Quá trình hình thành và phát triể n 23 

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH (Trang 31 - 32)

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Vietnam Posts and Telecommunications Group (viết tắt là VNPT) là một DNNN chuyên đầu tư, sản xuất, hoặc kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông tại Việt Nam. Theo công bố của VNR 500 – Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam công bố năm 2010, VNPT là doanh nghiệp lớn thứ 4 tại Việt Nam.

VNPT được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các đơn vị thành viên theo quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn BCVT Việt Nam. Ngày 09/01/2006, Thủ tướng Chính phủđã chính thức ra quyết định số 06/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - VNPT. Ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủđã ra Quyết định số 955/QĐ- TTg chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 180/QĐ-TTg ngày 28/01/2011; với mục tiêu xây dựng Tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam có tiềm lực to lớn, sức cạnh tranh cao đểcó thể sẵn sàng bước vào hội nhập với khu vực và thế giới. VNPT có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó bưu chính, viễn thông và CNTT là ngành nghề kinh doanh chính.

Trong Tập đoàn, các ĐVTV liên kết theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Công ty mẹ - VNPT có tư cách pháp nhân, có con dấu theo tên gọi, là công ty TNHH Nhà nước một thành viên, nhà nước giữ 100% vốn và nắm giữ từ 51 - 100%

vốn ở các công ty con; có vai trò tối đa hoá lợi nhuận của Tập đoàn; trực tiếp kinh doanh một số lĩnh vực như mạng đường trục; quản lý, đầu tư, kinh doanh vốn; hoạch định chiến lược mở rộng kinh doanh; hỗ trợ các công ty con hoạt động; nghiên cứu phát triển. Vốn chủ sở hữu Nhà nước của Tập đoàn bao gồm vốn chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn và vốn chủ sở hữu của Tập đoàn đầu tư tại các đơn vị thành viên và doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH (Trang 31 - 32)