Thực trạng về mục tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại ngân hàng tmcp quân đội – chi nhánh quảng nam (Trang 50 - 52)

Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là một công việc rất quan trọng bởi vì nó là cơ sở để khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật, cũng như giúp các nhà quản trị áp dụng việc trả lương một cách công bằng. Nhưng để công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên có hiệu quả thì việc đầu tiên đó là phải xác định rõ ràng mục đích của việc đánh giá.

Theo kết quả điều tra nhân viên làm việc tại chi nhánh về mục đích của việc đánh giá thực hiện công việc của nhân viên qua câu hỏi: “Theo anh/ chị công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên hiện nay tại chi nhánh nhằm mục đích gì?”. Cho kết quả như sau:

Bảng 2.9: Kết quả điều tra về mục đích của việc sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc của nhân viên

Chỉ tiêu Số phiếu trả lời Tỷ lệ (%)

Đào tạo, phát triển 4 8 Trả lương, khen thưởng 41 82 Thuyên chuyển, đề bạt, sa thải 3 6 Phát triển nhân viên 2 4 Tất cả công tác trên 0 0 Không có công tác nào 0 0

Tổng cộng 50 100

Theo kết quả điều tra ở bảng 2.9 có thể thấy công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên hiện nay tại MB Quảng Nam nhằm mục đích phục vụ cho công tác trả lương, khen thưởng, một số ít trường hợp sử dụng cho mục đích đào tạo, phát triển, bố trí nhân sự và kỷ luật lao động.

Tuy việc sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại MB Quảng Nam chủ yếu phục vụ cho mục đích trả lương, khen thưởng, nhưng hệ thống đánh giá thực hiện công việc để phục vụ cho mục tiêu này cũng chưa phát huy được hết vai trò của nó. Trong khi một số mục tiêu hết sức quan trọng đó là đánh giá thực hiện công việc giúp nhân viên làm việc tốt hơn, đánh giá để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,…lại chưa được chi nhánh quan tâm đến.

Kết quả đánh giá cuối năm sẽ dùng để xác định mức thưởng của nhân viên cụ thể như sau:

Loại xuất sắc: 4 tháng lương Loại tốt: 3 tháng lương Loại khá: 2 tháng lương Loại trung bình: 1 tháng lương Loại kém: không thưởng

Trong đó lương của nhân viên làm việc tại ngân hàng được chia làm 2 loại: Lương cơ bản và lương kinh doanh.

- Lương cơ bản: là mức lương được tính theo cơ sở được quy định trong nghị định 205/2004/NĐ-CP, bao gồm ngày công thực tế làm việc được hưởng lương; hệ số lương cơ bản và phụ cấp lương của từng cá nhân; tiền lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước. Công thức xác định mức lương cơ bản là:

Lmin x HCBk LCBk = Nk NC

Trong đó:

LCBk: là tiền lương cơ bản của lao động thứ k được hưởng trong tháng.

Lmin: là tiền lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước và chi nhánh. HCBk: là hệ số lương cơ bản (gồm cả hệ số phụ cấp) của lao động k.

NC: là ngày công làm việc chế độ trong tháng.

- Lương kinh doanh (LKD):

Lương kinh doanh = Hệ số lương kinh doanh * Đơn giá lương kinh doanh Hệ số lương kinh doanh được xác định phụ thuộc vào vị trí, chức vụ mà nhân viên làm việc.

Đơn giá lương kinh doanh được xác định dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Thu nhập của người lao động = ( Lương cơ bản + Lương kinh doanh + Phụ cấp) – BHYT, BHXH.

Một phần của tài liệu đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại ngân hàng tmcp quân đội – chi nhánh quảng nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)