiến lược”, giới thiệu mô hình hợp nhất thực tiễn của quá trình quản trị chiến lược, định nghĩa các thuật ngữ và các hoạt động cơ bản trong quản trị chiến lược. Qua đó nhận biết được vai trò, tầm quan trọng của chiến lược

cũng như liên quan đến quá trình xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược, để

từ đó có thể xây dựng, lựa chọn chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp và quản trị việc thực hiện chiến lược một cách tốt nhất, giúp cho doanh nghiệp ngày một phát triển bền vững.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LÊ PHAN - NHƠN TRẠCH 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Lê Phan - Nhơn Trạch

2.2.1 Giới thiệu công ty TNHH Lê Phan - Nhơn Trạch

Giai đoạn 1: từ tháng 05 năm 2003 đến tháng 12 năm 2005 là Nhà máy Bê tông Lê Phan - Nhơn Trạch trực thuộc công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Lê Phan, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch Đầu tư Đồng Nai cấp số: 4712000606 cấp ngày 06/05/2003.

Giai đoạn 2: từ tháng 01 năm 2006 tách ra thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lê Phan - Nhơn Trạch đến nay.

Trụ sở : Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch III - Nhơn Trạch - Tỉnh Đồng Nai. Địa chỉ : Đường D6, Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch III - Nhơn Trạch Tỉnh Đồng Nai.

Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH Lê Phan - Nhơn Trạch. Điện thoại : (061) 3566333 Fax : (061) 3566332

Diện tích nhà máy: 20.613 m2

Vốn đầu tư lần đầu (USD): 1.612.903 $. Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Dũng.

2.1.2 Khái quát về công ty TNHH Lê Phan - Nhơn Trạch

Công ty TNHH Lê Phan - Nhơn Trạch là doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ, mở tài khoản ngân hàng và sử dụng con dấu riêng. Công ty sản xuất các loại bê tông thương phẩm, bê tông nhựa nóng, cấu kiện bê tông đúc sẵn các loại và vận tải hàng hoá theo như đăng ký kinh doanh

của công ty.

- Chủ động tiếp cận thị trường trên cơ sở khai thác tiềm năng sẵn có của công ty, chủ động xây dựng các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo định kỳ.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, tài sản của công ty trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh, không ngừng bổ sung, đổi mới tài sản theo yêu cầu phát triển của công ty.

- Thực hiện chế độ hạch toán độc lập, chấp hành đầy đủ chế độ kế toán thống kê, tổ chức kế toán Nhà nước, thực hiện nghiêm túc chế độ ghi chép ban đầu và chịu trách nhiệm bảo đảm chính xác của số liệu, xác định được hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng quý và hàng năm.

- Quản lý lực lượng lao động trong công ty, trực tiếp trả lương cho công nhân viên theo quy định của Nhà nước.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp hoạt động an toàn như các biện pháp sản xuất, thi công, đảm bảo tổ chức lao động an toàn và vệ sinh môi trường.

- Tổ chức phong trào thi đua và chăm lo cải thiện đời sống tinh thần vật chất cho công nhân viên.

2.1.3 Ngành nghề inh doanh và chất lƣợng sản phẩm

Ngành nghề kinh doanh là sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác. Công ty chuyên sản xuất và cung cấp:

- Bê tông thương phẩm các loại: bê tông nặng thông thường (mác 10-75 MPa), bê tông đặt biệt (loại mác cao 80-250 MPa), bê tông chống thấm, bê tông không co ngót, bê tông cường độ sớm, bê tông kéo dài thời gian ninh kết, bê tông ít toả nhiệt.

- Bê tông nhựa nóng (bê tông atsphan bao gồm: cấp phối chặt, cấp phối rỗng nhám, cấp phối gián đoạn).

- Các cấu kiện bê tông đúc sẵn: panel, đan, dãi phân cách, ống cống, dầm bê tông, cột dự ứng lực.

Qua quá trình hoạt động trong ngành và những kinh nghiệm thực tế về sản xuất kinh doanh, Lê Phan luôn ý thức được tầm quan trọng về yếu tố chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, cho nên từ hệ thống thiết bị máy móc, nguồn vật liệu đầu vào cho đến sản phẩm của công ty Lê Phan đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng TCVN, ASTM, BSI. Từ năm 2006, Lê Phan đã chính thức áp

dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và hiện nay là ISO 9001:2008 của tổ chức Baureau Veritas.

2.1.4 Mục tiêu và phạm vi hoạt động

Thông qua việc cung cấp các loại bê tông thương phẩm có giá bán cạnh tranh, chất lượng đảm bảo, phục vụ nhanh chóng và nhiệt tình. Công ty luôn tìm kiếm sự an toàn, sự đổi mới nhằm gia tăng giá trị hữu hình và vô hình của công ty.

Trải qua gần 1 thập niên hoạt động, công ty Lê Phan hiện được biết đến như là một trong những nhà sản xuất và cung ứng bê tông có uy tín trong tỉnh Đồng Nai, đồng thời cũng là một công ty thi công trải cán nhựa nóng mạnh trên địa bàn Đồng Nai và các huyện giáp ranh thuộc tỉnh lân cận. Công ty có hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp bê tông cho các công trình đạt chất lượng cao tạo uy tín với các khách hàng.

2.2 Phân tích môi trƣờng v mô

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam đang phát triển và vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đồng thời trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và công ty Lê Phan nói riêng đang từng bước tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh ấy. Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp công ty trả lời câu hỏi: Công ty đang đối diện với những vấn đề gì? Có nhiều vấn đề về môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, những yếu tố chính cần quan tâm là yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, các yếu tố tự nhiên…

2.2.1 Yếu tố về inh tế xã hội

Tổng sản phẩm quốc nội: Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá, cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2007 đến năm 2012 thể hiện qua bảng 2.1 sau đây:

Bảng 2.1 : Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam giai đoạn 2007-2012

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

%GDP 8,48 6,16 5,32 6,78 5,89 5,03

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhận xét: Theo bảng số liệu 2.1 cho thấy trong 6 năm qua (2007-2012), Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối khá. Tuy nhiên GDP có biểu hiện suy giảm dần qua các năm, bình quân 6,28 %/năm, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn thể hiện nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mặc dù nền kinh tế thế

giới có nhiều biến động sụt giảm. Khủng hoảng kinh tế có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối vào Việt Nam, cụ thể nhiều dự án đang trì hoãn hoặc giãn tiến độ. Nhưng thực tế Việt Nam vẫn có những lợi thế cơ bản để thu hút FDI như giá nhân công rẻ tương đối so với các quốc gia trong khu vực, hơn nữa Việt Nam còn có các nguồn lực tự nhiên dồi dào.

Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, theo đó nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng lớn, đây là nhân tố tác động tích cực đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng trong đó có sản xuất bê tông.

3- Chính sách tiền tệ

Trước năm 2010, chính sách tài khoá thường là nới lỏng với bội chi ngân sách nhà nước kéo dài, mức bội chi hàng năm khoảng 5% GDP. Những bất lợi từ sụt giảm của kinh tế thế giới kéo theo sự sụt giảm mạnh trong nước vào năm 2011 - 2012, cùng với chính sách thắt chặt tài khoá đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Năm 2012 và đầu năm 2013 kinh tế nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết.

Hiện nay Nhà nước ta đang quán triệt quan điểm tái cơ cấu đầu tư theo hướng tăng cường huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ mọi thành phần kinh tế với những hình thức đầu tư khác nhau để phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở. Dự báo năm 2013 tình hình kinh tế tăng nhẹ trở lại thông qua việc tung ra các gói “giải cứu” và trong những năm tới vốn đầu tư xã hội dự báo sẽ tăng trưởng trở lại.

Lãi suất ngân hàng

Xu thế biến đổi của lãi suất ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động kinh doanh của công ty. Những năm gần đây, lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh cao, năm 2012 lãi suất ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH lê phan nhơn trạch đến năm 2020 (Trang 39 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)