Đặc tính của cồn cát

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 74 - 76)

Cồn cát và các bãi cát là những diện tích chủ yếu được hình thành và phân bố hoàn toàn trong vùng lõi bên trong Cồn Xanh và dọc Cồn Lu. Tổng diện tích của cồn cát là 636 ha. (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 2004). Trong các cồn cát xuất hiện một số cảnh quan như:

Các rặng phi lao: Với mục đích bảo vệ khu vực bên trong khỏi gió và cát xâm lấn, các rặng nhỏ phi lao (Casuarina equisetifolia) được trồng bên ngoài rừng ngập mặn trong các Cồn Lu, Cồn Ngạn. Phi lao thường phát triển đồng đều với mật độ 80% và chiều cao 8-12 mét (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, năm 2004; Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, 2004). Tổng diện tích rừng phi lao là 99 ha trong năm 2002, trong đó 96 ha phát triển trong Cồn Lu và phần còn lại ở Bãi Trong (Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, 2004). Tuy nhiên phi lao không phải là loài bản địa ở khu vực này. Ở phía đông của Cồn Lu, rừng phi lao đã chết vì nước mặn xâm. Thảm thực vật bên dưới phi lao bao gồm dừa cạn (Catharanthus roseus), cỏ tranh

(Imperata cylindrica), hải cúc (Launea sarmentosa), mọc rải rác trong cát khô (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, năm 2004; Phan Nguyên Hồng và nnk., 2007c).

Những đụn cát có diện tích khá lớn, chúng tồn tại dưới nhiều hình thức tùy thuộc vào vị trí. Dọc Cồn Lu, những cồn cát với thành phần cát hạt thô, khô và gần như không bị ngập.

Bãi cát nằm ngoài những cồn cát và nằm sát biển ở Cồn Lu và Cồn Xanh. Cát được đưa tới bởi sóng biển, nhanh chóng thoát nước và ngập sâu trong thủy triều. Do đó, đây là khu vực không có thực vật phát triển.

65

Phù sa và cát hỗn hợp là các khu vực ở phía bắc của Cồn Lu và Cồn Ngạn. Gần cửa sông Ba Lạt, loại hình này của các bãi cát nhận được và tích tụ phù sa của các sông phía trên trong thời gian thủy triều thấp và cát từ Cồn Xanh trong thời gian thủy triều cao. Khu vực này là nơi sinh sống của rất nhiều loài cá nhỏ, côn trùng, cua ...

Đất gần cửa sông Ba Lạt giữa rừng phi lao và rừng ngập mặn trong Cồn Lu cũng được hình thành bởi cát và đất phù sa. Bề mặt của vùng đất này thấp hơn so với rừng, do đó liên tục bị ngập ngay cả khi triều thấp. Ở đây phát triển các loài cây thân thảo như loài cói (Cyperus stoloniferus), họ lúa. Ngoài ra còn có một số loài thủy sản như ốc, cá nhỏ, côn trùng ... (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 2004).

Hình 3.7:Cồn cát và rừng phi lao

3.2.4.2. Hiện trạng quản lý

Khu vực này hoàn toàn nằm trong vùng lõi của VQGXT. Do đó, Ban quản lý là đơn vị chịu trách giám sát các hoạt động xảy ra ở đây. Có 382 ha cồn cát trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, bao gồm cả các khu vực trong cồn Xanh và cồn cát bên ngoài rừng ngập mặn ở Cồn Lu. Phần còn ở đầu nhỏ của Cồn Lu thuộc về khu vực phục hồi sinh thái (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 2004).

66

3.2.4.3. Các dịch vụ a. Dịch vụ điều tiết a. Dịch vụ điều tiết

Bảo vệ bờ biển

Trên cồn cát, có 99 ha phi lao trồng với mục đích bảo vệ bờ biển khỏi sự xâm lấn cát. Hệ thống tán cây và gốc rễ của rừng phi lao cản trở ảnh hưởng của gió và cát không di chuyển vào phía đất liền.

b. Dịch vụ hỗ trợ

Tạo nơi trú ẩn cho các loài chim di cư

Cồn cát là một trong những nơi sinh sống, trú ẩn cho các loài chim bản địa cũng như các loài chim di cư. Trong thời gian từ tháng chín đến tháng 4 hàng năm, lượng chim di cư đến đây khá lớn. Chúng đến đây để tìm kiếm thức ăn và làm nơi trú ẩn vì vậy số lượng các cá thể và các loài xuất hiện vào thời gian này là khá lớn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)