Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 39 - 45)

* Điều kiện tự nhiên

VQGXT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình tự nhiên được kiến tạo bằng quy luật bồi lắng phù sa của vùng cửa sông ven biển. Các bãi bồi lớn xen kẽ với các dòng sông tạo nên cảnh quan đặc thù của khu vực, là nơi cư trú của

30

nhiều loài chim bản địa cũng như là bãi đậu của các loài chim di trú. Phù sa màu mỡ ở cửa sông Hồng cùng với điều kiện tự nhiên đã tạo nên sự giàu có, giá trị bậc nhất của khu vực về ĐDSH. Đây chính là tiềm năng phong phú cho chiến lược phát triển bền vững của vùng nhằm sử dụng hợp lý ĐNN, phát triển nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.

- Khí hậu và thủy văn

Vùng Cồn Lu, Cồn Ngạn của huyện Giao Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chịu ảnh hưởng của mưa bão từ tháng 5 đến tháng 10 và khô hạn vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân trên 1.700 mm/ năm, mùa khô hạn chỉ chiếm 25% lượng mưa cả năm. Độ ẩm bình quân là 80%. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,70C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 và tháng 7, khoảng 29,50C, nhiệt độ thấp nhất trong năm vào các tháng 1 và 2, khoảng 15- 160C. Đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều với chu kỳ khoảng 25 giờ. Biên độ thủy triều trung bình 150-180 cm, cao nhất 270 cm, thấp nhất là 2-5 cm.

- Địa hình

VQGXT là bãi triều ngoài đê biển bao gồm các cồn, lòng sông, lạch triều. Bãi triều được cấu tạo bởi trầm tích cửa sông Hồng và biển Đông gồm cát, bùn và sét. Do phù sa sông Hồng bồi lắng và ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều, cốt đất có độ cao trung bình từ 0,5 đến 0,9 m. Địa hình thoải thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, đặc biệt Cồn Lu có dải cát cao từ 1,2-1,5m.

Bãi triều VQGXT bị chia cắt do đê biển, sông Trà, lạch triều và hạ lưu sông Vọp tạo thành 4 khu vực là Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh.

- Bãi Trong: Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12km, chiều rộng bình quân 1,5km. Phía bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia Ngự Hàn và phía nam bị giới hạn bởi sông Vọp. Hầu hết diện tích Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm, cua và khai thác hải sản. Diện tích Bãi Trong khoảng 2.500 ha, trong đó có khoảng 800 ha có RNM che phủ.

31

- Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà với chiều dài khoảng 10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2 km. Phần diện tích cồn Ngạn nằm trong vùng đệm đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thủy sản. Phần còn lại thuộc vùng lõi của VQGXT là vùng được giới hạn bởi đê Vành Lược và sông Trà vẫn còn RNM, cùng với một phần đầm tôm (giáp cửa Ba Lạt). Ngoài ra, một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng địa phương sử dụng để nuôi ngao quảng canh. Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn khoảng 2.000 ha.

- Cồn Lu nằm giữa sông Trà và lạch triều chia cắt với Cồn Xanh, nằm gần song song với Cồn Ngạn. Phía Đông và Đông Nam Cồn Lu có một dải cát cao không ngập triều, một ít diện tích đã có lớp phủ phi lao, phía đuôi Cồn Lu là một bãi vạng trên đất cát, cát pha và bãi lầy đất trống. Diện tích còn lại là diện tích ngập mặn sú và trang. Cồn Lu là điểm dừng chân của nhiều loài chim di cư phương Bắc trú đông hàng năm, đã được Chính phủ Việt Nam đăng ký là điểm bảo vệ ĐNN quốc tế từ năm 1989 khi tham gia Công ước Ramsar.

- Cồn Xanh nằm tiếp giáp với Cồn Lu, được cấu tạo bởi cát biển. Cồn Xanh đang tiếp tục được bồi đắp để mở rộng diện tích và nâng cao cốt đất. Cồn Xanh luôn luôn ngập nước lúc triều cường. Lúc nước ròng (nước nhỏ) Cồn Xanh gồm hai dải cát, một dải cát nằm ở vị trí phía Đông và một dải cát nằm ở vị trí Đông Nam. Đây là còn đã và đang hình thành để mở rộng quỹ đất.

Ngoài ra địa hình VQGXT còn đặc trưng bởi Lòng lạch sông và lạch triều: Lòng lạch sông và lạch triều thường xuyên ngập nước. Lòng lạch sông và lạch triều đang được trầm tích phù sa (bùn, sét và cát) bồi đắp, nâng cao cốt đất và thu hẹp dòng chảy. Lòng lạch sông và lạch triều đại bộ phận có lớp trầm tích lầy nhão, có diện tích lớn (khoảng 4000 ha) và có tiềm năng mở rộng quỹ đất trong tương lai.

- Đặc điểm đa dạng sinh học

Khu vực VQG nằm trong phạm vi hội tụ của các sông trong hệ thống sông Hồng, có nhiều phù sa và giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt Cồn Ngạn, Cồn Lu với

32

những cánh rừng ngập mặn xanh tốt, là nơi trú đông và dừng chân của nhiều loài chim nước di trú.

+ Đa dạng về hệ thực vật :

- Đa dạng sinh cảnh sống và loài thực vật

Các sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và các dải rừng ngập mặn. VQGXT đã thống kê được tổng số 192 loài thuộc 145 chi của 60 họ thực vật.

Lớp hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều nhất, 135 loài (chiếm 70,3% tổng số loài) thuộc 47 họ. Ngành dương xỉ chiếm tỷ lệ loài ít nhất (4,1%) thuộc 6 chi của 5 họ. Các loài của lớp một lá mầm mặc dù chỉ có 49 loài (chiếm 25,5%) thuộc 8 họ. Tuy nhiên chúng là những loài có số lượng cá thể lớn trong các bãi cỏ (Phan Nguyên Hồng và cs, 2007).

VQGXT là nơi tập trung các loài cây ngập mặn chủ yếu phân bố ở khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Ở những nơi đất đá bồi cao nhưng vẫn ngập triều trung bình có bùn sâu thì trang (Kandelia ovovata) vẫn chiếm tỷ lệ cao, sau đó là sú (Aegiceras corniculatum) mọc xen có chiều cao bằng trang. Lác đác có một ít đâng (Rhizophora stylosa) và vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) có tán dày, xen lẫn các loài trên là mắm biển (Avicennia marina) (Phan Nguyên Hồng và cs, 2007). Cũng tại đây, do phù sa cửa sông Ba Lạt bồi đắp hằng ngày nên bần chua (Sonneratia caseolaris) tái sinh nhanh và chiếm lĩnh các mép sông tạo ra những viền có mật độ khác nhau. Dưới tán bần là ô rô (Acanthus ilicifolius) mọc thành khóm đôi khi lẫn vài cây ô rô trắng (Ancanthus ebracteatus). Qua khảo sát thì thấy ở VQG dây cóc kèn (Derris trifoliata) phát triển mạnh hơn các nơi khác, chúng bao phủ từng đám trên tán các loài cây gỗ khác (Phan Nguyên Hồng và cs, 2007).

- Đa dạng sinh học các dạng sống

Có một số dạng sống chính trong vùng RNM XT bao gồm các loài cây thân gỗ, cây bụi, dây leo, thân cỏ, thân mọng nước, thân rễ, các cây thủy sinh, cây sống ký sinh, bán ký sinh, các loài cây thân cột dạng cau dừa, dương xỉ, các loài cây có

33 thân ngầm.

- Đa dạng kiểu quần xã thực vật

Theo Phan Nguyên Hồng và cs (2007), có 8 kiểu nơi sinh sống khác nhau xuất hiện ở vùng đệm và vùng lõi của VQGXT, mỗi nơi sống có một số quần xã thực vật đặc thù riêng: Quần xã cỏ cáy (Sporobulus virginicus) - cỏ ngạn (Scirpus kimoninsis); quần xã vạng hôi (Clerodendron inerme) - tra (Hisbicus tiliaceus) - giá (Excoecaria agallocha); quần xã cà độc dược (Datura metel) - thầu dầu (Ricinus communis); quần xã phi lao (Casuarina equisetifolia) - quan âm (Vitex trifoliata); quần xã cỏ lông chông (Spinifex littoreus)- muống biển (Ipomoes pescarpae); quần xã cỏ xoan (Halophila ovalis) - cỏ xoan nhỏ (Halophila minor) - rong xương cá (Myriophyllum dicoccum) ở nước lợ; quần xã cói (Cyperus malaccensis), sậy (Phragmites karka) trong các đầm nuôi thủy sản và các kiểu quần xã kết hợp.

Ở VQGXT quan sát thấy hai kiểu quần xã kết hợp chính : quần xã sú + bần + mắm + ô rô (Aegiceras corniculatum + Sonneratia caseolaris + Avicennia marina + Acanthus ilicifolius) phân bố tại phía Bắc Vườn và quần xã rừng trồng trang (Kandelia obovata), sú (Aegiceras corniculatum).

+ Đa dạng về sinh vật phù du:

- Thực vật phù du là nguồn thức ăn sơ cấp, quyết định đến năng suất sinh học của thủy vực. Vùng ven biển Giao Thủy đã thống kê được 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 6 ngành: tảo mắt (Euglennophyta), tảo lục (Chlorophyta), tảo giáp (Pyrrophyta), tảo lam (Cyanophyta) và tảo silic (Bacillariophyta). Trong đó, tảo Silic bao giờ cũng là ngành ưu thế về số lượng họ, chi và loài.

- Động vật phù du là nhóm tiêu thụ thực vật phù du, đồng thời là thức ăn động vật đầu tiên cho các loài động vật ăn thịt khác. Các kết quả khảo sát đã phát hiện được 55 loài thuộc 40 giống: giáp xác (Copepoda, CladoceraAmphipoda) 31 loài, chiếm 91,8% tổng số; Crystoflagellata 1 loài, Polychaeta 1 loài, Mollusca 5 loài (chiếm 9,1%) và các đại diện khác (2 loài, chiếm 3,64%).

34

Thành phần loài động vật đáy ở RNM Giao Thủy bao gồm các nhóm giun đốt, giáp xác mười chân, thân mềm chân bụng, hai mảnh vỏ. Trong số các họ có nhiều loài nhất là Ocypodidae tới 26 loài, chiếm 16,88%, hộ Grapsidae có 21 loài chiếm 13,63% tổng số loài. Họ có nhiều loài có giá trị kinh tế nhất là Portunidae, Penaeidae có loài cua bùn (Scylla serrata), các loài ghẹ (Portunus sp.) và họ tôm sú Penaeidae. Các loài trong nhóm hai mảnh vỏ như don (Glaucomya chinensis), hàu (Ostrea spp), móng tay (Solen spp., Sinonovacula spp.), các loài ngao (Meretrix metrix, M.lyrata, M.lusoria)...Nhóm ưu thế phân bố trong RNM là các loài cua họ Grapsidae và phía ngoài RNM là các loài cua trong họ Ocypodidae.

+Về Cá: Đã thống kê được 156 loài, trong đó có 57 loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá vược (Lates cancarifer), cá bớp (Bostrichthys smensis), cá đối (Mugil nepanensisreus), cá dưa (Muraenesox cinereur), cá nhệch (Pisoodonophis), cá tráp (Taius tuinifrons).

+ Khu hệ chim: Theo điều tra bước đầu của Birdlife International (2006), ở VQGXT đã gặp 219 loài chim (bằng 26,4% của tổng số loài chim cả nước) thuộc 41 họ (bằng 50,61 tổng số học chim cả nước) 13 bộ (bằng 15,79% tổng số bộ chim cả nước). Khu hệ chim ở đây tiêu biểu các loài bộ hạc (Ciconiformes), bộ ngỗng (Anseriformes), bộ rẽ (Charadriiformes) và bộ sẻ (Passeriformes). Trong 13 bộ chim ở khu vực, bộ sẻ (Passeriformes) chiếm số lượng nhiều nhất tới 40%, sau đó là bộ rẽ (Charadriiformes), bộ hạc (Ciconiformes), bộ sếu (Gruiformes) và bộ sả (Coraciiformes). Bộ chim lặn (Podicipediformes) chỉ có hai loài-

+ Về thú: theo điều tra sơ bộ có 10 loài ở trên cạn là các loài Dơi, Chuột đồng, Cầy, Cáo,…và 3 loài ở dưới nước như rái cá (Lutra lutra), cá heo (Lipotes vixilifer) và cá đầu ông sư (Neôphcaera phocaenoides), nhưng rất hiếm gặp.

+ Các lớp bò sát, lưỡng cư: Có 37 loài, gồm 13 loài lưỡng cư, thuộc 8 giống, 4 họ, 1 bộ và 24 loài bò sát trong đó có một số loài quý hiếm thuộc 17 giống, 8 họ, 2 bộ ở vùng cửa sông ven biển VQGXT. Có 17 loài sống trong môi trường cạn phía ngoài đê. Môi trường nước lợ gồm các rừng trang cũ và các vạt trang mới trồng, bãi lầy ven sông, lòng ao hồ, ở đây mới thấy 2 loài thường trú, một loài ếch

35

gần giống ếch đồng (Rana sp.) và rắn bồng ven biển (Enhydris bennetti). Lưỡng cư bò sát có quan hệ dinh dưỡng với nhiều nhóm động vật, nhất là lớp côn trùng, chúng là một thành phần của HST RNM nên rất cần được nghiên cứu và bảo vệ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)