Môi trường vĩ mô 26 

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH (Trang 34 - 37)

2.2.1.1. Yếu tố kinh tế

Tổng sản phần quốc nội (GDP) của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng 4,38%, một mức tăng theo đánh giá của Tổng cục Thống kê là "đạt mức thấp" do nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.. Trong bối cảnh giá cả hàng hoá leo thang, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, an sinh xã hội đặc biệt được Nhà nước quan tâm, chú trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Nhờ đó nước ta có tốc độ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các nước đứng đầu thế giới về

tốc độ phát triển Internet cho đến tháng 7/2012 (Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế). Tuy nhiên, kể từ thời gian đó đến nay số lượng người dùng Internet không thay đổi, cả nước hiện có 31,1 triệu người dùng Internet, chiếm 35% dân số. Số người sử dụng Internet tại Việt Nam đứng thứ 3 tại Đông Nam Á, thứ 8 châu Á và xếp thứ 18 trên thế giới.

2.2.1.2 Yếu tố môi trường chính trị pháp lý

Nhằm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ Internet, thời gian qua Bộ thông tin và truyền thông đã ban hành một loạt hệ thống các văn bản pháp qui của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực Internet, bao gồm:

 Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 về phê duyệt ”Chiến lược

phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020”.

 Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg ngày 8/2/2002 phê duyệt ”Kế hoạch phát

triển Internet VN”...

 Nghịđịnh số 25/2011/NĐ-CP - ngày 06 tháng 04 năm 2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của luật viễn thông.

 Luật Viễn thông của Quốc hội, số 41/2009/QH12 ngày 04/12/2009 có hiệu lực từ ngày 01/07/2010

 Bộ Tiêu chuẩn ngành TCN 68-227:2006 do Bộ BCVT trước đây ban hành năm 2006 về”Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ truy nhập Internet ADSL”.

 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về ”quản lý, cung cấp, sử

dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet”.

 Nghịđịnh số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 về”Quy định xử phạt viphạm

hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử

trên Internet”.

 Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ”Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai

 Thông tư số 23/2009/TT-BTTTT ngày 20/7/2009 của Bộ TT&TT ban hành

”Định mức hỗ trợ duy trì và phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích giai

đoạn 2009-2010”.

 Hệ thống các cơ chế, chính sách và văn bản qui phạm pháp luật của Bộ Bưu chính, Viễn thông và các văn bản qui phạm liên tịch giữa Bộ Bưu chính, Viễn thông và các Bộ Ngành liên quan đến dịch vụ Internet.

Như vậy, Việt nam đã có những thay đổi cơ bản về môi trường pháp lý liên quan đến dịch vụ Internet với mục tiêu phát triển dịch vụ mạnh mẽ và có sự cạnh tranh bình đẳng, có sự hỗ trợ công ích rõ ràng. Tuy nhiên, quá trình cải cách môi trường pháp lý của Việt nam vẫn chưa hoàn thiện; nhiều cơ chế, chính sách còn chưa được ban hành kịp thời, phù hợp với tốc độ và nhu cầu phát triển công nghệ và thị trường, hoặc còn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện.

2.2.1.3. Xu hướng phát triển công nghệ và dịch vụ Internet băng thông

rộng trên thế giới

Năm 2013 trên thế giới sẽ có thêm khoảng 300 triệu thuê bao băng rộng cố định mới, tăng gần gấp đôi so với số thuê bao hiện có. Số lượng hộ gia đình sử dụng băng thông rộng trên thế giới sẽ tăng 15% trong năm nay và tỉ lệ tăng trưởng sẽ duy trì ở mức 2 con số trong 2 năm tới.

Xu hướng này sẽ khiến khu vực châu Á Thái Bình Dương trở thành nơi có số lượng người sử dụng dịch vụ băng thông rộng lớn áp đảo trên thế giới, chiếm 49% toàn thế giới vào năm 2013 so với 40% năm 2008. Lượng người sử dụng băng thông rộng tại khu vực Bắc Mỹ chỉ chiếm 19% toàn thế giới vào năm 2008 và đến năm 2013 sẽ giảm xuống còn 15%.

Tuy nhiên, băng thông rộng không hề dậm chân tại chỗ tại những thị trường đã phát triển, mà nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp thêm nhiều dịch vụ nội dung và đa phương tiện mới dành cho KH như dịch vụ truyền hình Internet, dịch vụ kết nối các thiết bịđiện tử tiêu dùng, dịch vụ kết nối mạng có dây và không dây.

Trong những năm gần đây kinh tế nước ta phát triển ổn định, mặc dù vừa qua nền kinh tế thế giới trải qua cuộc khủng hoảng song nhờđường lối, chính sách đúng đắn của Nhà nước mà đời sống người dân vẫn ổn định, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, chính vì vậy việc sử dụng Internet băng thông rộng đang dần trở nên phổ biến trong xã hội.

Tuy vậy, với đặc điểm dịch vụ Internet băng thông rộng đòi hỏi người sử dụng phải có sự hiểu biết tương đối về máy tính, về dịch vụ cũng như tính năng, tiện ích của dịch vụ. Điều này chính là một rào cản đối với việc phát triển dịch vụ Internet băng thông rộng ở Việt Nam. Song với dân số Việt Nam tính đến 1/4/2013 là gần 86 triệu người, hứa hẹn đây sẽ còn nhiều đối tượng KH tiềm năng của dịch vụ. Nhưng để đẩy mạnh phát triển dịch vụ, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc phổ cập Internet, có các chương trình giáo dục, đào tạo các kiến thức về máy tính và Internet cho người dân.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH (Trang 34 - 37)