Khu vực này nằm hoàn toàn ở phần cuối Cồn Lu và Cồn Ngạn trong cả trong vùng lõi và vùng đệm, phân bố duy nhất ở ba xã: Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải với tổng diện tích 1.265 ha vào năm 2009 (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định, 2009). Dạng đất chủ yếu là phù sa và các sản phẩm lắng đọng được đưa từ đất liền tới. Tầng đất này, lầy thụt và màu mỡ tạo điều kiện cho các sinh vật phù du phát triển mạnh. Tuy không có loài thực vật bậc cao, nhưng ở đây tập trung nhiều loài thực vật nổi và nhiều loài động vật thủy sinh sống phù du khác. Ngoài ra, đây cũng chính là nơi các loài thủy sản phát triển mạnh như ngao (vạng), các loài cua, cáy, rạm, các loài cá… Đó là nguồn thức ăn vô tận của các loài chim nước.
60
Hầu hết các loài chim nước di cư tới đây. Phải khẳng định rằng nếu không có HST này thì một số loài chim di cư sẽ không tồn tại, trong đó cò thìa. Một số loài chim nước đã thường xuyên xuất hiện kiếm ăn ở đây như: cò thìa, rẽ mỏ thìa, rẽ mỏ rộng, rẽ trán trắng, choắt đốm đen, choắt mỏ cong lớn, choắt mỏ trắng đuôi vằn, ngỗng trời….
Nguồn thủy sản phong phú ở đây đồng thời là nguồn thu nhập rất lớn của người dân xã Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải. Khu vực này có hàng trăm năm đăng đáy và bãi nuôi thả ngao, ước tính thu nhập hàng năm lên tới hàng chục tỷ đồng. Chính vì vậy, nơi này đã trở thành vùng cạnh tranh nơi kiếm sống giữa con người và các loài chim nước. Ngoài ra các loài chim còn bị trực tiếp xua đuổi, đánh bắt.
Đây là môi trường sống của nhiều loài hai mảnh vỏ như don (Glaucomya chinensis), hàu (Ostrea spp.), ngao đỏ (Meretrix Metrix), ngao Bến Tre ( M. lyrata)
...
Hình 3.5:Đầm lầy ngập triều
Các hoạt động diễn ra trong khu vực bãi bồi ngập triều Hiện nay, có ba hoạt động diễn ra trong bãi bồi ngập triều:
Khai thác các loại hai mảnh vỏ đã tồn tại từ hàng trăm năm trước. Hoạt động này diễn ra quanh năm, là sinh kế của nhiều người dân địa phương, chủ yếu là phụ
61
nữ. Phương tiện đánh bắt chủ yếu bằng các công cụ đơn giản như thìa, cào, xẻng…khi thủy triều xuống thấp và phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Khai thác ấu trùng ngao tự nhiên: chỉ diễn ra từ tháng năm đến tháng tám. Ấu trùng ngao đỏ sống ở vùng nước có độ mặn thấp, trong khi ngao Bến Tre sống ở những nơi có độ mặn cao. Tuy nhiên, ở những khu vực có dòng chảy chậm, sóng thấp, và lượng cát lớn thì cả hai đều phát triển mạnh (Ban quản lý VQGXT, 2008).
Người khai thác ngao tự nhiên thường tự tổ chức cá nhân hoặc thành nhóm. Trong trường hợp làm việc thành nhóm, thì có khoảng 8-10 người thảo luận để lựa chọn thời gian và địa điểm làm việc cùng nhau. Họ cũng chia sẻ lợi nhuận như nhau, bất kể ai bắt được nhiều hoặc ít (MCD, 2008).
Nuôi ngao: Để đáp ứng nhu cầu cao của thị trường ngao, nuôi ngao đã trở nên phổ biến từ năm 1989. Hoạt động nuôi ngao đơn giản hơn so với nuôi tôm vì không tốn chi phí thức ăn, ngao chỉ ăn mùn hữu cơ (các hạt) và sinh vật phù du trong nước thủy triều. Các bãi ngao có diện tích từ 0,5 ha đến 10 ha được bao bởi lưới xung quanh (thường gọi là vây vạng) và được cải tạo bằng việc hút bùn và thêm cát.
Quá trình nuôi có bốn giai đoạn chính tùy thuộc vào kích cỡ ngao. Giai đoạn đầu tiên áp dụng cho ấu trùng ngao kéo dài từ tháng Sáu đến tháng Tám; ngao được lưu giữ từ kích thước rất nhỏ cho đến khi đạt 5.000 - 3.000 con/kg. Trong giai đoạn thứ hai, chúng được chuyển đến nơi rộng hơn và sâu hơn, nơi chúng sống ở độ sâu 1 cm dưới cát. Khi chúng có kích thước lớn hơn (khoảng 1.500 - 2.000 con/kg), chúng được chuyển sang giai đoạn thứ ba cho đến khi đến gần 500 con/kg. Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn cuối cùng sẽ là ngao trưởng thành có 50 - 60 con/kg. Ngao được nuôi giữ trong 12 đến 18 tháng ở những nơi rộng với mật độ 360 cá thể mỗi m2 (MCD, 2008).
62
Hình 3.6:Sơ đồ phát triển của ngao