Tác động của tự nhiên và nhân tạo đến môi trường, sinh thá

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 47 - 51)

VQGXT

* Tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học

Những năm gần đây, khu vực cửa sông ven biển thuộc VQG Xuân Thủy (Nam Định) chứng kiến nhiều sự thay đổi bất lợi do biến đổi khí hậu gây nên. Nhiệt độ bình quân cao hơn, ô nhiễm môi trường tăng, mực nước biển dâng cao và nhiều yếu tố thiên tai bất thường khác. Những sự thay đổi do biển đổi khí hậu đã trực tiếp tác động vào đa dạng sinh học

Tài nguyên rừng là nhân tố chịu tác động đầu tiên từ biến đổi khí hậu. Các dải rừng phi lao ở Cồn Lu được trồng từ cuối những năm 90, đã khép tán và đạt chiều cao gần thành thục (gần 10m) nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây, sau khi bị nước biển lúc triều cường ngập tràn qua và bị ngâm nước nhiều giờ trong ngày, rừng phi lao đã không thể thích ứng kịp nên đã bị chết đứng hàng loạt. Rừng ngập mặn, bình thường khi đạt độ thành thục đã vươn lên khỏi mặt nước lúc triều cường, tuy nhiên do mực nước biển dâng ngày càng cao, trong khi sinh khối của các loài cây ngập mặn ở khu vực chỉ là hữu hạn. Bởi vậy, khả năng các loài cây ngập mặn đại trà như trang và sú có chiều cao hạn chế sẽ khó lòng thích ứng được. Các chức năng ưu việt của rừng ngập mặn như: “phòng hộ đê biển, cung cấp môi sinh an lành…” sẽ bị suy giảm đáng kể.

Các loài động vật khác ở khu vực cũng ít nhiều bị tác động. Khi nhiệt độ ấm hơn ở Bắc bán cầu, các loài chim di cư tránh rét sẽ thay đổi tập tính di cư, nhiều loài chim lựa chọn điểm di cư ở gần hơn hoặc thời gian di cư muộn hơn đồng thời kết thúc mùa di cư sớm hơn thường lệ. Một số loài động thực vật thủy sinh khác cũng chịu tác động của sự thay đổi mực nước biển khiến cho tập tính và sinh trưởng của

38

loài không ổn định cũng như không đạt được năng suất sinh học thường thấy.

* Sự thay đổi về chế độ thuỷ văn kéo theo sự biến đổi về đa dạng sinh học của khu vực

Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, thời gian qua do có những sự can thiệp bất hợp lý của con người và một số yếu tố bất lợi của tự nhiên nên chế độ nước ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã diễn ra không bình thường. Khu vực giáp cửa sông Hồng đã bị ngọt hoá do đập Vọp ngăn sông Vọp và sông Trà bị lấp ở khúc giữa đã ngăn chặn sự lưu thông bình thường của hai nguồn nước; nguồn nước ngọt của sông Hồng và nguồn nước mặn của biển Giao Hải. Các loài cây ưa ngọt đã có điều kiện phát triển mạnh (như bần chua và sậy, cói) ở vùng cửa sông Hồng. Ngược lại phần đất ở xa cửa sông bị mặn hoá, loài hà (một loài nhuyễn thể sống bám vào cây rừng ngập mặn) phát triển rất mạnh, khiến cho cây rừng ngập mặn bị xâm hại ở nhiều điểm, Rừng ngập mặn kém phát triển, thậm chí còn bị chết hàng loạt.

Sự thay đổi về chế độ thuỷ văn kéo theo sự biến đổi về đa dạng sinh học của vùng cửa sông. Đa dạng sinh học bị suy giảm mạnh, các loài thuỷ hải sản có giá trị kinh tế không thể phát triển, nhường chỗ cho các loài kém giá trị hơn của hệ sinh thái nước ngọt. Tương tự như vậy, khi độ mặn lên khá cao quanh năm, rất khó có được các loài thuỷ hải sản có giá trị kinh tế. Sự suy giảm về số và chất lượng tài nguyên rừng và động thực vật thuỷ sinh là hệ quả tất yếu dẫn đến thu hẹp các sinh cảnh kiếm ăn và cư trú của chim di trú và động vật hoang dã khác. Có khoảng 6-10 ha rừng bị nước biển xâm thực, trong đó khoảng 5 ha rừng phi lao bị chết trắng. Thêm nữa, so với năm 2000, mực nước đã dâng cao hơn từ 50- 70cm, nên ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái, đặc biệt là loài cò, rẻ, choi choi mỏ thìa… vì không có nơi trú ngụ (theo ông Nguyễn Viết Cách – Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy)

*Chặt phá cây rừng để làm đầm tôm.

Rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy tuy diện tích lãnh thổ đã mở rộng hơn, nhưng diện tích rừng ngập mặn đã có sự sụt giảm về diện tích và chất

39

lượng rừng. Trong vòng có 14 năm từ 1986- 2000, rừng ngập mặn đã giảm từ 1.456,7 ha xuống còn 411,9 ha (giảm 71,4 %). Trong khi đó diện tích đầm nuôi tôm lại tăng vọt từ 432,3 ha lên 2795,5 ha (tăng 660,9%). Số rừng non năm 1998 cũng chỉ đạt 357,85 ha chiếm 5,83% diện tích cả Vườn quốc gia. Đây chính là hậu quả của việc chặt phá rừng để làm đầm tôm, người dân địa phương tận dụng vùng đất ngập nước nuôi tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến, do nước không được tuần hoàn lên xuống thường xuyên theo thủy triều nên những khu vực rừng ngập nước đó đã bị úng và dẫn tới chết.

Sự tồn tại của đầm nuôi tôm làm giảm độ che phủ của thảm rừng ngập mặn, làm giảm lượng tích lũy các bon hấp thụ khí CO2, ảnh hưởng đến vi khí hậu của vùng. Ngoài ra kéo theo sự giảm sút dự trữ nước ngọt trong vùng, làm mất đi các nơi cư trú, sinh sản của nhiều loài động vật dưới nước và trên cạn. Giảm diện tích rừng ngập mặn cũng làm giảm hấp thụ các chất độc hại, ô nhiễm của vùng cửa sông ven biển. Như vậy đồng thời với độ che phủ thấp là sự suy giảm các giá trị về đa dạng sinh học, giảm đa dạng nguồn gen và năng suất sinh học. Thể hiện rõ nhất là sự suy giảm về số lượng cây sậy. Năm 1996, có khoảng 300 ha sậy (Phragmites sp) ở các đầm nuôi thủy sản của khu vực Cồn Ngạn (Pedersen và Nguyễn Huy Thắng, 1996). Tuy nhiên cho đến năm 2000, các bãi sậy này đã bị biến mất.

Trong quá trình nuôi tôm, nước không thường xuyên lưu thông, các chất ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa và chất thải của tôm ngày càng tích lũy trong đầm nuôi. Các loại hóa chất ở các hồ nuôi tôm được sử dụng thiếu kiểm soát được nước triều đem từ nội địa ra các cửa sông, kênh rạch và rừng ngập mặn đã phá hủy chu trình dinh dưỡng của hệ vi sinh vật, hậu quả nhiều loài động vật ăn mùn bã đã không sống được và ảnh hưởng đến dây truyền đến các động vật, nhiều loài hải sản có giá trị cao ở rừng ngập mặn bị giảm sút.

Việc đào mương dẫn nước vào vùng đầm cũng đã ảnh hưởng đến môi trường sống của chim vùng lõi, chim không đủ nước ngọt để uống.

Ngoài ra tình trạng tự do dựng lều lán để trông coi đầm tôm cũng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường trong khu vực, đặc biệt gây xáo trộn tới

40 các sinh cảnh của những loài chim nước.

*Hoạt động nuôi ngao và đăng đáy

Cùng với phong trào quây đầm tôm, phong trào làm vây vạng (nuôi ngao) cũng phát triển mạnh từ giữa những năm 90. Hoạt động này phát triển mạnh, thích hợp với đối tượng là hộ nghèo vì vốn đầu tư không lớn như quây đầm tôm. Mặc dù phong trào khai thác ngao (vạng) thô sơ nhưng tác động mạnh đến vùng bãi triều, khiến khả năng tái sinh tự nhiên của một số loài cây ngập mặn tiên phong không còn. Trước hết bãi khai thác ngao thuộc vùng triều phải bằng phẳng, không có thực vật, nếu có phải chặt bỏ. Với phương thức khai thác thủ công với số lượng người khai thác lớn, mật độ dày vừa làm cạn nguồn con giống, cây giống rừng ngập mặn. Như vậy sự tác động của con người đã ảnh hưởng mạnh đến Vườn quốc gia, sự ảnh hưởng vừa mang tính toàn diện vừa cục bộ đến quá trình tiến hóa trầm tích, tương tác lục địa biển và các thành phần môi trường khác, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học.

Cùng với đó, hiện tượng đăng đáy được giăng khắp mọi nơi, mọi chốn có thể và tập trung dày đặc ở các lòng sông, lạch nước đã ảnh hưởng lớn đến cảnh quan và môi trường ở khu vực. Chúng vừa góp phần khai thác cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản vừa gây nhiễu loạn đối với động vật hoang dã.

* Khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản quá mức.

Vườn quốc gia Xuân Thủy là khu vực sinh trưởng tốt của nhiều loài động vật thủy sinh nên có số lượng thủy hải sản rất lớn là nguồn thức ăn của các loài chim biển di cư. Tuy nhiên từ nhiều năm qua, do nguồn lợi từ thủy sản khá lớn nên ngư dân ở khu vực này đã vào khai thác bừa bãi, dùng lưới điện để khai thác thủy hải sản, làm suy giảm nhanh chóng nguồn thủy sản, đồng thời tiêu diệt luôn các ấu trùng con và trứng của các loài thủy hải sản trong khu vực (vì lưới điện quét sát đất). Do vậy mà trong một số năm trở lại đây số loài chim biển về di cư ở Xuân Thủy tuy không giảm về số loài nhưng số lượng cá thể đã giảm đáng kể như ngỗng trời và một số loài khác như sâm cầm đã không còn xuất hiện.

41

*Săn bẫy trộm chim thú và các loài động vật hoang dã.

Hiện nay ở khu vực bên ngoài Vườn quốc gia Xuân Thủy vẫn diễn ra tình trạng săn bắn những loài chim bản địa khiến cho những loài này ngày càng bị suy giảm. Số lượng chim ở Vườn quốc gia Xuân Thủy giảm khoảng 30 – 35% so với chục năm về trước do nạn săn bắn, đánh bẫy. Nhiều loài có tên trong Sách Đỏ thế giới đang bị đe dọa, trong đó có cò mỏ thìa (Platalea minor). Năm 1994 Vườn có 102 cá thể cò mỏ thìa, tới năm 2010 chỉ còn 49 cá thể.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)