Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH (Trang 25 - 27)

Thông Việt Nam

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng của một số quốc gia trên thế giới cho thấy dịch vụ Internet băng thông rộng là một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội. Vai trò của dịch vụ như mang

đến sự thành công trong kinh doanh cho các doanh nghiệp cũng như đem lại các dịch vụ nội dung phong phú, đa dạng cho người sử dụng sẽ là những yếu tố thúc đẩy dịch vụ Internet băng thông rộng trên thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.

Với các tính năng, tiện ích ưu việt mà dịch vụ Internet băng thông rộng mang lại cho người sử dụng hứa hẹn dịch vụ Internet băng thông rộng sẽ bùng nổ ở Việt Nam trong thời gian tới.

Đối với VNPT, là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin (VT-CNTT), thời gian vừa qua, VNPT đã tiến hành cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng với công nghệ ADSL khắp 63 tỉnh, thành phố, và hiện nay, VNPT đang bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ FTTx trên nhiều tỉnh, thành phố. Trên thị trường Internet băng thông rộng ở Việt Nam, không chỉ có riêng VNPT cung cấp dịch vụ này mà còn có nhiều nhà cung cấp khác như FPT, Viettel,… Từ kinh nghiệm cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng của một số nước ở trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho VNPT trong kinh doanh dịch vụ này như sau:

- Cần phải xây dựng một chiến kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng, trong đó:

+ Phân tích chính xác môi trường kinh doanh hiện tại, bao gồm việc phân tích và dự báo được các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn; nghiên cứu nhu cầu KH sử dụng dịch vụ như phân nhóm KH phù hợp, tìm hiểu đặc điểm nhu cầu, thói quen từng đối tượng KH để cung cấp các gói dịch vụ phù hợp.

+ Ngoài việc tiếp tục cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng sử dụng công nghệ ADSL trên những vùng thị trường có nhu cầu, xem xét đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ cáp quang FTTx cho các đối tượng KH có nhu cầu sử dụng dịch vụ với tốc độđường truyền cao, dịch vụ nội dung phong phú.

+ Đánh giá lại năng lực của doanh nghiệp để có các phương án hợp tác với các đối tác như: các hãng sản xuất máy tính để tìm kiếm KH hàng tiềm năng, mở

rộng thị trường dịch vụ; các CP để đa dạng hóa loại hình các dịch vụ GTGT với nội dung phong phú, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH.

+ Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu dịch vụ. Thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu dịch vụ phải đồng nhất từ công ty mẹ đến các đơn vị khác, dễ nhận biết và tạo được dấu ấn riêng cho KH. Căn cứ vào quy mô của các thị trường mà có chiến dịch quảng bá dịch vụ phù hợp.

+ Cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng cho nhiều đối tượng KH với nhiều hình thức khác nhau nhằm lôi kéo và giữ chân KH sử dụng dịch vụ.

+ Thành lập một bộ phận chuyên nghiệp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Thường xuyên tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ mới, đưa vào ứng dụng nhằm nâng cao tính năng các dịch vụ, nâng cao chất lượng mạng lưới. Nghiên cứu phát triển các dịch vụ nội dung mới thu hút KH sử dụng nhằm tăng doanh thu bình quân cho một thuê bao.

- Cần có sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc phổ cập kiến thức về tin học, về mạng Internet nhằm nâng cao trình độ sử dụng Internet cho tất cả các đối tượng KH.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)