Có rất nhiều phương pháp đã được sử dụng để tính toán giá trị phòng hộ đê biển của RNM trên thế giới, trong đó sử dụng phổ biến là phương pháp chi phí thiệt hại tránh được. Phương pháp này được xây dựng trên giả định là nếu con người phải gánh chịu những chi phí khi một dịch vụ môi trường nào đó mất đi (chi phí này có thể là những thiệt hại về vật chất có nguyên nhân từ sự mất đi của dịch vụ môi trường hoặc chi phí để phục hồi lại dịch vụ môi trường đã mất) thì dịch vụ môi trường sẽ có giá trị nhỏ nhất bằng tổng chi phí mà con người phải chi trả để có dịch vụ tương đương.
Để ước lượng giá trị phòng hộ đê biển của RNM Giao Thủy, luận văn tiến hành thu thập chi phí tu bổ bảo dưỡng thường niên đê biển tại vùng có RNM và không có rừng trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định. Giá trị phòng hộ đê biển trung bình của 1ha RNM được tính như sau:
B = C
S
B: là giá trị phòng hộ đê biển trung bình của 1ha RNM
C: Tổng chi phí tránh được cho việc tu bổ tuyến đê có RNM bảo vệ S: Tổng diện tích RNM
Kết quả nghiên cứu
Theo kết quả điều tra các hộ dân sống ven tuyến đê biển thì từ khi những diện tích RNM trồng đầu tiên (thuộc dự án trồng rừng lấn biển năm 1980) khép tán, tuyến đê biển này cũng bắt đầu được ổn định, hầu như không bị tác động bởi sóng và triều cường. Ngay cả sau cơn bão Damrey (bão số 7 năm 2005) với sức gió giật trên cấp 12 và mức nước biển dâng lên tới 2,65m thì tuyến đê biển này cũng không bị hư hại đáng kể trong khi đó, bão Damrey đã khiến đê biển ở các khu vực khác bị sạt lở nghiêm trọng phải bảo dưỡng khẩn cấp.
80
Theo Ban quản lý các Dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định (2007) thì trong vòng hơn 20 năm qua, các dải RNM với mật độ dày đặc đã bảo vệ rất tốt cho tuyến đê biển có chiều dài hơn 10km thuộc địa phạn các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, do đó các tuyến đê này hầu như không phải tu bổ, sửa chữa hàng năm mà chỉ phải tu bổ theo định kỳ 5 năm nhưng chi phí tu bổ thường rất nhỏ, không đáng kể. Trong khi đó, hơn 20km đê nằm cùng trục với tuyến đê trên nhưng không có rừng phòng hộ thì liên tục đối mặt với các sự cố như xói mòn, sạt lở, hư hỏng nặng đặc biệt là sau các mùa bão. Chi phí để tu bổ, sửa chữa và xây dựng mới một số công trình phụ trợ trên hơn 20 km đê này hàng năm là rất lớn.
Bảng 3.11:Chi phí tu bổ 20,7km đê biển không có rừng bảo vệ huyện Giao Thủy giai đoạn 2001-2010
Năm Chi phí (triệu đồng) Chi phí trung bình (triệu đồng/km)
Tổng chi phí qui đổi theo tỷ lệ chiết khấu 10% (triệu đồng)
2001 452 21.8 1,172.37 2002 538 26.0 1,268.58 2003 916 44.3 1,963.53 2004 663 32.0 1,292.00 2005 11,849 572.4 20,991.23 2006 261 12.6 420.34 2007 446 21.5 652.99 2008 572 27.6 761.33 2009 623 30.1 753.83 2010 590 28.5 649.00 Tổng 16,910 29,925.19 Trung bình 1,691 2,992.52
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định
Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến 2010 tổng chi phí sửa chữa, tu bổ đoạn đê không có RNM phòng hộ là 16,910 tỷ đồng (quy đổi theo tỷ lệ chuyển đổi 10% là 30 tỷ đồng). Chi phí trung bình duy tu bảo dưỡng hàng năm dao động từ mức 261 triệu tới gần 12 tỷ đồng một năm tùy theo tình hình bão cụ thể. Năm 2005 cơn bão Damrey gây ra sạt lở rất lơn cho hệ thống đê biển không có rừng bảo vệ,
81
chi phí duy tu bảo dưỡng năm 2005 với phần đê này là cao nhất trong 10 năm qua. Chi phí trung bình để duy tu bảo dưỡng 1km đê biển dao động từ 21 triệu đồng tới 572 triệu đồng/1 năm. Còn nếu tính theo chi phí đã quy đổi thì chi phí này dao động từ 54 triệu tới 692 triệu đồng / 1 năm cho 1 km đê biển.
Nếu giả định rằng các cơn bão lớn xuất hiện với tần suất 10 năm một lần thì chi phí duy tu bảo dưỡng trung bình là 3 tỷ đồng một năm cho 20,7 km đê biển không có rừng. Như vậy, toàn bộ phần diện tích RNM 3.100 ha trải dài 10,5km ngoài đê có tác dụng phòng tránh được thiệt hại cho tuyến đê biển dài 10,5km này. Chi phí duy tu đê biển tránh được chính là lợi ích/giá trị phòng hộ của RNM. Nếu giả định rằng lợi ích phòng hộ của RNM cho mỗi km đê biển là như nhau thì giá trị phòng hộ của 3.100 ha RNM tại 10,5 km đê có rừng là 1,52 tỷ đồng/ năm. Từ đó giá trị phòng hộ của 1 ha RNM là 492 nghìn đồng/năm.