Đổi mới phương thức nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 97 - 98)

Hiện nay hoạt động nuôi tôm không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy cần có biện pháp cải tạo hoặc phương thức nuôi trồng mới để phát triển ngành nuôi tôm tại khu vực. Do đó cần kéo dài thời gian cho thuê đất khoảng 15 năm, khi đó người dân sẽ yên tâm đầu tư vào cải tạo đầm và phục hồi RNM trong đầm để tăng năng suất nuôi tôm. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giao Thủy thì phải sau 10 năm kể từ thời điểm đầu tư trồng cây trong đầm thì đầm mới phục hồi và cho năng suất nuôi trồng ổn định. Chính vì vậy việc kéo dài thời gian cho thuê sẽ có thể tạo động cơ cho người dân đầu tư phục hồi đầm nuôi của mình, nhiều người dân đang nuôi quảng canh sẽ đầu tư cải tạo đầm theo nuôi sinh thái.

Hình 3.9: Mô hình đầm nuôi tôm sinh thái

Trong mô hình này, RNM được trồng trong đầm có nền đất cao, có những kênh đào ở giữa. Nước trong đầm được trao đổi với bên ngoài thông qua cổng lợi dụng chế độ thủy triều. Mô hình này sẽ giải quyết vấn đề mà cây RNM trong phần lớn các ao nuôi tôm hiện đã chết vì bị ngập nước quá lâu. Với mô hình này, tôm và RNM có thể cùng sinh trưởng, phát triển trong đầm. Diện tích nuôi tôm trong đầm sinh thái ít hơn so với trong các đầm trắng hiện nay, do đó, mật độ lưu giữ tôm ít nhưng tỷ lệ sống sót có thể cao hơn do nguồn thức ăn và môi trường tốt. Tuy nhiên,

88

phương pháp này rất tốn kém để cải tạo đầm. Bên cạnh đó, cần xem xét cân nhắc vấn đề lá rơi có thể gây ô nhiễm nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)