Kết quả phân tích mô hình SWOT trong lĩnh vực Tín dụng bán lẻ tại BID

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên (Trang 86 - 89)

5. Kết cấu của luận văn

3.4. Kết quả phân tích mô hình SWOT trong lĩnh vực Tín dụng bán lẻ tại BID

không xem nguyên nhân tại sao? Để đƣa ra giải pháp phù hợp.

3.4. Kết quả phân tích mô hình SWOT trong lĩnh vực Tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên BIDV Thái Nguyên

Điểm mạnh

- Có lịch sử hơn 55 năm hình thành và phát triển với quy mô đứng thứ 2 về nguồn vốn và đứng thứ nhất về dƣ nợ tín dụng so với các ngân hàng trên địa bàn.

- Duy trì đƣợc cơ cấu tài sản hợp lý và hệ thống khách hàng lớn. BIDV Thái Nguyên đang dần chuyển dịch cơ cấu tài sản một cách chủ động và hợp lý. Dƣ nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân đang tăng dần.

- Hệ thống mạng lƣới các phòng giao dịch tƣơng đối lớn với 01 trụ sở chính và 09 phòng giao dịch, BIDV Thái Nguyên có lợi thế cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống, dịch vụ ngân hàng hiện đại và các dịch vụ giá trị gia tăng đến với mọi thành phần kinh tế.

- Có nền khách hàng cá nhân lớn là nền tảng để phát triển tín dụng bán lẻ. - Đã chuyển đổi thành công sang mô hình hoạt động ngân hàng cổ phần từ tháng 05/2012.

- Hạ tầng công nghệ đƣợc chú trọng phát triển từ sau khi thực hiện hiện đại hóa ngân hàng theo dự án TA2 năm 2008, đó là cơ sở để đổi mới, phát triển, khai thác và quản lý tốt hơn hoạt động tín dụng bán lẻ.

- Trong năm 2012 đã hoàn thành và đƣa vào trụ sở hoạt động mới tại 653 đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến. Đây là một bƣớc phát triển mới của BIDV trong quá trình nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất, đƣa hình ảnh BIDV đến với công chúng, tăng sự nhận diện thƣơng hiệu BIDV và góp phần phát triển tín dụng bán lẻ. Trƣớc đó, trong một thời gian dài BIDV Thái Nguyên là ngân hàng duy nhất có trụ sở nằm trong ngõ trong khi các ngân hàng khác đều có trụ sở khang trang đẹp đẽ trên những con đƣờng lớn nhất trong thành phố.

- Khả năng tăng trƣởng mạnh nhờ vào các lợi thế quy mô về nguồn vốn và dƣ nợ tín dụng. Với cơ chế chính sách điều hành hiện nay của NHNN Việt Nam, các ngân hàng thƣơng mại có quy mô lớn sẽ có đƣợc lợi thế trong hoạt động của

mình vì với cùng một tỷ lệ tăng trƣởng, ngân hàng nào có quy mô lớn hơn sẽ có đƣợc mức độ mở rộng hoạt động lớn hơn.

- Có đội ngũ nhân lực trẻ, nhiệt huyết, đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học uy tín trong và ngoài nƣớc, giàu kinh nghiệm chuyên môn và tận tâm với công việc, nhanh chóng tiếp cận với kiến thức mới.

- Có danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ đầy đủ, phù hợp với nhu cầu của khách hàng hiện nay.

Điểm yếu

- Mới thành lập phòng Quan hệ khách hàng cá nhân - là phòng đầu mối phát triển tín dụng bán lẻ từ cuối năm 2008. Nhƣ vậy BIDV Thái Nguyên mới chú trọng phát triển tín dụng bán lẻ từ 5 năm trở lại đây.

- Cơ cấu thu nhập chƣa đa dạng, nguồn thu chủ yếu phụ thuộc vào mảng nghiệp vụ tín dụng truyền thống, song nguồn thu từ tín dụng bán lẻ còn rất thấp.

- Việc phát triển tín dụng bán lẻ và năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại một số phòng giao dịch còn yếu và chƣa đồng đều, chất lƣợng chƣa cao. Điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về đổi mới và nhu cầu của khách hàng.

- Chƣa khai thác đƣợc tối đa tiềm năng nền khách hàng cá nhân hiện có. - Quy mô lớn nên chậm thích nghi và thay đổi theo những biến động của thị trƣờng.

- Các yêu cầu tín dụng phải thực hiện theo nhiệm vụ chính trị, xã hội. Mặc dù đã chuyển sang mô hình ngân hàng cổ phần song BIDV vẫn là ngân hàng thƣơng mại lớn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ nhƣ: cho vay bất động sản, ngành nghề xuất nhập khẩu, nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ lãi suất,… Điều này thể hiện uy tín của BIDV đối với Chính phủ song cũng sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng khi mà phải dành một phần nguồn lực lớn để cho vay theo chỉ định.

- Đội ngũ nhân lực trẻ chƣa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ và ứng xử giao tiếp với khách hàng, do vậy tốn chi phí để đào tạo thƣờng xuyên. Nhân lực dành cho tín dụng bán lẻ còn yếu và thiếu.

- Danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ vẫn còn thiếu các sản phẩm đặc thù cho địa bàn tỉnh.

- Việc định hƣớng phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV muộn hơn các ngân hàng khác nhƣ Agribank, Vietinbank… và chính sách dành cho tín dụng bán lẻ chƣa nhạy bén và linh hoạt.

- Tỷ trọng tín dụng bán lẻ trong tổng dƣ nợ còn rất thấp < 10%.

Cơ hội

- Có sự quan tâm, hỗ trợ của UBND tỉnh, NHNN và các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh. Với khoảng thời gian hoạt động lâu dài, những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà và tính năng động của Ban lãnh đạo, BIDV Thái Nguyên luôn nhận đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền và cơ quan quản lý trên địa bàn.

- Tiềm năng thị trƣờng đối với ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên rất lớn. Với dân số khoảng 1,3 triệu dân song số lƣợng ngƣời dân tỉnh Thái Nguyên sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng rất khiêm tốn (khoảng <20%) và đa phần mới chỉ sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống nhƣ tiền gửi, thanh toán. Nhƣ vậy thị trƣờng dành cho phát triển tín dụng bán lẻ còn rất lớn.

- Nền khách hàng cá nhân lớn là những đơn vị trả lƣơng và khách hàng tiền gửi đây là cơ hội, là nền tảng để BIDV Thái Nguyên phát triển tín dụng bán lẻ.

Thách thức

- Tiếp tục chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, hàng tồn kho cao, thất nghiệp gia tăng thị trƣờng vàng, bất động sản diễn biến phức tạp ảnh hƣởng tới toàn bộ nền kinh tế trong đó có hoạt động của ngân hàng. Số lƣợng các doanh nghiệp trên địa bàn đóng cửa và giải thể ngày càng nhiều.

- Có nhiều NHTM trên địa bàn tỉnh. Do vậy áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTM cổ phần khi mà các ngân hàng này luôn có lợi thế về năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ và dịch vụ hiện đại, BIDV phải chấp nhận chạy đua trong cuộc chiến cạnh tranh giữa các ngân hàng để tồn tại và phát triển.

- Các quyết định kinh doanh sẽ phải dựa trên cơ sở đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận hơn là dựa trên các mối quan hệ sẵn có.

- Các chính sách, quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng; các quy trình, văn bản hƣớng dẫn của BIDV liên quan đến hoạt động tín dụng bán lẻ

vẫn còn thiếu đồng bộ cũng là một thách thức lớn trong phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên.

- Phải đối mặt với vấn đề chảy máu chất xám khi hội nhập kinh tế và có quá nhiều NHTM tại địa bàn Thái Nguyên đó là vấn đề mà BIDV Thái Nguyên cần quan tâm.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)