HST các kênh rạch (lạch triều, sông, biển)

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 76 - 120)

3.2.5.1. Đặc điểm thủy văn các lạch triều, sông, biển

Có hai sinh cảnh chính trong khu vực này phân biệt bởi độ mặn của nước. Nước lợ là mặt nước ở sông Hồng, sông Trà, sông Vọp và các lạch triều. Đây là môi trường sống cho nhiều loài thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, cá, sinh vật phù du và sinh vật đáy... Nước mặn là khu vực trên biển, có độ sâu dưới 6 m. Đây là môi trường sống cho nhiều loài sinh vật biển và có độ mặn cao nhất trong khu vực VQG.

Với điều kiện môi trường tốt cho quá trình sinh sống, phát triển của nhiều loài, đây là khu vực thuận lợi để khai thác nguồn lợi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao. Người dân địa phương từ năm xã vùng đệm đã thực hiện các sinh kế này quanh năm, đặc biệt là trong thời gian sau vụ mùa. Phương pháp chủ yếu là khai thác truyền thống bằng tay hoặc các công cụ đơn giản và khai thác cơ khí sử dụng tàu thuyền.

67

Hình 3.8:Lạch triều

3.2.5.2. Hiện trạng quản lý

Đây là khu vực thuộc sự quản lý của chính quyền địa phương năm xã vùng đệm và ban quản lý VQG. Tại đây, ban quản lý VQGXT đang cố gắng để nâng cao nhận thức của người dân địa phương và phối hợp với chính quyền địa phương để tạo ra phương tiện sinh kế mới bền vững giúp làm giảm việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức.

3.2.5.3. Các dịch vụ a. Dịch vụ cung cấp a. Dịch vụ cung cấp

Các sản phẩm tự nhiên

Nhìn chung cá là sản phẩm chủ yếu được cung cấp trong HST này. Có khoảng 30 - 40 loài cá có giá trị kinh tế cao, đó là những loài sống ở cửa sông và nhóm euryhaline như các loài thuộc họ cá nhái, cá ngãng, cá bống đen và cá bống cỏ hoặc trong nhóm cá di cư như những loài thuộc họ cá trích, cá trổng, cá khế (Phan Nguyên Hồng và nnk, 2007c).

Có hai phương thức đánh bắt nhưng chủ yếu bằng các công cụ đơn giản. Đối với phụ nữ, họ lội bùn trong khu RNM hay các lạch triều để bắt tôm, cua, cá. Sản lượng khai thác không cao và được tiêu thụ tại các thị trường địa phương. Với

68

phương tiện tàu thuyền để khai thác tại những vùng nước sâu, các sản phẩm được tiêu thụ tại địa phương hoặc được chế biến trước khi cung cấp ra thị trường ở các thành phố lớn hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc như sứa, cá khô…

b. Dịch vụ hỗ trợ

Cung cấp nơi trú ẩn

Ở HST này độ mặn của nước có nhiều biến động nên sự đa dạng các loài thủy sản là tương đối cao. Nước ngọt là môi trường cho các loài cá lăng, cá ngàn và một số loài cá di chuyển đến phần trên của cửa sông để tìm kiếm thức ăn. Nhóm cửa sông bao gồm các loài như cá bống đen, cá bống cỏ,... cá biển Euryhaline thường sống ở vùng nước có độ sâu dưới 30 m. Cá biển Ctenohaline là những loại xuất hiện khi có thủy triều mùa xuân, bao gồm các loài Sphyraenidae, Scombridae, Stromateidae, Formidae và một số loại cá nước lợ gần đáy. Nhóm Anadromous bao gồm các loài di cư đi nơi khác để kiếm ăn như cá mòi cờ (Clupanodon thrissa) và cá cháy (Macrura reevesii) (Võ Trung Tạng, 2004).

Ngoài các loài cá, khu vực này cũng là môi trường lý tưởng cho các động vật không xương sống, đặc biệt là tôm và loài hai mảnh vỏ. Một loạt các loài tôm xuất hiện ở đây gồm có tôm he (Penaeus orientalis), tôm sú (P. merguiensis), tôm he Nhật Bản (P. japonicus), tôm thẻ (P. semisulcatus), tôm vàng (Metapenaeus joyneri), tôm rảo (M. Ensis), tôm chì (M. affinis), tôm đuôi xanh (M. intermedius)

và tôm sắt cứng (Parapenaeopsis hardwickii) ... Các loài thuộc giống Acetes cũng là một trong những loại phổ biến và có giá trị kinh tế cao (Võ Trung Tạng, 2004).

3.3. Giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái

3.3.1. Sản lượng tôm

69

Bảng 3.3: Hiện trạng nuôi tôm khu vực vùng đệm

STT Nuôi kết hợp (ha) Nuôi sinh thái (ha) Tôm CN (ha)

1 Giao Thiện 1085 90 5 2 Giao An 782 10 3 Giao Lạc 72 4 Giao Xuân 27 5 Giao Hải 4 Tổng 1966 100 9

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giao Thủy

Hiện tại, trong khu vực vùng đệm của VQGXT có tổng diện tích nuôi tôm là hơn 2000 ha. Hình thức nuôi tôm chủ yếu là nuôi quảng canh. Trong đó, các ao nuôi được thiết kế và bố trí dọc theo bờ biển và các bãi bồi, lợi dụng chu trình tự nhiên của thủy triều để cung cấp thức ăn và lọc sạch nguồn nước trong đầm. Các đầm nuôi có diện tích từ 1 ha đến khoảng 30 ha và có một cổng để điều hòa nguồn nước và lấy thức ăn từ tự nhiên. Khi bắt đầu vụ nuôi, chủ đầm phải thả tôm giống trên khắp diện tích của đầm với mật độ 2-5 con/1m2. Tôm giống sử dụng thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp. Tôm được nuôi theo vụ từ tháng 3-9 trong năm. Năng suất nuôi dao động từ khoảng 50-200kg/ha/vụ.

Theo kết quả tính toán trong mẫu điều tra, năng suất trung bình của nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu là 150kg/ha. Giá bán của tôm sú thương phẩm trên thị trường năm 2012 dao động từ 150.000 – 160.000 đồng/kg với loại 30 con/kg, còn loại 20 con/kg lên tới 230.000 đồng/kg. Luận văn sử dụng mức giá trung bình là 160.000 đồng/kg. Với mức giá đó thì tổng doanh thu từ nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu năm 2012 là 150*160.000*2075= 49.800.000.000 đồng hoặc trung bình là 24.000.000 đồng/ha.

70

Bảng 3.4:Thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm

Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Diện tích (ha) 10,85 1 30

Năng suất (kg/ha) 150 50 200

Tuổi thọ của đầm

(năm) 9 3 20

Chi phí đầu tư (triệu đồng/ha)

12 Chi chí cải tạo

phục hồi (triệu đồng/ha) 1.28 0.5 2 Số ngày lao động trung bình trong năm (1ha) 90 60 150

Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra Chi phí

Các chi phí liên quan trong quá trình nuôi tôm được chia thành chi phí đầu tư và chi phí sản xuất.

Chi phí đầu tư bao gồm chi phí đào ao và chuẩn bị ao, xây đường bao cho đầm, chòi canh và các thiết bị khác. Chi phí đầu tư trung bình khoảng 10 triệu/ha cho nuôi quảng canh và 15 triệu/ha cho nuôi sinh thái. Thời gian nuôi tôm trung bình là 9 năm. Sử dụng hệ số sinh lời 10% để quy đổi giá trị từ khi đầu tư đến khi hết hạn sử dụng đất thì chi phí đầu tư trung bình của 1ha là 10/(1+10%)-9 =23.5 triệu đồng/ha. Vậy chi phí phân bổ cho một năm là 23,4/9= 2,6 triệu đồng/ha.

Chi phí sản xuất bao gồm chi phí phục hồi đầm tôm, chi phí giống, thức ăn và các loại thuốc phòng bệnh và chi phí lao động.

Sau mỗi mùa vụ, người nông dân phải cải tạo lại các đầm tôm. Trước hết là bơm ra khỏi đầm. Sau đó là sục bùn trong vài ngày (phụ thuộc vào thời tiết và chất lượng của đầm). Các đường bao cũng được gia cố lại. sau khi thực hiện những công đoạn trên, nước được bơm lại vào đầm để phục vụ cho nuôi tiếp theo. Chi phí phục hồi của đầm tôm quảng canh trung bình 1,28 triệu đồng/ha.

71

nuôi tôm, giá tôm sú giống đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, tôm sạch bệnh có giá từ 500.000- 650.000 đồng/10.000 con, phụ thuộc vào chất lượng của từng loại. Nếu lấy số tôm giống thả trung bình trên 1m2 là 5-10 con thì chi phí tôm giống trung bình cho 1 ha là 414.000 đồng/ha.

Chi phí lao động được tính toán dựa trên số tiền thuê lao động và số lao động trong gia đình mỗi năm. Chi phí lao động bao gồm chi phí cải tạo ao, bảo vệ ao, chăm sóc và thu hoạch. Nguồn lao động bao gồm lao động tại gia và lao động thuê ngoài. Chi phí trung bình của thuê lao động ngoài năm 2012 là 150.000 đồng/ngày. Số ngày lao động trung bình trong năm là 90 ngày. Lao động tại gia cũng được quy đổi theo mức này để tính chi phí cơ hội của lao động. Như vậy, chi phí lao động trung bình cho 1ha/1năm là khoảng 13,5 triệu đồng.

Với ưu thế của đặc điểm nuôi quảng canh nên các hộ dân hầu như không tốn nhiều chi phí về thức ăn và chăm sóc. Các chi phí chủ yếu nằm trong khoản chi phí khấu hao và sửa chữa đầm, chi phí cho nguồn giống và chi phí công trông coi.

Bảng 3.5:Lợi nhuận nuôi tôm tại Xuân Thủy

Đơn vị: đồng

1 Doanh thu 24.000.000

2 Chi phí đầu tư 2.600.000

3 Chi phí cải tạo ao 1.280.000

4 Chi phí tôm giống 414.000

5 Chi phí lao động 13.500.000

6 Lợi nhuận 6.206.000

Tổng lợi nhuận từ nuôi tôm cho 2075

ha đầm nuôi 12.877.450.000

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

3.3.2. Giá trị nuôi cua

Nuôi cua ở Giao Thủy là nghề cùng xuất hiện với nghề nuôi tôm sú. Theo những hộ nuôi trồng thủy sản tại khu vực nghiên cứu thì vốn đầu tư nuôi cua không cao, một vụ nuôi chi phí khoảng từ 20-25 triệu đồng, thời gian nuôi chỉ trong vòng 3 tháng đối với giống cua to (cỡ giống 2cm/con) và 4 tháng đối với giống cua nhỏ

72

(cỡ giống 1-1,5cm/con). Khi cua đạt trọng lượng trên 250g là có thể thu hoạch nên đồng vốn dễ dàng được xoay vòng. Thức ăn dùng trong nuôi cua chủ yếu là các loại cá tạp cho nên chi phí thức ăn chiếm rất ít trong tổng chi phí sản xuất. Mặt khác, việc nuôi cua đã tận dụng được diện tích mặt nước sẵn có đồng thời làm đa dạng đối tượng nuôi tại địa phương. Ước tính sản lượng nuôi cua năm 2012 đạt 100 tấn với tổng giá trị sản xuất là 7 tỷ đồng.

3.3.3. Giá trị sản xuất rong câu.

Trồng rong câu chỉ vàng xen tôm nước lợ trở nên rất phổ biến tại Xuân Thủy. Thời gian trồng rong câu bắt đầu từ cuối tháng 10, tháng 11 năm trước đến tháng 6, tháng 7 năm sau. Sau khi rải giống 40-50 ngày, rong câu được thu hoạch lần đầu, sau đó cứ từ 30-35 ngày lại được thu hoạch lần kế tiếp. Trong một vụ trồng rong câu, có thể thu hoạch được từ 5-7 lần. Rong được thu hoạch khi chiều dài tản rong đạt 20-30cm và phát triển đạt mật độ bình quân trên 1kg/m2. Rong câu tươi khi thu lên được bỏ rong tạp và cỏ rác, rồi rửa sạch bùn đất bằn nước ngay tại đầm đã trồng. Sau đó, rong được rải đều lên sân phơi. Năng suất rong câu ước đạt 1,5 tấn/ha và lượng rong câu sản xuất năm 2012 là khoảng 900 tấn (tương đương với nuôi 6 vụ và diện tích nuôi 600 ha đầm).

Rong câu sản xuất tại Giao Thủy được bán cho các nhà thu mua tại địa phương và được vận chuyển đến Hải Phòng, nơi có nhà máy chế biến, trong đó họ làm trắng, nghiền thành bột và làm thành các sản phẩm khác nhau. Hiện giá bán trên thị trường của rong là khá cao khoảng 50.000 đồng/kg. Như vậy, doanh thu từ rong câu tại khu vực nghiên cứu là 4.5 tỷ đồng /năm.

Trồng rong câu chỉ vàng được địa phương đánh giá là nghề làm chơi, ăn thật tức là có giá trị kinh tế cao trong khi chi phí sản xuất rất thấp. Ngoài rong giống được sản xuất ngay tại hộ gia đình thì rong được trồng trực tiếp trong các ao nuôi tôm nên không mất chi phí đầu tư. Chi phí lao động chỉ bao gồm việc thả rong, thu hoạch và phơi khô (trung bình khoảng 5 ngày lao động cho 1 ha trong 1 vụ có thời gian 30 ngày). Với chi phí lao động khoảng 50.000 đồng/ người/ ngày thì tổng chi

73

phí lao động cho 6 vụ trồng rong năm 2012 là 900 triệu đồng. Từ đó, lợi nhuận của hoạt động trồng rong câu tại địa phương ước đạt 3.6 tỷ đồng cho năm 2012.

3.3.4. Sản lượng ngao

Tổng thu nhập

Bảng 3.6:Diện tích nuôi ngao trong vùng đệm VQGXT

TT Đơn vị

tính

Diện tích hiện trạng

Ngao giống Nuôi thƣơng phẩm

1 Giao Thiện 2 Giao An 3 Giao Lạc 90 310 4 Giao Xuân 125 157 5 Giao Hải 139 Tổng 215 606

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Giao Thủy

Vùng đệm của VQGXT là một trong những khu vực nuôi ngao lớn nhất cả nước. Tại đây có khoảng 150 hộ khoanh nuôi ngao rộng trên 800 ha ở vùng bãi triều ven biển, năng suất thường đạt 20-25 tấn ngao thương phẩm/ha. Cuối năm 2012 giá thu mua ngao thương phẩm trên thị trường vào khoảng 11.000 đồng. Do vậy tổng thu nhập đạt khoảng (20.000+25.000)/2 *11.000 * 821 = 203.197.500.000 đồng,

doanh thu trung bình là 247,5 triệu/ha.

Chi phí

Đầu tư vào nghề nuôi ngao, chủ nuôi không phải lo thức ăn, nhưng phải tạo môi trường cho ngao sống thuận lợi. Người nuôi ngao thường chia diện tích nuôi thành những đầm rộng 2-3ha, có ô quây riêng biệt bằng lưới. Để có vùng nuôi bảo đảm yêu cầu sinh trưởng cho ngao, chủ đầm phải đầu tư 7-8 triệu đồng/ha để phun cát, tạo thành nền đáy bằng phẳng phù hợp với sự lên xuống của thủy triều. Tiếp đó người nuôi còn đầu tư 6-7 triệu đồng/ha để mua lưới quây phù hợp với từng giai

74

đoạn phát triển và bảo đảm giữ được ngao nhưng không cản trở sinh vật phù du cộng với tiền chôn cọc xung quanh vùng nuôi ngao.

Bảng 3.7:Thống kê mô tả hoạt động nuôi ngao

Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Diện tích (ha/vây) 2,6 1 15

Năng suất (tấn/ha) 22,5 15 25

Tuổi thọ của vây (năm) 7,4 2 16

Chi phí đầu tư : phun cát,

mua lưới (đồng/ha) 15.000.000 10.000.000 25.000.000 Chi phí giống (đồng/ha) 200.000

Chi chí cải tạo phục hồi (đồng/ha)

1.300.000 1.000.000 2.000.000 Chi phí lao động cho 1 ha

trong năm (đồng)

33.000.000 - Số ngày lao động trung

bình trong năm (1ha) 330 280 350

- Chi phí trung bình 1 lao động (đồng/ngày)

100.000 100.000 100.000

Tổng chi phí (đồng/ ha) 49.500.000

Nguồn: xử lý từ số liệu điều tra

Theo điều tra tại hiện trường thì chi phí cho ngao giống là 200 nghìn đồng/ha, tổng số ngày lao động sử dụng cho 1 ha nuôi ngao/1năm là 330 ngày. Chi phí trung bình cho một lao động là 100.000 đồng/ngày. Từ đó chi phí lao động cho 1 ha trong năm là 33 triệu đồng. Như vậy, tổng chi phí nuôi ngao là 49.500.000 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận ước tính trung bình là 198 triệu đồng/ha/vụ. Với 821 ha ao nuôi thì lợi nhuận từ sản xuất mang lại cho địa phương là 162,558 tỷ đồng/vụ nuôi. Một vụ nuôi ngao thường kéo dài từ 16 đến 18 tháng từ khi thả con giống tới lúc thu hoạch, vì vậy nếu tính theo năm thì lợi nhuận nuôi ngao là 162,558/1,5=

108,327 tỷ đồng/năm.

3.3.5. Đánh bắt cá

75

bắt cá ở khu vực trong đó: 70 ở Giao Thiện, 60 ở Giao An, 80 tại Giao Lạc và 100 ở Giao Xuân (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định, 2009).

Bảng 3.8:Thu nhập ròng của mỗi cá nhân thông qua phỏng vấn

Số

ngƣời Tổng thu nhập Chi phí Thu nhập ròng

Thu nhập ròng mỗi ngƣời 2 54,000,000 26,500,000 27,500,000 13,750,000 2 135,000,000 78,000,000 57,000,000 28,500,000 1 43,000,000 20,000,000 23,000,000 23,000,000 1 18,000,000 1,700,000 16,300,000 16,300,000 1 18,000,000 3,000,000 15,000,000 15,000,000 Trung bình 19,310,000

Nguồn: xử lý từ số liệu điều tra

Rất khó để tính toán tổng thu nhập của ngư dân dựa trên các sản phẩm vì sản lượng và các loài bắt được thay đổi. Do đó, giá trị được hỏi trực tiếp trong các cuộc phỏng vấn từ người dân. Chi phí đánh bắt cá bao gồm chi phí cho lưới, thuyền và dầu. Các chi phí này phụ thuộc vào vốn của ngư dân. Dựa trên năm cuộc phỏng vấn, thu nhập ròng trung bình mỗi người là 19,310,000 đồng /năm. Với tổng số 310 người làm nghề đánh bắt cá nước ngọt, tổng giá trị cho dịch vụ này được ước tính

5,986,100,000 đồng/năm .

3.3.6. Thu gom thực phẩm (khai thác thủ công)

Tổng thu nhập

Hoạt động đánh bắt các loài thủy sản trong RNM và các lạch triều, bãi triều thu hút lượng lớn người dân địa phương tham gia chủ yếu là các xã Giao Lạc, Giao

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 76 - 120)