Để đáp ứng được với xu thế cạnh tranh của thời đại, nhu cầu hiện tại và tương lai của ngân hàng về nguồn nhân lực thì việc xây dựng các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên là điều cần thiết.
Việc xây dựng chương trình đào tạo xuất phát từ nhu cầu hiện tại và nhu cầu trong tương lai của chi nhánh. Và việc đào tạo nhân viên phải đáp ứng được mục tiêu của chi nhánh như nâng cao tay nghề, kỹ năng của nhân viên, chuẩn bị cho nhân viên theo kịp cơ cấu tổ chức khi nó đổi mới và phát triển dưới tác động của môi trường kinh doanh.
Nội dung của chương trình đào tạo và phát triển sẽ tuỳ thuộc vào mục tiêu của ngân hàng như: Nâng cao kỹ năng cho nhân viên; tăng cường kiến thức chuyên môn giúp nhân viên theo kịp cơ cấu tổ chức khi nó đổi mới và phát triển dưới tác động của môi trường kinh doanh. Không những thế, việc đào tạo có thể giúp những nhân viên có kết quả làm việc không cao trong cuộc đánh giá sẽ hoàn thành tốt hơn
công việc của mình, nắm vững hơn các kiến thức về lĩnh vực chuyên ngành, tạo điều kiện cho việc phát triển nghề nghiệp. Không chỉ đối với nhân viên đạt kết quả làm việc không cao mà ngay cả những nhân viên đạt kết quả cao và có nhiều kinh nghiệm cũng luôn cần được đào tạo vì môi trường kinh doanh luôn thay đổi, do đó họ cũng cần trao dồi những kiến thức mới để phát huy tối đa năng lực cho công việc trong tương lai.
Sau đánh giá sẽ có những nhân viên được thuyên chuyển vị trí hoặc được thăng chức. Nhưng khi đến vị trí công tác mới thì họ lại không thực hiện tốt công việc như khi ở vị trí cũ do chưa được trang bị kỹ càng. Do đó, cần phải xây dựng chương trình đào tạo để bồi dưỡng thêm cho nhân viên.
Mặt khác, để chương trình đào tạo nhân viên có hiệu quả, ngân hàng có thể sử dụng nhiều phương pháp đào tạo khác nhau như: đào tạo tại nơi làm việc và đào tạo ngoài nơi làm việc bằng cách tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng cho nhân viên. Ngân hàng nên sử dụng phương pháp đào tạo tại nơi làm việc cho nhân viên.
Trong quá trình làm việc, người được đào tạo vừa làm theo các chỉ dẫn, vừa theo dõi quan sát, vừa lắng nghe được những lời giải thích của người có kinh nghiệm hơn. Nhờ vậy, họ nhanh chóng nắm bắt được những kỹ năng, kinh nghiệm để thực hiện công việc...
KẾT LUẬN
Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là một vấn đề mà các công ty, doanh nghiệp cần quan tâm trong bối cảnh nguồn nhân lực đã trở thành nguồn lực cốt lõi của doanh nghiệp. Nằm trong xu thế đó, MB Quảng Nam cần phải coi trọng vấn đề nguồn nhân lực thông qua công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên để có cơ sở kết nối những hoạt động với việc thực hiện công việc của nhân viên nhằm tạo động lực và sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp, đào tạo và phát triển nhân viên phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng. Trên quan điểm đó luận văn thực hiện những nội dung sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến đánh giá thực hiện công việc của nhân viên, vai trò công tác này đối với hoạt động của các công ty, doanh nghiệp nói chung và MB Quảng Nam nói riêng.
- Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại MB Quảng Nam từ đó tìm ra những mặt hạn chế trong quá trình đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại ngân hàng và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
- Căn cứ vào mục tiêu và phương hướng phát triển của MB Quảng Nam, xây dựng một hệ thống đánh giá thực hiện công việc của nhân viên nhằm khắc phục những hạn chế hiện tại của ngân hàng.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và các anh chị trong ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam đã giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu học tập. Đặc biệt là thầy PGS.TS Lê Quân đã tận tình chỉ dẫn cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đình Bình (2011), Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học kinh tế, Đà Nẵng.
2. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2006), Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
3. Trần Kim Dung (2002), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Trần Thu Hằng (2012), Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ
phần lắp máy và xây dựng điện, Luận văn thạc sỹ Kinh tế lao động, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
5. Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc và chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm thông tin di động khu vực II, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thành Hội (2002), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Martin Hilb (2003), Quản trị nhân sự tổng thể: mục tiêu - chiến lược - công cụ, NXB Thống kê.
8. Nguyễn Đức Lân (2012), Cẩm nang quản trị nguồn nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
9. Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam (2012), Tài liệu về đánh giá thực hiện công việc của nhân viên.
10.Lê Quân (2005), Hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, đề tài Bộ Giáo dục và Đào tạo. 11. Lê Quân (2008), Kỹ thuật xây dựng hệ thống tiền lương và đánh giá thực hiện
công việc, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
12.Nguyễn Hữu Thân (2006), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Hà Nội.
13.Nguyễn Quốc Tuấn, Đoàn Gia Dũng, Đào Hữu Hòa, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Bích Thu (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống Kê, Hà Nội.
Tiếng Anh
14. David A. DeCenzo, Stephen P. Robbins, “Fundamentals of Human Resource Management”.
15. Eugene Moncrief, Kevin Curran (2006), “Appraising Management Performance: The Bubble Management Approach”, NXB Industrial Press. 16. Gary Dessler (2003), Human Resource Managerment, Pearaon Education,Inc. 17. Raymond, J.S (1998) Human Resource Managerment, John Wiley & Sons
Australia,Ltd. Website 18. http://dantri.com.vn 19. http://mbbank.com.vn 20. http://mindtools.com 21. http://sbv.gov.vn 22. http://thesaigontimes.com.vn 23. http://vietnamnet.vn 24. http://vnexpress.net 25. http://vnpost.gov.vn
PHỤ LỤC Phiếu điều tra
Chào các anh/chị!
Tôi tên Phan Thị Ngọc Hà, là học viên đang viết luận văn thạc sỹnên tôi thực hiện các khảo sát về công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Quảng Nam. Để thực hiện chương trình nghiên cứu này, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý anh/chị bằng cách trả lời những câu hỏi được nêu dưới đây.Kết quả điều tra chỉ phục vụ cho việc thực hiện đề tài, không sử dụng vào mục đích nào khác. Rất mong sự hợp tác của các anh/chị.
Xin chân thành cảm ơn!
PHAN THỊ NGỌC HÀ
Xin đánh chéo vào câu trả lời mà quý anh/chị cho là phù hợp nhất.
A. Thông tin cá nhân:
Anh/chị vui lòng cho biết thông tin cá nhân của anh/chị ?
Chức vụ : □ Cán bộ quản lý
□ Nhân viên
□ Lái xe, bảo vệ, tạp vụ
Giới tính: □ Nam □ Nữ Độ tuổi : □ Dưới 30 □ Từ 30 – 35 □ Trên 35 Trình độ: □ Sau đại học □ Đại học □ Cao đẳng □ Trung cấp
B. Nội dung
Câu 1: Theo anh/chị công tác đánh giá thực hiện công việc tại chi nhánh có vai trò nhƣ thế nào?
□ Rất quan trọng
□ Là thủ tục hành chính
□ Chỉ mang tính hình thức
□ Không trả lời
Câu 2: Theo anh/chị công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên hiện nay tại chi nhánh nhằm mục đích gì?
□ Đào tạo, phát triển
□ Trả lương, khen thưởng
□ Thuyên chuyển, đề bạt, sa thải
□ Phát triển nhân viên
□ Không có công tác nào
Câu 3: Anh/chị cho biết mức độ phù hợp giữa trình độ chuyên môn và yêu cầu công việc đƣợc phân công?
□ Rất phù hợp
□ Phù hợp
□ Chấp nhận được
□ Không phù hợp
Câu 4 : Anh/chị cho biết mức độ phù hợp giữa năng lực và khối lƣợng công việc đƣợc phân công?
□ Rất phù hợp
□ Phù hợp
□ Chấp nhận được
□ Không phù hợp
□ Rất không phù hợp
Câu 5: Anh/chị hãy đánh dấu vào ô từ 1 đến 5 về sự đáp ứng các yêu cầu dƣới đây của các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc hiện nay tại chi nhánh ( 5 là rất phù hợp và 1 là rất không phù hợp)? (Chọn 1 ô ở mỗi dòng).
Yêu cầu đối với tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của nhân viên
1 2 3 4 5
Cụ thể ( gắn với mục tiêu tổ chức và gắn với công việc, giúp nhân viên nhận biết hành vi làm việc của mình).
Có thể đo lường được (lượng hóa được các mức độ thực hiện công việc). Có thể đạt được (mang tính thách thức và thực tế cho nhân viên, khuyến khích nỗ lực của nhân viên).
Hợp lý ( bao quát toàn bộ nội dung nhiệm vụ đặt ra đối với nhân viên, có tính đến những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của nhân viên).
Có hạn định thời gian ( biết được khi nào phải hoàn tất công việc).
Câu 6: Theo anh/chị các loại tiêu chuẩn nào quan trọng cần đƣợc sử dụng để đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại chi nhánh?
□ Kết quả thực hiện công việc
□ Hành vi thực hiện công việc
□ Năng lực thực hiện công việc
□ Tố chất, đặc điểm
□ Ý thức chấp hành nội quy lao động
Câu 7: Anh/chị cho nhận xét về phƣơng pháp đánh giá thực hiện công việc của nhân viên đang đƣợc áp dụng tại chi nhánh?
□ Rất phù hợp
□ Phù hợp
□ Cần cải tiến
□ Nên thay đổi
□ Không ý kiến
Câu 8: Anh/chị vui lòng cho biết thời gian đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại chi nhánh hiện nay?
□ Hàng tháng
□ Hàng quý
□ Sáu tháng
□ Hàng năm
Câu 9: Theo anh/chị thời gian đánh giá thực hiện công việc của nhân viên nhƣ thế nào là phù hợp nhất tại chi nhánh?
□ Hàng tháng
□ Hàng quý
□ Sáu tháng
□ Hàng năm
Câu 10: Theo anh/chị đối tƣợng thực hiện đánh giá thực hiện công việc phù hợp nhất tại chi nhánh? □ Tự đánh giá □ Đồng nghiệp □ Cấp trên trực tiếp □ Khách hàng □ Tất cả
Câu 11: Anh/chị cho biết hiện nay lãnh đạo, phòng ban thƣờng phạm vào những lỗi nào trong quá trình đánh giá thực hiện công việc của nhân viên?
□ Đánh giá quá cao
□ Đánh giá quá thấp
□ Đánh giá theo tình cảm cá nhân
□ Quy về mức trung bình
Câu 12: Anh/chị có nhận đƣợc từ cấp trên những hành động hỗ trợ nào dƣới đây trong quá trình đánh giá thực hiện công việc không? (Chọn 1 ô ở mỗi dòng).
Hành động hỗ trợ của cấp trên Thƣờng xuyên
Thỉnh
thoảng Ít Rất ít Không
Thông báo mục tiêu và kế hoạch đánh giá trước kỳ đánh giá. Thống nhất với nhân viên về tiêu chí đánh giá.
Cung cấp thông tin phản hồi về điểm mạnh, điểm yếu để phát huy và khắc phục.
Thảo luận với nhân viên về kết quả thực hiện công việc.
Thống nhất với nhân viên về kế hoạch khắc phục cho kỳ đánh giá tiếp theo.
Câu 13: Anh/chị cho biết theo truyền thống văn hóa của chi nhánh hiện nay vấn đề nào dƣới đây đƣợc ƣu tiên xem xét?
□ Kết quả tập thể đạt được
□ Kết quả cá nhân đạt được
□ Công bằng như nhau
□ Không ý kiến
Câu 14: Anh/chị cho biết kết quả thực hiện công việc của tập thể ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá thực hiện công việc của nhân viên nhƣ thế nào?
□ Rất ảnh hưởng
□ Ảnh hưởng
□ Tương đối ảnh hưởng
□ Không ảnh hưởng
Câu 15: Khi làm việc tại chi nhánh, điều làm các anh chị mong muốn nhất là gì?
□ Thu nhập cao
□ Môi trường làm việc tốt
□ Có điều kiện phát triển
□ Công việc nhẹ nhàng
□ Khác
PHỤ LỤC 2 Kết quả điều tra
Tác giả phát ra 52 phiếu cho tất cả các cán bộ quản lý và nhân viên đang làm việc tại chi nhánh, kết quả thu về được 50 phiếu vì có 1 cán bộ quản lý đi công tác, 1 nữ nhân viên nghỉ thai sản không tham gia đánh giá.
Câu hỏi Kết quả
Thông tin cá nhân: (Số phiếu trả lời/ số phiếu phát ra) Anh/chị vui lòng cho biết thông tin cá nhân của anh/chị ?
Chức vụ :
□ Cán bộ quản lý 8/50
□ Nhân viên 37/50
□ Lái xe, bảo vệ, tạp vụ 5/50
Giới tính: □ Nam 14/50 □ Nữ 36/50 Độ tuổi : □ Dưới 30 21/50 □ Từ 30 – 35 24/50 □ Trên 35 5/50 Trình độ: □ Sau đại học 3/50 □ Đại học 40/50 □ Cao đẳng 6/50 □ Trung cấp 1/50
B. Nội dung
Câu hỏi Kết quả
(Số phiếu trả lời/ số phiếu phát ra) Câu 1: Theo anh/chị công tác đánh giá thực hiện
công việc tại chi nhánh có vai trò nhƣ thế nào?
□ Rất quan trọng 9/50
□ Là thủ tục hành chính 10/50
□ Chỉ mang tính hình thức 31/50
□ Không trả lời 0/50
Câu 2: Theo anh/chị công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên hiện nay tại chi nhánh nhằm mục đích gì?
□ Đào tạo, phát triển 4/50
□ Trả lương, khen thưởng 41/50
□ Thuyên chuyển, đề bạt, sa thải 3/50
□ Phát triển nhân viên 2/50
□ Không có công tác nào 0/50
Câu 3: Anh/chị cho biết mức độ phù hợp giữa trình độ chuyên môn và yêu cầu công việc đƣợc phân công? □ Rất phù hợp 0/50 □ Phù hợp 10/50 □ Chấp nhận được 15/50 □ Không phù hợp 25/50 □ Rất không phù hợp 0/50
Câu 4 : Anh/chị cho biết mức độ phù hợp giữa năng lực và khối lƣợng công việc đƣợc phân công?
□ Rất phù hợp 0/50
□ Phù hợp 8/50
□ Chấp nhận được 18/50
□ Không phù hợp 24/50
□ Rất không phù hợp 0/50
Câu 5: Anh/chị hãy đánh dấu vào ô từ 1 đến 5 về sự đáp ứng các yêu cầu dƣới đây của các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc hiện nay tại chi nhánh ( 5 là rất phù hợp và 1 là rất không phù hợp)?
(Chọn 1 ô ở mỗi dòng).
Yêu cầu đối với tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của nhân viên
1 2 3 4 5
Cụ thể ( gắn với mục tiêu tổ chức và gắn với công việc, giúp nhân viên nhận biết hành vi làm việc của mình).
15/50 19/50 10/50 6/50 0/50
Có thể đo lường được (lượng hóa được các mức độ thực hiện công việc).
18/50 20/50 8/50 4/50 0/50
Có thể đạt được (mang tính thách thức và thực tế cho nhân viên, khuyến khích nỗ lực của nhân viên).
17/50 19/50 9/50 5/50 0/50
Hợp lý ( bao quát toàn bộ nội dung nhiệm vụ đặt ra đối với nhân viên, có tính đến những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của nhân viên).
13/50 17/50 13/50 7/50 0/50
Có hạn định thời gian ( biết được khi nào phải hoàn tất công việc).