HST nước mặn nuôi trồng thủy sản (Đầm nuôi tôm)

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 66 - 120)

3.2.2.1. Đặc tính của các đầm nuôi tôm

Trong khu vực Cồn Ngạn và Bãi Trong của vùng đệm VQG có 1.891 ha diện tích đầm nuôi tôm chủ yếu ở hai xã Giao Thiện và Giao An. Giao Thiện là xã có diện tích nuôi tôm lớn nhất với 933 ha, tiếp đó là Giao An với 792 ha (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định, 2009). Trước đây, phần lớn khu vực nuôi được RNM che phủ, sau đó chủ đầm chặt rừng đi để chuyển thành các đầm nuôi. Tại các đầm nuôi gần đê trung ương, hiện tại không còn RNM trong đầm nữa. Nuôi quảng canh tại các đầm không có rừng được gọi là “nuôi trắng” (thuật ngữ địa phương) hoặc nuôi quảng canh (thuật ngữ của các nhà quản lý). Cách nuôi tôm trong những đầm có rừng được gọi là nuôi sinh thái. Diện tích có thực vật thường là dải đất được tôn cao hoặc các diện tích ven bờ đầm. Thực vật trong đầm tôm chủ yếu là sú (Aegiceras Comiculata), lau (Sacharum spontaneum), sậy (Phramites vallatoris) và các loài cói (Cypeus spp). Độ che phủ trên các đầm tôm thường chỉ đạt khoảng 30%. Theo các nhà quản lý thủy sản tại địa phương thì năng suất nuôi tôm sinh thái cao và ổn định hơn năng suất nuôi tôm quảng canh vì rừng trong ao

57

điều hòa vi khí hậu, cung cấp chất dinh dưỡng, thức ăn tự nhiên và bảo vệ ao tốt hơn.

Hình 3.4:Đầm nuôi tôm

Hầu hết các đầm nuôi tôm được thiết kế và bố trí dọc theo bờ biển và các bãi bồi (bên ngoài đê trung ương), lợi dụng chu trình tự nhiên của thủy triều để cung cấp thức ăn và lọc sạch nguồn nước trong đầm. Với diện tích từ 3 ha đến khoảng 30 ha/đầm, mỗi đầm có một cống để điều hòa nguồn nước và lấy thức ăn từ tự nhiên.

Với hai đối tượng nuôi cơ bản là tôm sú (Penaeus monodon) và cua

(Portunus trituberculatus), nguồn nhập khẩu ấu trùng tôm sú từ các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Phú Yên và Đà Nẵng, cua từ rừng ngập mặn tại địa phương (MCD, 2008). Mùa vụ thả và thu hoạch chính của chúng đan xen nhau. Vụ tôm kéo dài trong khoảng 6-7 tháng. Giống được thả chủ yếu vào tháng 2 âm lịch và thu hoạch chính vào tháng 6-9. Trong khi đó mùa vụ cua muộn hơn (5-6 tháng), kéo dài từ tháng 11 – 12 cho đến tháng 3-6 âm lịch sang năm. Trước khi được thả, tôm giống được điều trị bằng thuốc để tránh bệnh tật và được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp từ 15 đến 30 ngày (Phỏng vấn cấu trúc).

58

Ngoài ra, một số đầm có môi trường phát triển tốt, rong câu (Gracilaria asiatica) mọc tự nhiên hoặc được cấy ghép từ các đầm khác. Sau 40 - 45 ngày thì thu hoạch và được bán khô hoặc tươi (MCD, 2008).

Mỗi năm, các hộ dân ở đây thu hoạch một vụ tôm và một vụ cua, các khoản thu chủ yếu từ nuôi đầm bao gồm các đối tượng chính sau: tôm sú, cua và các đối tượng khác có nguồn gốc tự nhiên chủ yếu như: cá đối, cá rô phi, cá tráp… các sản phẩm phụ này cũng góp phần tăng sản lượng và tăng thu nhập cho các chủ hộ nuôi.

3.2.2.2. Hiện trạng quản lý

Tất cả các đầm nuôi tôm trong vùng đệm được quản lý bởi ủy ban năm xã và huyện Giao Thủy. Vào cuối những năm 80, khu vực ngoài đê chính gần như tất cả các rừng ngập mặn ở Cồn Ngạn đã được chuyển đổi thành đầm nuôi tôm. Tại thời điểm đó, các chủ đầm tôm không cần phải trả thuế cho chính quyền địa phương và nuôi tôm chỉ là hoạt động tự phát. Từ năm 1997, huyện Giao Thuỷ đã quản lý khu vực này, do đó người dân địa phương có thể thuê đất đến năm 2010 với giá khoảng 300.000đ/ha/năm. Tại thời điểm đó họ thanh toán bằng gạo với giá trị tương đương.

Do diện tích của mỗi đầm là khá lớn, nhiều hộ gia đình chung nhau đầu tư vào một đầm. Các nhà chức trách của năm xã chịu trách nhiệm kiểm soát các vấn đề hành chính và trật tự công cộng (phỏng vấn chuyên gia).

Tuy nhiên, 182 ha đầm nuôi tôm trong vùng lõi vẫn chịu sự quản lý bởi Ban quản lý VQGXT. Đây là khu vực sinh thái phục hồi, được quy hoạch để trồng cây gây rừng cây ngập mặn (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 2008).

3.2.2.3. Các dịch vụ: a. Dịch vụ cung cấp a. Dịch vụ cung cấp

Các sản phẩm nuôi trồng

Tôm và cua là 2 sản phẩm chính mang lại giá trị kinh tế cao, đang được nuôi rộng rãi trong các đầm ở VQGXT. Với nguồn giống mua từ các địa phương khác hoặc từ tự nhiên được đưa từ ngoài RNM thông qua thủy triều, chúng ăn các sinh

59

vật phù du có sẵn trong đầm và được bổ sung từ nguồn nước thủy triều. Thị trường tiêu thụ tôm chủ yếu là các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng (MCD, 2008; Phỏng vấn cấu trúc). Năng suất trung bình của tôm là 57 kg/ha/năm (Phỏng vấn cấu trúc).

Các sản phẩm tự nhiên

Một số đầm tôm có môi trường tốt, rong câu (Gracilaria asiatica) có thể phát triển và đem lại giá trị kinh tế tương đối cao, năng suất trung bình lên đến 11.624 kg/ha/năm (Phỏng vấn cấu trúc).

Ngoài ra quá trình lưu thông nước bằng chế độ thuỷ triều cũng mang đến cho đầm nuôi tôm các nguồn lợi thủy sản tự nhiên như ấu trùng tôm, cua và cá… . Các ấu trùng này sẽ phát triển cùng với tôm và cua giống được thả trong đầm.

b. Dịch vụ hỗ trợ

Cung cấp nơi trú ẩn

Đầm tôm là nơi kiếm ăn và làm tổ của nhiều loài chim trong khu vực như: cò đen, cò lao Ấn Độ, cốc biển đen, diệc lửa, choắt chân đỏ, choắt mỏ trắng đuôi đen, mòng bể đầu đen…, và đôi khi cò thìa cũng xuất hiện kiếm ăn ở HST này.

3.2.3. HST Bãi bồi ngập triều

3.2.3.1. Đặc tính của bãi bồi ngập triều

Khu vực này nằm hoàn toàn ở phần cuối Cồn Lu và Cồn Ngạn trong cả trong vùng lõi và vùng đệm, phân bố duy nhất ở ba xã: Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải với tổng diện tích 1.265 ha vào năm 2009 (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định, 2009). Dạng đất chủ yếu là phù sa và các sản phẩm lắng đọng được đưa từ đất liền tới. Tầng đất này, lầy thụt và màu mỡ tạo điều kiện cho các sinh vật phù du phát triển mạnh. Tuy không có loài thực vật bậc cao, nhưng ở đây tập trung nhiều loài thực vật nổi và nhiều loài động vật thủy sinh sống phù du khác. Ngoài ra, đây cũng chính là nơi các loài thủy sản phát triển mạnh như ngao (vạng), các loài cua, cáy, rạm, các loài cá… Đó là nguồn thức ăn vô tận của các loài chim nước.

60

Hầu hết các loài chim nước di cư tới đây. Phải khẳng định rằng nếu không có HST này thì một số loài chim di cư sẽ không tồn tại, trong đó cò thìa. Một số loài chim nước đã thường xuyên xuất hiện kiếm ăn ở đây như: cò thìa, rẽ mỏ thìa, rẽ mỏ rộng, rẽ trán trắng, choắt đốm đen, choắt mỏ cong lớn, choắt mỏ trắng đuôi vằn, ngỗng trời…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn thủy sản phong phú ở đây đồng thời là nguồn thu nhập rất lớn của người dân xã Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải. Khu vực này có hàng trăm năm đăng đáy và bãi nuôi thả ngao, ước tính thu nhập hàng năm lên tới hàng chục tỷ đồng. Chính vì vậy, nơi này đã trở thành vùng cạnh tranh nơi kiếm sống giữa con người và các loài chim nước. Ngoài ra các loài chim còn bị trực tiếp xua đuổi, đánh bắt.

Đây là môi trường sống của nhiều loài hai mảnh vỏ như don (Glaucomya chinensis), hàu (Ostrea spp.), ngao đỏ (Meretrix Metrix), ngao Bến Tre ( M. lyrata)

...

Hình 3.5:Đầm lầy ngập triều

Các hoạt động diễn ra trong khu vực bãi bồi ngập triều Hiện nay, có ba hoạt động diễn ra trong bãi bồi ngập triều:

Khai thác các loại hai mảnh vỏ đã tồn tại từ hàng trăm năm trước. Hoạt động này diễn ra quanh năm, là sinh kế của nhiều người dân địa phương, chủ yếu là phụ

61

nữ. Phương tiện đánh bắt chủ yếu bằng các công cụ đơn giản như thìa, cào, xẻng…khi thủy triều xuống thấp và phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Khai thác ấu trùng ngao tự nhiên: chỉ diễn ra từ tháng năm đến tháng tám. Ấu trùng ngao đỏ sống ở vùng nước có độ mặn thấp, trong khi ngao Bến Tre sống ở những nơi có độ mặn cao. Tuy nhiên, ở những khu vực có dòng chảy chậm, sóng thấp, và lượng cát lớn thì cả hai đều phát triển mạnh (Ban quản lý VQGXT, 2008).

Người khai thác ngao tự nhiên thường tự tổ chức cá nhân hoặc thành nhóm. Trong trường hợp làm việc thành nhóm, thì có khoảng 8-10 người thảo luận để lựa chọn thời gian và địa điểm làm việc cùng nhau. Họ cũng chia sẻ lợi nhuận như nhau, bất kể ai bắt được nhiều hoặc ít (MCD, 2008).

Nuôi ngao: Để đáp ứng nhu cầu cao của thị trường ngao, nuôi ngao đã trở nên phổ biến từ năm 1989. Hoạt động nuôi ngao đơn giản hơn so với nuôi tôm vì không tốn chi phí thức ăn, ngao chỉ ăn mùn hữu cơ (các hạt) và sinh vật phù du trong nước thủy triều. Các bãi ngao có diện tích từ 0,5 ha đến 10 ha được bao bởi lưới xung quanh (thường gọi là vây vạng) và được cải tạo bằng việc hút bùn và thêm cát.

Quá trình nuôi có bốn giai đoạn chính tùy thuộc vào kích cỡ ngao. Giai đoạn đầu tiên áp dụng cho ấu trùng ngao kéo dài từ tháng Sáu đến tháng Tám; ngao được lưu giữ từ kích thước rất nhỏ cho đến khi đạt 5.000 - 3.000 con/kg. Trong giai đoạn thứ hai, chúng được chuyển đến nơi rộng hơn và sâu hơn, nơi chúng sống ở độ sâu 1 cm dưới cát. Khi chúng có kích thước lớn hơn (khoảng 1.500 - 2.000 con/kg), chúng được chuyển sang giai đoạn thứ ba cho đến khi đến gần 500 con/kg. Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn cuối cùng sẽ là ngao trưởng thành có 50 - 60 con/kg. Ngao được nuôi giữ trong 12 đến 18 tháng ở những nơi rộng với mật độ 360 cá thể mỗi m2 (MCD, 2008).

62

Hình 3.6:Sơ đồ phát triển của ngao

3.2.3.2. Hiện trạng quản lý ở các diện tích này

Các khu vực này dưới sự quản lý của các cấp và các tổ chức địa phương khác nhau. Trước đây, người dân địa phương được tự do khai thác hoặc chỉ định vào các lô, dẫn đến xung đột giữa các chủ sở hữu các lô. Từ năm 2004, khu vực trong vùng đệm đã được kiểm soát và quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện Giao Thuỷ. Họ có trách nhiệm định hướng cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch tổng thể (kế hoạch sử dụng đất) và quyết định lệ phí thuê đất dựa trên sự trợ giúp từ nhiều cơ quan chức năng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Sở Kế hoạch. Ở cấp xã, Ủy ban nhân dân năm xã trực tiếp quản lý tài nguyên thiên nhiên, cư dân của họ cũng như mọi vấn đề của khu vực nuôi ngao.

Có 3 hình thức chính tổ chức các lô trong khu vực này: cá nhân (hộ gia đình), các nhóm nhỏ (2-5 hộ gia đình) và các tập đoàn lớn (hơn 5 hộ gia đình). Trong ba hình thức, nhóm nhỏ là phổ biến nhất và các thành viên trong một nhóm nhất định có thể là người thân hoặc bạn bè. Bên cạnh đó, một hộ gia đình có thể tham gia nhiều nhóm khác nhau và thậm chí đầu tư vào các loại khác nhau cùng một lúc. Nó đã trở thành xu hướng trong khu vực này bởi vì các hộ gia đình có thể tránh hoặc giảm thiểu rủi ro mất tiền. Năm 2006, Hiệp hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thuỷ được thành lập để giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm giữa những người

Trứng Ấu trùng Hậu ấu trùng Phát triển đỉnh vỏ Ngao cám Ngao dắt Ngao cúc Ngao trưởn g thành

63

nuôi ngao về kỹ thuật, thị trường và nguồn ấu trùng (MCD, 2008; Ban quản lý VQGXT, 2008; Phỏng vấn).

Ban quản lý VQGXT cũng đã tham gia vào công việc quản lý từ năm 2003 như là một phần của khu vực này thuộc vùng lõi. Họ giám sát hoạt động và xử lý các vi phạm xảy ra trong khu vực của VQG.

3.2.3.3. Các dịch vụ a. Dịch vụ cung cấp a. Dịch vụ cung cấp

Các sản phẩm nuôi trồng

Trong các bãi bồi ngập triều vùng đệm, diện tích nuôi ngao chiếm chủ và sẽ được mở rộng trong tương lai. Theo khảo sát, hiện nay ở vùng đệm có hai loại hình nuôi là ương giống và nuôi ngao thương phẩm. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho thị trường Trung Quốc và nội địa, đem lại giá trị kinh tế cao.

Các sản phẩm tự nhiên

Ngoài các sản phẩm nuôi trồng, bãi bồi ngập triều còn là nơi cung cấp phong phú các loài hai mảnh vỏ được tiêu thụ nội địa hoặc mang đến các thành phố lớn như Hà Nội và Quảng Ninh hoặc thậm chí Trung Quốc như don (Glaucomya chinensis), hàu (Ostrea spp.), ngao đỏ (Meretrix Metrix), ngao Bến Tre ( M. lyrata).

b. Dịch vụ hỗ trợ

Tạo nơi trú ẩn

Khu vực bị ngập thủy triều là nơi nuôi dưỡng cũng như cư trú cho nhiều loài thủy sản, đặc biệt là loài hai mảnh vỏ. Trong thời gian mùa hè (từ tháng năm - tháng tám) một khu vực rộng lớn gần Cồn Lu và Cồn Xanh trở thành nơi nuôi ngao. Mật độ cao các loài hai mảnh vỏ trong khu vực này mang lại một nguồn thức ăn không chỉ cho con người mà còn cho các loài chim biển di cư. Các loài chim xuất hiện ở khu vực này vào mùa đông (từ tháng chín đến tháng tư) như là re mỏ thìa

64 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và Môi trường Nam Định, năm 2008; Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 2004).

3.2.4. HST Cồn cát

3.2.4.1. Đặc tính của cồn cát

Cồn cát và các bãi cát là những diện tích chủ yếu được hình thành và phân bố hoàn toàn trong vùng lõi bên trong Cồn Xanh và dọc Cồn Lu. Tổng diện tích của cồn cát là 636 ha. (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 2004). Trong các cồn cát xuất hiện một số cảnh quan như:

Các rặng phi lao: Với mục đích bảo vệ khu vực bên trong khỏi gió và cát xâm lấn, các rặng nhỏ phi lao (Casuarina equisetifolia) được trồng bên ngoài rừng ngập mặn trong các Cồn Lu, Cồn Ngạn. Phi lao thường phát triển đồng đều với mật độ 80% và chiều cao 8-12 mét (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, năm 2004; Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, 2004). Tổng diện tích rừng phi lao là 99 ha trong năm 2002, trong đó 96 ha phát triển trong Cồn Lu và phần còn lại ở Bãi Trong (Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, 2004). Tuy nhiên phi lao không phải là loài bản địa ở khu vực này. Ở phía đông của Cồn Lu, rừng phi lao đã chết vì nước mặn xâm. Thảm thực vật bên dưới phi lao bao gồm dừa cạn (Catharanthus roseus), cỏ tranh

(Imperata cylindrica), hải cúc (Launea sarmentosa), mọc rải rác trong cát khô (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, năm 2004; Phan Nguyên Hồng và nnk., 2007c).

Những đụn cát có diện tích khá lớn, chúng tồn tại dưới nhiều hình thức tùy thuộc vào vị trí. Dọc Cồn Lu, những cồn cát với thành phần cát hạt thô, khô và gần như không bị ngập.

Bãi cát nằm ngoài những cồn cát và nằm sát biển ở Cồn Lu và Cồn Xanh. Cát được đưa tới bởi sóng biển, nhanh chóng thoát nước và ngập sâu trong thủy triều. Do đó, đây là khu vực không có thực vật phát triển.

65

Phù sa và cát hỗn hợp là các khu vực ở phía bắc của Cồn Lu và Cồn Ngạn. Gần cửa sông Ba Lạt, loại hình này của các bãi cát nhận được và tích tụ phù sa của các sông phía trên trong thời gian thủy triều thấp và cát từ Cồn Xanh trong thời gian thủy triều cao. Khu vực này là nơi sinh sống của rất nhiều loài cá nhỏ, côn trùng, cua ...

Đất gần cửa sông Ba Lạt giữa rừng phi lao và rừng ngập mặn trong Cồn Lu cũng được hình thành bởi cát và đất phù sa. Bề mặt của vùng đất này thấp hơn so với rừng, do đó liên tục bị ngập ngay cả khi triều thấp. Ở đây phát triển các loài cây thân thảo như loài cói (Cyperus stoloniferus), họ lúa. Ngoài ra còn có một số loài thủy sản như ốc, cá nhỏ, côn trùng ... (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 2004).

Hình 3.7:Cồn cát và rừng phi lao

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 66 - 120)