Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ Internet băng thông

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH (Trang 67 - 94)

độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ bình quân 10-12%/năm, doanh thu bình quân đạt 200.000 đồng/thuê bao/tháng.

- Tăng dần thị phần chiếm lĩnh đến năm 2015 đạt 75% thị phần toàn thị trường dịch vụ Internet băng thông rộng.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng của VNPT trong kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng của VNPT

3.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ Internet băng thông rộng thông rộng

3.3.1.1. Đầu tư nâng cao chất lượng mạng lưới

- Trên cơ sở phân đoạn thị trường, nghiên cứu nhu cầu KH, đối thủ cạnh tranh theo các đoạn thị trường này, triển khai cáp quang truy nhập tới xã, phường có nhu cầu với các hình thức kết nối FTTH (cáp quang tới nhà thuê bao), FTTB (cáp quang tới Building) và FTTC (cáp quang tới khu vực dân cư) nhằm rút ngắn khoảng cách truy nhập cáp đồng, tăng băng thông (băng thông đạt trên 25 Mbps) và chất lượng dịch vụ. Để triển khai mạng truy nhập quang, VNPT sẽ sử dụng theo 2

công nghệđó là công nghệ truy nhập quang tích cực (AON) và công nghệ truy nhập quang thụ động (GPON), tuỳ theo từng khu vực cụ thể sẽ lựa chọn triển khai mạng truy nhập quang phù hợp.

- Triển khai mạng chuyển tải backbone và mạng chuyển tải nội tỉnh tại 60 VNPT tỉnh, TP với dung lượng lớn từ 500Gbps đến 1,6 Tbps công nghệ tiên tiến hiện đại có khả năng hỗ trợ các kết nối trong mạng chuyển tải với tốc độ mỗi kết nối có thể tới 10Gbps. Với mục tiêu xây dựng một mạng chuyển tải đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển 15-20 triệu thuê bao băng rộng.

- Thực hiện xây dựng phần mềm quản lý thiết bị, dàn số, thống kê và lưu trữ số liệu phục vụ công tác quản lý chất lượng dịch vụ tại các VNPT tỉnh, thành phố.

- Trang bị máy đo cáp đồng cho các Trung tâm viễn thông; máy đo cáp quang và máy hàn cáp quang, máy đo E1, máy đo ADSL cho Trung tâm truyền dẫn và chuyển mạch của các VNPT tỉnh, thành phố để hỗ trợ công tác sửa chữa mạng lưới dịch vụ khi có sự cố.

3.3.1.2. Nâng cấp và phát triển mới các dịch vụ GTGT:

- Tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh các nhóm dịch vụ GTGT hiện có trên mạng Internet băng thông rộng (nhóm dịch vụ web hosting, nhóm dịch vụ VNmail, nhóm dịch vụ thương mại điện tử, nội dung thông tin, nhóm dịch vụ đa phương tiện), dự kiến doanh thu GTGT hiện có sẽ chiếm khoảng 25-35% doanh số dịch vụ đang có trên mạng giai đoạn 2015-2020.

- Các công ty chủ dịch vụ như công ty VDC, công ty VASC cần xây dựng các mục tiêu kinh doanh đối với dịch vụ GTGT hiện đang cung cấp trên mạng Internet băng thông rộng với các tiêu chí rõ ràng như tỷ lệ doanh thu, số người sử dụng, danh mục dịch vụ… và có so sánh với các đối thủ cạnh tranh.

- Rà soát và điều chỉnh các mô hình hợp tác kinh doanh nội dung hiện nay cho phù hợp hơn.

- Xây dựng các tiêu chuẩn vềđường truyền, về quy trình giải quyết khiếu nại, CSKH (call center) của nhà cung cấp nội dung.

- Thành lập bộ phận/công ty chuyên trách đảm nhận (trước mắt vẫn là VDC, sau này là Công ty TNHH 1 thành viên GTGT): Quản lý, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các nhà cung cấp nội dung nói chung. Đảm đương phần lớn mối quan hệ của các công ty hạ tầng mạng (VDC) với các nhà cung cấp nội dung bên ngoài xã hội. Là một nhà cung cấp nội dung lớn, có năng lực định hướng thị trường, KH về nội dung thông tin và ứng dụng; đặc biệt hướng đến các dịch vụ tương lai.

Đối với các dịch vụ mới:

Thời gian tới, VNPT cần tận dụng hạ tầng mạng băng rộng cốđịnh triển khai cung cấp các dịch vụ mới trên nền NGN, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ GTGT, phát triển dịch vụ nội dung:

- Triển khai cung cấp dịch vụ IPTV/VoD phục vụ thuê bao cá nhân, hộ gia đình; xây dựng Internet Data Center đặt tại Hà Nội do công ty VDC đứng ra quản lý, xây dựng và cập nhật CSDL để từđó cung cấp dịch vụ lưu trữ thông tin cho KH, đặc biệt là KH DN và các cơ quan nhà nước.

- Tận dụng lợi thế lớn của VNPT về số lượng KH MegaVNN, VNPT cần tổ chức các dịch vụ GTGT mới trên nền dịch vụ MegaVNN (bao gồm dịch vụ:

MegaVNN Portal- cổng dịch vụ, Mega E-learning – đào tạo trực tuyến, MegaGame

– chơi game trực tuyến, MegaShare – lưu trữ chia sẻ dữ liệu, MegaVstar – xem phim trực tuyến, MegaWeb – xây dựng trang web miễn phí, MegaSecurity - bảo mật và diệt virus, MegaE-Meeting - hội nghị truyền hình trực tiếp, MegaFax - gửi nhận fax trực tuyến, MegaCare – tư vấn chăm sóc sức khỏe trực tuyến, MegaPhoto – lưu trữ ảnh theo chủ đề, MegaKaraoke – hát karaoke trên mạng, MegaGreen – ngăn chặn truy cập trái phép, MegaPayment - cổng thanh toán) để tăng tính hấp dẫn của dịch vụ MegaVNN thông qua việc tạo các tiện ích cộng thêm cho KH; tăng lưu lượng sử dụng dịch vụ MegaVNN; giảm nhiều chi phí phát sinh liên quan đến bán hàng, thu cước và thu nợ.

3.3.1.3. Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển

VNPT cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển các công nghệ và dịch vụ GTGT mới để tăng lợi thế cạnh tranh của dịch vụ Internet băng thông rộng

so với các đối thủ, tập trung vào các nội dung:

- VDC tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động R&D cho dịch vụ bằng việc tạo sự gắn kết chặt chẽ hoạt động nghiên cứu công nghệ, ứng dụng phần mềm, nghiên cứu các dịch vụ GTGT giữa các phòng ban và trung tâm. Phối hợp với các Viện nghiên cứu của Tập đoàn và các VNPT tỉnh/TP thực hiện các nghiên cứu phát triển dịch vụ.

- Hàng năm, các VNPT tỉnh/TP qua thực tiễn của quá trình kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng tiếp tục đề xuất ra các sáng kiến cải tiến, sáng kiến mới để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh dịch vụ.

- Các Viện nghiên cứu của Tập đoàn qua quá trình khảo sát thực tế tình hình kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng tại công ty VDC và các VNPT tỉnh/TP, thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển dịch vụ trên cơ sở phối hợp với công ty VDC và VNPT tỉnh/TP nhằm tạo ra các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng ngay vào thực tiễn.

Ngoài ra, cần liên kết mạnh mẽ với các đối tác trong nước, các tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc tế bằng việc triển khai các dự án cụ thểđể nghiên cứu công nghệ và dịch vụ GTGT mới. Đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động.

Cần chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển hiện có bằng các biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định, hướng dẫn hoạt động nghiên cứu và phát triển đồng bộ, toàn diện, có tính khả thi cao nhằm thu hút, khuyến khích, động viên đội ngũ nghiên cứu phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tạo ra các sản phẩm khoa học công nghê đáp ứng nhu cầu;

Thứ hai, xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa VNPT và các ĐVTV để xác định các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết phát sinh từ các đơn vị, phổ biến kết quả nghiên cứu, các giải pháp, biện pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc của các đơn vị;

Thứ ba, tổ chức xây dựng và triển khai tốt các chương trình phát triển khoa học công nghê trọng điểm mang tính chiến lược, định hướng đồng thời bảo đảm thích nghi với những biến động về tổ chức, mô hình quản lý, điều hành và SXKD;

Thứ tư, đầu tư thích đáng cho nghiên cứu đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của hoạt động SXKD, tiến tới làm chủ các công nghệ then chốt để đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao theo định hướng xuất khẩu;

Thứ năm, hỗ trợ, khuyến khích nhập khẩu công nghệ tiên tiến, giải mã, làm chủ và bản địa hóa công nghệ nhập, liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học trong đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm;

Thứ sáu, tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học công nghê, thể chế hóa các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức;

Thứ bảy, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công nghê để rút ngắn khoảng cách khoa học công nghê;

Thứ tám, xây dựng cổng thông tin về khoa học công nghê để quản lý các hoạt động, đội ngũ khoa học công nghê, phổ biến các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, các kết quả khoa học công nghê, cập nhật tình hình hoạt động, kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học công nghê trọng điểm...

3.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng

3.3.2.1. Tổ chức kênh phân phối gồm nhiều kênh, nhiều cấp

Hiện nay công ty VDC có hệ thống bán hàng lớn nhất Việt nam nhờ có sự hỗ trợ mạnh mẽ của VNPT. Thông qua hệ thống các bưu điện tỉnh, hệ thống bán hàng của của VDC bao phủ khắp toàn quốc. Đây là một lợi thế cạnh tranh của công ty VDC với các ISP trong nước. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, hệ thống tiêu thụ này cũng bộc lộ nhiều nhược điểm.

Thứ nhất, các bưu điện tỉnh chưa chú trọng vào kinh doanh dịch vụ internet (họ có quá tin tưởng vào các dịch vụ truyền thống, trong khi đó internet đem lại cho họ doanh thu chưa cao).

Thứ hai, đội ngũ bán hàng và hỗ trợ khách hàng của họ chưa được đào tạo đủ đểđáp ứng nhu cầu tăng rất nhanh của khách hàng.

Thứ ba là các bưu điện tỉnh vẫn còn giữ tác phong làm việc theo kiểu độc quyền , trong khi đó internet lại mang tính cạnh tranh rất mạnh.

Việc hình thành một hệ thống tiêu thụ gồm nhiều kênh, nhiều cấp được hiểu là phát triển hệ thống tiêu thụ qua các đại lý khác nhau (trong đó lấy Bưu điện tỉnh làm nòng cốt). Ngoài các Bưu điện tỉnh, thành thì các Công ty Điện tử - Tin hoc - Viễn thông TNHH hoặc cổ phần sẽ là các đại lý phân phối lý tưởng trong việc cung cấp dịch vụ Internet. Việc tham gia của các tổ chức, cá nhân khác vào hệ thống bán hàng của công ty VDC sẽđem lại những lợi ích sau:

Giúp cho khách hàng có khả năng được tiếp cận với nhà cung cấp dịch vụ internet (ởđây là công ty VDC) được nhanh hơn.

Tăng cường khả năng hỗ trợ và chăm sóc khách hàng.

Tạo tính năng động trong phong cách bán hàng phù hợp với xu thế cạnh tranh (khắc phục một số nhược điểm của các bưu điện tỉnh).

Để biện pháp xây dựng hệ thống tiêu thụ gồm nhiều kênh, nhiều cấp, công ty VDC cần thay đổi phương pháp kinh doanh dịch vụ internet banưg rộng qua những bước sau:

Thiết lập cơ chế đơn vị chủ quản dịch vụ, qua đó thành lập mô hình kiểu công ty dọc chịu trách nhiệm toàn bộ về kinh doanh dịch vụ Internet và trao cho họđầy đủ quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ.

Ban hành quy chế đại lý làm cơ sở pháp lý để khuyến khích các đối tượng khác tham gia vào hệ thống tiêu thụ.

Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng cho hệ thống tiêu thụ của mình.

- Kênh phân phối trực tiếp

Công ty VDC và các VNPT tỉnh/TP cần đa dang hệ thống kênh bán hàng trực tiếp theo hướng sau:

+ Đối với công ty VDC: Ngoài kênh bán hàng qua số Call Center, qua đội ngũ bán hàng trực tiếp, VDC cần thiết lập thêm mỗi tỉnh/TP có một điểm giao dịch (cửa hàng đại diện) của VDC với chức năng chính là CSKH, quảng bá thương hiệu và hỗ trợ các VNPT tỉnh/TP khi cần thiết, chức năng bán hàng chỉ là chức năng thứ yếu.

+ Đối với VNPT tỉnh/TP: Từ các kênh bán hàng qua hệ thống điểm giao dịch, bán hàng tại địa chỉ KH, bán hàng qua mạng trước đây, VNPT cần tổ chức lại thành các kênh bán hàng qua điểm giao dịch, bán hàng qua Call Center, bán hàng lưu động, bán hàng qua trang Web.

- Bán hàng qua hệ thống điểm giao dịch

Đây vẫn là kênh bán hàng quan trọng để quảng bá thương hiệu cho VNPT, bán hàng và CSKH. Các VNPT tỉnh, TP và công ty VDC cần thiết lập hệ thống điểm giao dịch kinh doanh đa dịch vụ theo mô hình mẫu do Tập đoàn quy định, đó là: điểm giao dịch phải được bố trí đầy đủ và hợp lý các trang thiết bị phục vụ bán hàng và CSKH; bố trí khu dành cho KH, khu vực nhân viên, khu trưng bày, quảng cáo, hướng dẫn; có các bàn truy cập Internet miễn phí khi KH phải chờ đợi.

Tuỳ tình hình thị trường mà công ty VDC lựa chọn địa điểm đặt điểm giao dịch phù hợp cho mình. Để giải quyết khó khăn do không có đất xây dựng điểm giao dịch cho các VNPT tỉnh/TP, trước mắt, VNPT cần yêu cầu các Bưu điện tỉnh, thành phố cho VNPT tỉnh, TP thuê lại mặt bằng để đặt điểm giao dịch. Về lâu dài, VNPT cần làm việc với chính quyền địa phương hỗ trợ mặt bằng giao dịch cho các VNPT tỉnh, TP. Tùy năng lực mỗi VNPT tỉnh, TP để xác định số lượng các cửa hàng phù hợp, không mở tràn lan, ít nhất mỗi huyện/quận nên có một điểm. Cần kết hợp với việc bán các thiết bịđầu cuối đi kèm (máy tính, modem, máy in…) với giá cạnh tranh thị trường nhằm tạo thuận lợi cho KH nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ trọn gói.

- Bán hàng qua Call Center

Công ty chủ dịch vụ và các VNPT tỉnh, TP cần thiết kế, xây dựng một Call Center chuyên nghiệp với số điện thoại duy nhất, dễ nhớ cho KH sử dụng. Sau khi gọi sốđiện thoại của Call Center, KH tiếp tục bấm phím đểđược định tuyến đến các hướng mà mình quan tâm, gồm: hướng tiếp nhận và cung cấp dịch vụ viễn thông và dịch vụ GTGT, hướng giải đáp thông tin cho KH về các dịch vụ viễn thông (quảng cáo, giới thiệu dịch vụ, thông tin khuyến mãi, chính sách CSKH…), hướng giải đáp thông tin cho KH về danh bạđiện thoại (trước là số 116), hướng dịch vụ báo hỏng điện thoại cố định, Internet (trước là số 119, 800126…). Sau khi Call Center tiếp nhận yêu cầu của KH sẽ chuyển đến các bộ phận liên quan để giải quyết.

- Bán hàng lưu động (Bán hàng tại địa chỉ KH):

+ Đối với công ty VDC: tiếp tục đẩy mạnh kênh bán hàng tại địa chỉ KH do chính đội ngũ nhân viên của công ty VDC thực hiện, chủ yếu cung cấp các dịch vụ GTGT cho đối tượng KH là doanh nghiệp.

+ Đối với VNPT tỉnh, TP cần thành lập các Tổ bán hàng lưu động để thực hiện bán hàng và CSKH theo địa bàn hành chính (mỗi quận, huyện, thị xã có 01 tổ bán hàng trực tiếp, quy mô tùy theo địa bàn lớn hay nhỏ, phạm vi kinh doanh rộng hay hẹp).

Tổ bán hàng lưu động có thể bán hàng ngay trên xe ô tô đi đến các điểm được xác định trước thông qua dữ liệu KH tiềm năng đã thu thập được, xe ô tô lớn, có khoang được thiết kế có sân khấu nhỏ, có khoang chứa vật tư, trang thiết bị trên xe bao gồm đầu đĩa, bộ ampli cơ động dùng để phát loa thông báo, đĩa CD quảng cáo các dịch vụ, máy fax, máy in, máy tính để in hợp đồng cho KH. Phía bên ngoài xe được sơn màu sắc, thương hiệu của VNPT nổi bật, ấn tượng.

Ngoài hình thức bán hàng trên xe ô tô, có thể đến tận nhà KH để tiếp thị, hoặc lập kiốt tạm thời trong một thời gian tại các khu trung tâm thương mại để kinh doanh dịch vụ, hoặc kết hợp với các đợt tổ chức khai trương điểm giao dịch, trạm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH (Trang 67 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)