Hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên ĐNN

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 46 - 47)

Tài nguyên thiên nhiên của khu vực đã phục vụ cho sinh kế của hơn 45.000 dân cư địa phương, với hai mục đích chính là nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

- Khu vực nuôi trồng thủy hải sản: có thể chia làm 2 hoạt động chính, đó là nuôi tôm và nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

+ Hiện tại có 183 đầm tôm với tổng diện tích là 2.075 ha. Hình thức nuôi tôm chủ yếu là nuôi quảng canh. Trong đó, các ao nuôi được thiết kế và bố trí dọc theo bờ biển và các bãi bồi (bên ngoài đê trung ương), lợi dụng chu trình tự nhiên của thủy triều để cung cấp thức ăn và lọc sạch nguồn nước trong ao. Phần lớn các điểm nuôi trồng (đầm tôm) đều là các đầm trắng - không có RNM là 52,05%. Như vậy, diện tích đầm tôm quảng canh (không có RNM) trong khu vực nghiên cứu là 926 ha.

Tại vùng lõi VQGXT hiện có 154 ha đầm nuôi tôm trong đó có 54 ha cồn Lu và 100 ha Cồn Ngạn. Tại các đầm nuôi tôm người dân đều làm chòi canh, dựng lều cắt cử nhau để trông coi sinh hoạt ở đây (mỗi đầm có từ 1 - 2 người trông coi) làm ảnh hưởng tới tính tự nhiên trong vùng lõi và nơi sinh cư của các nhóm chim bản địa cũng như nơi trú chân của các nhóm chim di cư.

+ Hoạt động nuôi nhuyễn thể : Theo quyết đi ̣nh 604/2006 của UBND huyện Giao Thủy, tổng diện tích nuôi ngao trên vùng triều VQGXT là 1.431 ha, nằm trên đi ̣a phận ba xã Giao La ̣c , Giao Xuân và Giao Hải . Trong đó thực tế chỉ có 821 ha nuôi ngao do vùng bãi biến động theo tốc độ bồi lắng của bãi bồi , hàng năm sẽ có một số diện tích có đất nâng cao không nuôi trồng được , ứ đọng bùn và do làm ăn thua lỗ nên nhiều hộ đã không tiếp tu ̣c nuôi ngao trên vùng bãi của mình .

- Khu vực khai thác thủy sản: tài nguyên thủy sản được khai thác rất phong phú và diễn ra quanh năm; trong đó hoạt động đăng đáy diễn ra chủ yếu trên sông

37

Trà và sông Vọp; khai thác ngao giống theo mùa vụ (khoảng tháng 5,6 hàng năm) khu bãi cát ven biển ngoài Cồn Lu đem lại thu nhập rất cao cho người dân; khai thác thủ công diễn ra tự do, trên hầu hết tất cả các khu vực các lạch sông, trong RNM và ven các bãi bồi phía ngoài đê.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 46 - 47)