Về kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên (Trang 46 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.5. Về kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-2006 trƣớc đó là 9,14% mỗi năm. GDP trên địa bàn tỉnh năm 2012 ƣớc đạt 7,2%.

Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 57/63 tỉnh thành, thấp hơn thứ hạng 42 của năm 2010. Năm 2012, Thái Nguyên vƣơn lên vị trí thứ 17 tăng 40 bậc so với năm 2011.

Kết quả đạt đƣợc về kinh tế năm 2012 nhƣ sau:

Tổng sản phẩm GDP (theo giá hiện hành) đạt 29.508 tỷ đồng

Về lĩnh vực kinh tế:

- Về sản xuất công nghiệp: Mức tăng trƣởng của ngành công nghiệp đạt chỉ số sản

xuất cả năm 2012 ƣớc tính tăng 7,3%, cao hơn chỉ số sản xuất công nghiệp của cả nƣớc.

- Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn đáp ứng nhu cầu phục

vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn ƣớc đạt 13.805 tỷ đồng, tăng 18,92% so với năm 2011.

- Về đầu tư phát triển: chủ động thực hiện tốt các nội dung theo Nghị quyết của Chính phủ, tỉnh đã tổ chức rà soát, bố trí kế hoạch của tỉnh theo đúng quy định của nhà nƣớc và nguyên tắc phân bổ vốn.

- Về hoạt động tài chính:

Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đến 31/10/2012 ƣớc đạt 15.414 tỷ đồng, tăng 20,65% so với 31/12/2012. Hoạt động cho vay tính đến 31/10/2012, dự nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ƣớc đạt 26.000 tỷ đồng, nợ quá hạn là 207,6 tỷ đồng chiếm 1,07%.

- Về sản xuất nông, lâm nghiệp:Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản

cả năm 2012 ƣớc tính đạt 2.775,5 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2011 (theo giá so

sánh năm 2010 ước đạt 8.612 tỷ đồng); cơ cấu trong giá trị sản xuất, nông nghiệp

chiếm 93,6%, lâm nghiệp chiếm 3,7% và thuỷ sản chiếm 2,7%.

Về hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh:

Hiện nay tại Thái Nguyên đã có 16 Ngân hàng Thƣơng mại: BIDV, Agribank, Vietinbank, Sacombank, DongAbank, Techcombank, ABbank, MBbank, VPbank, Seabank, Maritimebank, VIBanhk, Navibank, ABBank,...

* Về hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trong tỉnh:

+ Agribank: quy mô hoạt động tƣơng đối lớn, lao động hơn 400 ngƣời, với nhiều chi nhánh, hoạt động khắp các huyện, thành phố. Agribank có ƣu thế trong công tác huy động vốn, thị phần chiếm 28,4%, về lĩnh vực tín dụng thị phần chiếm 23,5% đầu tƣ khá lớn vào lĩnh vực nông nghiệp.

+ Vietinbank: Hội sở chính, có ƣu thế mạnh về công tác phát triển dịch vụ, quảng cáo, tăng trƣởng tín dụng. Về lĩnh vực thẻ có ƣu thế hơn BIDV Thái Nguyên. + Sacombank: mới thành lập và đi vào hoạt động nên đang trong giai đoạn tìm kiếm, thu hút khách hàng nên lãi suất huy động rất cao; Lãi suất huy động có kỳ hạn đều bằng lãi suất trần; Sản phẩm huy động phong phú.

+ Techcombank: mới thành lập và đƣợc đánh giá là ngân hàng có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, lãi suất cao, sản phẩm phong phú, đặc biệt là các gói dịch vụ cho học sinh du học.

+ Maritimebank: mới thành lập và đƣợc đánh giá là ngân hàng có dịch vụ chăm sóc khách hàng khá tốt, lãi suất cao, sản phẩm phong phú, đặc biệt là các dịch vụ tiền gửi cá nhân và các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp.

+ MBbank: có địa điểm thuận lợi gần chợ Thái là trung tâm thành phố Thái Nguyên nên ngân hàng đã thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý, và tạo mức độ tiện lợi cho khách hàng. Bên cạnh đó có lợi thế phục vụ khách hàng các doanh nghiệp quân đội.

+ ĐongAbank: lợi thế về sản phẩm thẻ ATM phát hành nhanh, mạng lƣới máy ATM bao phủ thị trƣờng rộng, sản phẩm thấu chi tín chấp dành cho sinh viên nên đã thu hút đƣợc lƣợng lớn là khách hàng sinh viên tham gia giao dịch.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên (Trang 46 - 48)