Môi trường cạnh tranh ngành 29 

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH (Trang 37 - 42)

2.2.2.1. Các đối thủ hiện đang cạnh tranh với VNPT trong cung cấp

dịch vụ Internet băng thông rộng

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cố định, nhưng thị phần chủ yếu tập trung vào một số nhà cung cấp lớn đó là: VNPT (chiếm 70%), Viettel (chiếm 18%), FPT (chiếm 8%); ngoài ra còn một số nhà cung cấp khác như CMC, SPT, NetNam, Truyền hình cáp,...

Trong thời gian qua, các ISP lớn chiếm thị phần cao gồm VNPT, Viettel, FPT liên tục tung ra các chương trình khuyến mại với các gói dịch vụ hấp dẫn hay đầu tư vào băng thông, nội dung hay các giá trị gia tăng để tạo thuận lợi cho khách hàng lựa chọn dịch vụ phù hợp cũng như chiếm lĩnh thị phần.

Hình 2.2: Th phn Internet băng thông rng Vit Nam tháng 12/2012

(Nguồn: www.vnnic.vn)

Trong khi Viettel tăng cường đầu tư mạnh vào cơ sở hạng tầng và mạng lưới cung cấp, FPT chú trọng vào phát triển nội dung thì công ty VDC-VNPT với ưu thế về cơ sở hàng tầng vẫn tiếp tục nâng cao dung lượng đường truyền quốc tế và phát triển các giá trị gia tăng trên nền MegaVNN để cung cấp cho thị trường các dịch vụ nội dung đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

- Đầu tư, nâng cấp phát triển mạng lưới:

Ngoài các thị trường lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã được Viettel và FPT chú trọng đầu tư, phát triển mạng lưới trong thời gian qua, hiện nay 2 nhà cung cấp này đang tập trung đầu tư, mở rộng hệ thống mạng lưới ra 63 tỉnh, thành phố nhằm cạnh tranh quy mô thị trường với VNPT.

+ Đối với Viettel: Viettel tiếp tục đẩy mạnh phát triển mạng lưới băng thông rộng sử dụng cả công nghệ cáp đồng và cáp quang. Từ đầu năm 2009 đến nay, Viettel đang đẩy mạnh triển khai FTTH tại TP. Hồ Chí Minh để cạnh tranh với FPT và VNPT; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng theo chiều sâu xuống tận huyện, xã bằng việc nhanh chóng quang hóa đến 100% xã, 100% các toà nhà.

+ Năm 2012, FPT đã nâng gấp đôi công suất băng thông quốc tế lên 4Gbps, đầu tư vào tuyến cáp quang biển quốc tế trên biển Thái Bình Dương với dung lượng băng thông quốc tế tăng thêm 40Gbps. Hiện FPT đang chuẩn bị đẩy mạnh đầu tư cho việc xây dựng hệ thống mạng liên tỉnh trên toàn quốc để cung cấp trực tiếp hoặc bán lại dịch vụ, tuy nhiên, để thực hiện được kế hoạch này không phải dễ do chi phí cho việc kéo đường dây đến nhà KH là rất lớn.

- Cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ:

Hiện nay, các DNCCDV Internet băng thông rộng đều đang cố gắng đơn giản hóa quy trình bán hàng theo hướng tạo tiện lợi nhất cho KH sử dụng dịch vụ.

+ Khâu tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụđược Viettel và FPT đơn giản hóa thủ tục, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho KH. Đây là lợi thế của các nhà cung cấp này so với VNPT.

+ Khâu thi công: Theo kết quả điều tra từ KH, khâu thi công được các nhà cung cấp này cố gắng thực hiện với thời gian ngắn nhất, KH có nhu cầu lắp đặt Internet, sau khi nhận được yêu cầu của KH, thời gian Viettel, FPT lắp đặt thường trong vòng 1- 2 ngày.

+ Khâu khắc phục sự cố: được các nhà cung cấp quan tâm giải quyết với thời gian nhanh chóng, theo kết quả khảo sát, Viettel giải quyết ngay trong vòng 24 giờ kể từ khi KH yêu cầu, FPT trong vòng 20 giờ.

- Phát triển bộ máy tổ chức và mở rộng kênh bán hàng

Về kênh bán hàng, ngoài việc tập trung phát triển hệ thống cửa hàng nhận diện thương hiệu, bán dịch vụ và CSKH, Viettel và FPT còn tổ chức đội ngũ bán hàng trực tiếp chuyên nghiệp, theo phương châm tiếp cận từng KH lớn, gõ cửa từng nhà để mời chào dịch vụ; tập trung phát triển hệ thống đại lý. Đặc biệt là Viettel thời gian qua đã tập trung phát triển mạnh hệ thống bán lẻ với 90 siêu thị và 620 cửa hàng bán lẻ và 4 trung tâm bảo hành trên toàn quốc; Hệ thống bán hàng đến tận phường, xã với hơn 10.000 cộng tác viên bán hàng sản phẩm, dịch vụ (bình quân mỗi phường, xã có 2 cộng tác viên).

+ Hoạt động quảng bá, nhận diện thương hiệu được Viettel và FPT thực hiện đồng bộ, thống nhất từ trên xuống, ấn tượng và dễ nhận biết. Hoạt động quảng cáo dịch vụ, khuyến mãi dịch vụ được FPT và đặc biệt là Viettel tổ chức rộng khắp và rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình trung ương và địa phương, báo chí, đài phát thanh... với nguồn kinh phí cho quảng cáo tương đối lớn (Viettel dành 3 triệu USD cho việc quảng cáo các dịch vụ viễn thông, còn FPT dành 1 triệu USD cho hoạt động quảng cáo).

- Nhận xét, đánh giá chung về các nhà cung cấp dịch vụ Internet băng thông

rộng cạnh tranh với VNPT

Qua việc phân tích tình hình cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng trên thị trường Việt Nam có thể rút ra được một sốđánh giá sơ lược (phân tích điểm mạnh, điểm yếu) về các đối thủ cạnh tranh với VNPT. Việc so sánh, đánh giá được xem xét dưới nhiều góc độ như: tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, hạ tầng mạng lưới, quy trình bán hàng, kênh phân phối dịch vụ, chính sách quảng cáo, khuyến mãi, CSKH...

2.2.2.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Hiện nay, trên thị trường dịch vụ Internet băng thông rộng còn có rất nhiều doanh nghiệp mới đang bắt đầu khởi động cung cấp dịch vụ. Điều này cho thấy áp lực cạnh tranh từ các nhà khai thác mới đã tác động tới cán cân quyền lực của các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường.

Một số ISP thực sự có tiềm lực đã bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ sau một thời gian triển khai đầu tư mạng băng rộng, Công ty Cổ phần một kết nối (OCI), Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), HaNoi Telecom...đều đang tập trung vào đẩy mạnh cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng.

Bên cạnh đó, với việc mở cửa thị trường viễn thông và gia nhập WTO của Việt Nam, VNPT sẽ phải đối mặt với cạnh tranh có yếu tố nước ngoài sớm hơn và trên phạm vi rộng hơn. Các công ty nước ngoài sẽ thâm nhập vào thị trường viễn thông Việt Nam bằng nhiều cách như thành lập công ty liên doanh, hoặc hợp tác kinh doanh (BCC) với các nhà khai thác viễn thông Việt Nam bao gồm cả nhà khai

thác viễn thông chủ đạo như VNPT và các nhà khai thác mới như SPT, VIETEL, Hanoi Telecom, FPT, Vishiptel…, hoặc xuất hiện Công ty 100% vốn nước ngoài hay chi nhánh công ty nước ngoài được phép hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam

2.2.2.3. Áp lực từ phía khách hàng

KH bao giờ cũng mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc đòi hỏi nhà khai thác phải cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng ngày càng có giá cước rẻ hơn nhưng chất lượng lại phải tốt hơn, mạng lưới đường truyền rộng hơn. Khi xuất hiện các nhà cung cấp mới, KH lại càng có quyền chọn lựa nhà cung cấp mà họưa thích, và nguy cơ KH rời bỏ mạng chuyển sang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp khác với chất luợng tốt, giá cước rẻ là không tránh khỏi.

Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều KH có mong muốn nhưng chưa được sử dụng dịch vụ Internet băng thông rộng như do giá máy tính cao, cước hoà mạng cao, cước thông tin cao so với thu nhập, trình độ sử dụng máy tính còn hạn chế…

2.2.2.4. Áp lực từ các dịch vụ thay thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự ra đời các sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú và cao cấp hơn. Chính điều này là nhân tố đe doạ sự mất thị phần của doanh nghiệp hiện hữu. Đối với dịch vụ Internet băng thông rộng, là dịch vụ mới ra đời vài năm nay và đang trong giai đoạn phát triển mạnh, ứng dụng công nghệ hiện đại nên hiện nay, dịch vụ phát triển mà chưa có dịch vụ/sản phẩm nào có thể thay thếđược.

2.2.2.5. Áp lực từ nhà cung ứng

Đểđẩy mạnh phát triển dịch vụ Internet băng thông rộng, VNPT giao việc quản lý, tổ chức kinh doanh dịch vụ này cho Công ty điện toán và truyền số liệu VDC - một đơn vị thành viên của VNPT. Đứng trước áp lực đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán theo đúng dịch vụ, đảm bảo chi phí, công ty VDC đang hướng tới việc hạch toán riêng rẽ các dịch vụ nhằm đo đếm chính xác hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, công ty VDC đang phải chịu một số áp lực từ phía nhà cung

ứng kênh quốc tế sử dụng cho kết nối Internet băng thông rộng, đó chính là công ty viễn thông quốc tế VTI. Trong thời gian gần đây, công ty VDC đã phải hạch toán chi phí thuê kênh, không cung cấp nội bộ như trước, đây lại là mảng chi phí khá lớn nếu xét theo tỷ trọng chi phí tại công ty VDC.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH (Trang 37 - 42)