Tình hình tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH lê phan nhơn trạch đến năm 2020 (Trang 66 - 71)

6. Bố cục của luận văn

2.4.4Tình hình tài chính

Do đặc thù sản xuất vật liệu xây dựng là bê tông nên không có sản phẩm tồn kho mà chỉ có nguyên vật liệu tồn kho. Năm 2012 nguyên vật liệu tồn là 1,35 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 9,85%.

Cơ cấu tài sản: Chi phí đầu tư công nghệ, vận hành thiết bị của ngành sản xuất bê tông là rất lớn, do đặc thù này nên tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty. Tỷ trọng tài sản cố định lớn phản ánh mức độ đầu tư cho công nghệ cao. Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản có xu hướng giảm dần từ 2009 là 73,12% đến 2012 là 57,74% giảm 15,38%. Tài sản lưu động trên tổng tài sản tăng dần qua các năm 2009 là 26,64% đến năm 2012 là 42,10% tăng 15,46%.

Cơ cấu nguồn vốn

Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn năm 2012 so với năm 2009 là 15,57% (29,50% / 13,93%).

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm, năm 2009 là 53,99 tỷ đến năm 2012 là 67,56 tỷ. Bên cạnh đó nợ vay ngắn hạn và dài hạn cũng tăng, điều này cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn năm 2009 là 86,07% và giảm dần qua các năm, đến năm 2012 là 70,56%.

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của công ty thông qua các tiêu chí sau:

* Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2012 = Tổng giá trị TSLĐ / Tổng nợ ngắn hạn: 40,342 tỷ / 24,702tỷ = 1,63.

Khả năng thanh toán hiện thời từ năm 2009 đến năm 2012 đều lớn hơn 1,5 lần, năm 2012 với tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời bằng 1,63 tức là công ty có khả năng thanh toán với mọi chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Tỷ số thanh toán nhanh năm 2012=(Vốn bằng tiền + Khoản phải thu + Đầu tư tài chính ngắn hạn)/Tổng nợ ngắn hạn = (7,241tỷ + 31,751tỷ)/24,702tỷ = 1,58.

Tỷ số thanh toán nhanh qua các năm đều lớn hơn 1 lần, năm 2012 đạt 1,58 điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty rất cao vì theo tiêu chuẩn thì doanh nghiệp đạt ở mức 1 trở lên là có khả năng thanh toán nhanh.

Qua phân tích các tỷ số, ta thấy tình hình tài chính của công ty tương đối lành mạnh, các tỷ số về thanh toán toán đều vượt trên các tỷ số an toàn cho phép.

Tỷ suất sinh lợi

Bảng 2.11: Một số chỉ số tài chính qua các năm của công ty

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ suất lợi nhuận ròng/Doanh thu (%) 8,07 4,99 2,56 4,61

Tỷ suất lợi nhuận ròng/TTS (%) 10,43 6,44 2,71 6,90

Tỷ suất lợi nhuận ròng/Vốn CSH (%) 12,12 9,55 3,88 9,97

(Nguồn Phòng Tài chính - Kế hoạch)

Nhận xét: Chỉ tiêu lãi ròng trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Tỷ số này giảm mạnh ở năm 2011, điều này là phù hợp với tình hình kinh tế của năm 2011 do có nhiều biến động như lãi gộp giảm, chi phí tài chính tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến lãi ròng giảm là do chỉ tiêu lãi ròng trên doanh thu giảm. Sang năm 2012 tỷ số tăng lên 4,61%, dấu hiệu cho thấy công ty vượt qua khó khăn thách thức của tình hình kinh tế suy giảm hiện nay. Nói chung tỷ suất này qua các năm của công ty là tốt, thể hiện mức độ lợi nhuận trực tiếp từ sản xuất kinh doanh, kinh doanh luôn có lãi, đảm bảo sản xuất ổn định.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản năm 2011 cũng giảm theo và gần phân nữa so với năm 2010, nhưng năm 2012 (đạt 6,9%) so với năm 2011 (2,71%) tăng 4,19%, điều này thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức quản lý hoạt động sản xuất của công ty có chiều hướng tốt.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ năm 2009 đến năm 2012 đều tăng. Riêng năm 2011 giảm mạnh do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế, hậu quả đợt lạm phát làm biến động giá, lãi suất vay vốn ngân hàng khá cao, phần nào cũng tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của công ty.

Xem xét về nguồn lực tài chính của công ty ta thấy thế mạnh nổi bật đó là tình hình tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán tương đối tốt, công ty đảm bảo thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn, được các tổ chức tín dụng ngân hàng tín nhiệm, tiếp tục tăng hạn mức tín dụng cho vay với lãi suất ưu đãi, đây là điểm thuận lợi đối với công ty nhất khi công ty cần vốn để sản xuất kinh doanh.

2.4.5 Marketing

Đặc điểm sản phẩm của công ty là khối lượng và giá trị lớn, khách hàng thường mua để phục vụ xây dựng các công trình. Khối lượng, trọng lượng sản phẩm lớn và thường phải vận chuyển tới chân công trình ở xa, do đó công ty phải có phương tiện vận tải chuyên dùng và kỹ thuật lắp ghép sản phẩm phức tạp. Với chi phí vận tải, bốc dở lớn cộng với khoản tăng giá trong lưu thông sẽ làm giá thành đôi khi rất cao. Cũng do giá trị lớn và đặc điểm của sản phẩm như thế nên công ty phải xây dựng mạng lưới kinh doanh với các kênh tiêu thụ là kênh trực tiếp bởi qua khâu trung gian sẽ hoạt động không hiệu quả. Mặt khác, sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao, độ bền nhiều, do đó khách hàng thường gặp trực tiếp công ty để ký hợp đồng.

Riêng bê tông tươi đòi hỏi điều kiện bảo quản cao từ khâu sản xuất đến vận chuyển và bán hàng vì độ đông cứng nhanh. Do đó, công ty sử dụng mô hình mạng

lưới kinh doanh tập trung đó là mô hình kênh phân phối trực tiếpthông qua việc

cung cấp sản phẩm cho khách hàng bởi đội ngũ vận tải của mình. Mô hình kênh phân phối như sau:

(Nguồn: tác giả xây dựng)

Hình 2.3: Quy trình cung cấp sản phẩm

Xuất phát từ việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo đơn đặt hàng nên khâu tiếp thị của Phòng Kinh doanh chưa hoạt động mạnh mẽ. Bên cạnh đó, công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty Người tiêu dùng cuối cùng Khách hàng công nghiệp Đội vận tải

chưa đề cao nhân viên làm công tác tiếp thị, chưa quan tâm đào tạo đội ngũ tiếp thị chuyên nghiệp để chào hàng đến từng khách hàng và đội ngũ này cũng chưa có kinh nghiệm để tiếp xúc cũng như lôi kéo khách hàng vì chưa được đào tạo bày bản. Do vậy, việc đào tạo con người cho bộ phận Marketing là yếu tố then chốt của công ty, đây chính là điểm yếu công ty cần hạn chế khắc phục. Ngoài ra, công ty cũng chưa quảng cáo sản phẩm của mình trên tivi, đài phát thanh, báo chí…

Thị trường: Thị trường mục tiêu của công ty là địa bàn tỉnh Đồng Nai và các huyện lân cận thuộc tỉnh giáp ranh. Tập trung chủ yếu vào các khu đô thị, khu công nghiệp, khu đô thị hoá và khu vực có nhu cao về sản phẩm bê tông. Đối tượng mua sản phẩm bê tông là các đơn vị thi công, chủ đầu tư, chủ dự án, tổ chức xã hội và người dân có nhu cầu xây dựng.

Sản phẩm: Một trong những sản phẩm chủ lực của công ty là bê tông tươi và bê tông nhựa nóng dành cho các công trình giao thông. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp là những yếu tố quan trọng. Công ty đã không ngừng nâng cao uy tín bằng việc đảm bảo chất lượng, cung cấp sản phẩm theo đúng tiến độ công trình. Công ty luôn luôn tuân thủ việc áp dụng quy trình quản lý chất lượng vào các hoạt động sản xuất, chính vì vậy các sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn chất lượng được khách hàng chấp nhận nhiều năm nay.

Giá: Ngày nay, cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm được đặt lên vị trí hàng đầu. Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, việc định giá bán cho sản phẩm là hết sức quan trọng, luôn được công ty quan tâm trước nhất. Việc định giá bán được công ty dựa vào chi phí sản xuất, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, công ty thường đưa ra giá thấp hơn thị trường 3-5%. Tuy nhiên do vận dụng được ưu thế kinh nghiệm nên sản phẩm vẫn đạt chất lượng.

Hoạt động xúc tiến bán hàng: Là công cụ tiếp thị mà các công ty sử dụng để đẩy mạnh bán hàng. Tuy nhiên, hiện nay công tác này tại công ty Lê Phan còn rất hạn chế. Gần như công ty bán hàng thông qua các mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm, không có hoạt động xúc tiến bán hàng như hội nghị khách hàng, chiết khấu theo phương thức thanh toán, thưởng cho đại lý bán lẻ khi đạt doanh số cao, không thực hiện chiến dịch phát hàng mẫu cho công trình. Không có chiến dịch khuếch trương mở rộng thương hiệu công ty tại thị trường mới.

2.4.6 Nghiên cứu và phát triển

Công tác này do tổ nghiên cứu và ứng dụng trực thuộc Phòng Kỹ thuật công ty thực hiện. Trong thời gian qua mặc dù bộ phận này đã có những thành tích đóng góp vào quá trình sản xuất của công ty như: thường xuyên cập nhật và phổ biến công tác nghiệm thu, thí nghiệm, kiểm định, đánh giá chất lượng theo quy định của Nhà nước. Bổ sung các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn lao động, khai thác, vận hành và bảo trì sản phẩm. Nghiên cứu các giải pháp giải quyết vấn đề về khan hiếm vật liệu như cát, vật liệu phụ gia và tăng cường việc quản lý hoạt động của phòng thí nghiệm theo hướng hiện đại hoá trang thiết bị nhằm phục vụ tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm cả ở giai đoạn đầu vào và đầu ra.

Song, trong những năm qua công ty đã nhận thức đầy đủ vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển doanh nghiệp, nhưng chưa quan tâm nhiều đến nghiên cứu sản phẩm thay thế mới đây là yếu điểm của công ty.

2.4.7 Hệ thống thông tin

Hiện nay, công ty chưa có bộ phận tổ chức thu thập xử lý thông tin môi trường kinh doanh. Do đó, công ty còn thiếu hệ thống thông tin làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, hậu quả là hiện nay công ty chưa hoạch định được chiến lược của công ty trong dài hạn. Cụ thể là sự chậm trễ trong việc nắm bắt các thông tin về các đối thủ do chưa tiến hành quá trình nghiên cứu dự báo và phân tích về môi trường bên ngoài cũng như đối thủ cạnh tranh của mình, lại thiếu linh hoạt trong xử lý tình huống, kết quả là công ty nhiều khi phải chấp nhận ký hợp đồng với khách hàng giá thấp dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Nhìn chung về môi trường vi mô, công ty mới chỉ đề cập đến khách hàng là chủ yếu còn việc phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp, các nhà cung cấp của công ty, các đối thủ tiềm ẩn chưa được đề cập nhiều. Môi trường nội bộ trong doanh nghiệp cũng chưa được phân tích một cách đầy đủ, từ đó không thấy hết được điểm mạnh và điểm yếu của mình.

2.4.8 Năng lực cốt lõi

Từ việc phân tích trên cho thấy con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của công ty, nhân viên đoàn kết hợp tác trong công việc, tính kỹ luật cao, tác phong công nghiệp là giá trị cốt lõi, là truyền thống văn hoá của Lê Phan.

Chất lượng sản phẩm tốt nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng là giá trị cốt lõi liên quan đến sự tồn tại và tăng trưởng của công ty. Ngoài ra mối quan hệ tốt với khách hàng cũng là năng lực lõi hiện nay của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH lê phan nhơn trạch đến năm 2020 (Trang 66 - 71)