Hình 2.1. Sơ đồ tổng giá trị kinh tế của đất ngập nước
Cho đến nay, có rất nhiều các quan điểm về các nhóm giá trị khác nhau trong tổng giá trị kinh tế của ĐNN. Tuy nhiên, điểm chung giữa các quan điểm này là việc chia tổng giá trị kinh tế thành hai nhóm chính là giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.
TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG
Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp Giá trị lựa chọn Giá trị tồn tại Giá trị lưu truyền
22
Theo Turner (2003), giá trị sử dụng là những hàng hóa và dịch vụ sinh thái mà ĐNN cung cấp cho con người và các hệ thống kinh tế và được chia thành 3 nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn.
- Giá trị sử dụng trực tiếp: bao gồm những hàng hóa dịch vụ do môi trường ĐNN cung cấp và có thể tiêu dùng trực tiếp như gỗ, củi, thủy sản, mật ong hay giá trị du lịch, giải trí.
- Giá trị sử dụng gián tiếp: là những giá trị, lợi ích từ những dịch vụ do hệ sinh thái ĐNN cung cấp và các chức năng sinh thái như tuần hoàn dinh dưỡng, hấp thụ CO2, điều hòa khí hậu, phòng chống bão lũ.
- Giá trị lựa chọn về bản chất là những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc giá trị sử dụng gián tiếp của ĐNN mặc dù có thể sử dụng ở hiện tại nhưng chưa được sử dụng vì một lý do nào đó mà để lại để sử dụng ở tương lai. Ví dụ giá trị du lịch, cảnh quan, dược phẩm.
Giá trị phi sử dụng là những giá trị bản chất, nội tại của ĐNN và được chia thành giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền.
- Giá trị tồn tại của ĐNN là giá trị nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự thỏa mãn của một cá nhân khi biết được các thuộc tính của ĐNN đang tồn tại ở một trạng thái nào đó và thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để có được trạng thái đó.
- Giá trị lưu truyền là sự thỏa mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi biết rằng tài nguyên được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai. Giá trị này cũng thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
Xác định giá trị kinh tế được xác định bằng ba phương pháp: định giá thị trường trực tiếp, định giá thị trường gián tiếp và định giá dựa trên khảo sát (De Groot, 2006; TEEB, 2005b).
23
Định giá thị trường trực tiếp được sử dụng cho các dịch vụ hệ sinh thái có giá trên thị trường dựa trên giá thị trường, thu nhập hoặc chi phí đầu tư.
Định giá thị trường gián tiếp được thể hiện bằng sự tự nguyện chi trả tiền cho sự sẵn có và sẵn sàng chấp nhận sự mất mát của một dịch vụ nhất định. Nó bao gồm một loạt các phương pháp: chi phí thay thế, chi phí phục hồi, chi phí đi lại và giá trị hưởng thụ.
Trong đánh giá dựa trên khảo sát, thường được áp dụng bằng bộ câu hỏi điều tra hoặc thảo luận để xác định sự sẵn sàng chi trả.
Ngoài những phương pháp này, trong một số trường hợp phương pháp chuyển giao lợi ích có thể được áp dụng.