Giải pháp nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên (Trang 100 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Giải pháp nhóm nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là nhóm nhân tố có tác động từ bên ngoài đối với hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV Thái Nguyên, do vậy ta chỉ có thể nghiên cứu phân tích và tìm giải pháp làm hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những mặt tích cực chứ không thể thay đổi những nhân tố đó theo ý chủ quan của mình.

4.2.1.1. Giải pháp về mặt chiến lược phù hợp từng thời kỳ nhằm hạn chế sự tác động của nhân tố môi trường kinh tế

Đối với sự ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng kinh tế thì những giải pháp đƣa ra cần phải phù hợp với từng thời kỳ. Theo phân tích đánh giá của tác giả khi nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển tín dụng bán lẻ tại

BIDV Thái Nguyên, thì trong giai đoạn hiện nay BIDV Thái Nguyên nên đƣa ra những gói giải pháp nhƣ:

- Triển khai tốt các chƣơng trình cho vay hỗ trợ nhà ở, chƣơng trình cho vay ƣu đãi đối với hộ kinh doanh, cho vay hỗ trợ mua ôtô nhằm mục đích kích thích chi tiêu, chia sẻ khó khăn với khách hàng và cũng là để giúp chính bản thân ngân hàng. Vì khi trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, nếu khách hàng gặp khó khăn thì ngân hàng cũng gặp khó khăn, khi môi trƣờng kinh tế khó khăn khách hàng hạn chế vay vốn thì ngân hàng cũng không thể tăng trƣởng dƣ nợ và lợi nhuận.

- Lựa chọn những sản phẩm phù hợp với môi trƣờng kinh tế tại từng thời điểm để hƣớng khách hàng sử dụng sản phẩm nhƣ: gia tăng việc cho vay các sản phẩm tiêu dùng tín chấp nhƣ thấu chi tín chấp, vay cán bộ công nhân viên, vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ visa. Đây là những sản phẩm cho vay tín chấp với số tiền nhỏ và chủ yếu là với mục đích tiêu dùng gia đình, đây là những khoản chi tiêu không thể thiếu trong bất kỳ thời điểm nào nhƣ: mua sắm đồ dùng, học tập, chữa bệnh…Do vậy BIDV Thái Nguyên vẫn có thể gia tăng dƣ nợ, tìm kiếm đƣợc lợi nhuận trên cơ sở việc giải ngân vào những sản phẩm tín dụng bán lẻ này mà vẫn hạn chế đƣợc rủi ro.

- Áp dụng lãi suất thả nổi theo tháng hoặc theo quý để hạn chế rủi ro cho ngân hàng cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.

4.2.1.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả trong

hoạt động tín dụng bán lẻ nhằm hạn chế những tác động xấu củamôi trường chính

trị - pháp luật

Hoạt động của ngân hàng nói chung và BIDV Thái Nguyên nói riêng luôn luôn chịu sự tác động rất lớn của môi trƣờng chính trị - pháp luật. Giải pháp để hạn chế những tác động xấu của môi trƣờng chính trị pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì BIDV Thái Nguyên cần phải:

- Thành lập bộ phận Pháp Chế tại Phòng Quản lý rủi ro và cán bộ pháp chế cần học đúng chuyên ngành Luật để hỗ trợ tốt nhất cho các phòng nghiệp vụ. Vì hiện tại BIDV Thái Nguyên chƣa có cán bộ chuyên ngành Luật để phụ trách nghiệp vụ pháp chế của chi nhánh, mà các cán bộ phụ trách công việc này chủ yếu là các cán bộ có kinh nghiệm làm việc tại các phòng quan hệ khách hàng. Do vậy nhiều khi soạn thảo các văn bản, các hợp đồng, hồ sơ cho vay cũng nhƣ các hƣớng dẫn thực hiện quy trình sản phẩm vẫn còn nhiều bất cập, còn dài dòng, chƣa chặt chẽ.

- Định kỳ hàng năm nên tổ chức các lớp học bồi dƣỡng về pháp luật để cập nhật và nâng kiến thức pháp luật cho các cán bộ pháp chế và cán bộ quan hệ khách hàng tại chi nhánh.

- BIDV Thái Nguyên cũng nên thuê tƣ vấn của luật sƣ khi soạn thảo các hợp đồng có giá trị lớn, các biểu mẫu hồ sơ cho hợp lý, ngắn gọn và đầy đủ hơn nhằm giảm thiểu sự phàn nàn của khách hàng về hồ sơ vay vốn quá nhiều, để tránh xảy ra những rủi ro mất vốn và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

- BIDV Thái Nguyên cần thƣờng xuyên kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

- Thực hiện bán bảo hiểm khoản vay cho tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ có dƣ nợ cao nhƣ: cho vay kinh doanh, cho vay nhà ở, cho vay ôtô … để giảm thiểu tổn thất khi có rủi ro xảy ra.

- BIDV Thái Nguyên cần kiến nghị với BIDV Việt Nam về việc ban hành hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân giống nhƣ hệ thống xếp hạng doanh nghiệp của BIDV hiện nay. Từ đó thực hiện phân hạng đƣợc các khách hàng để thực hiện cho vay và có cơ chế ứng xử với khách hàng một cách phù hợp về: hạn mức, lãi suất, thời gian ƣu tiên giải quyết hồ sơ.

- Ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu và nợ đã chuyển ngoại bảng.

- Thực hiện việc phân tách thu nhập và chi phí để xác định chính xác hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ, cụ thể theo từng sản phẩm, từng phòng nghiệp vụ để từ đó có kế hoạch kinh doanh và biện pháp giải pháp phù hợp.

4.2.1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng môi trường kỹ thuật - công nghệ và trình độ sử dụng công nghệ của cán bộ

Môi trƣờng khoa học - kỹ thuật và công nghệ là phƣơng tiện không thể thiếu trong hoạt động của các ngân hàng hiện nay, nó là nền tảng để nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng, giúp hoạt động ngân hàng đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu hồ sơ giấy tờ thủ tục, giúp việc lƣu trữ hồ sơ đƣợc đầy đủ, an toàn, bảo mật.

Giải pháp cho vấn đề này là:

- BIDV Thái Nguyên cần nâng cao chuyên sâu hơn nữa nền tảng công nghệ gồm phần cứng và phần mềm. Cần đầu tƣ để xây dựng các phần mềm hiện đại phù

vốn vay qua mạng internet để giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp, giảm thiểu việc soạn thảo quá nhiều hồ sơ và quá nhiều hồ sơ giấy cần lƣu trữ. Tạo tiện ích cho khách hàng thực hiện các giao dịch nộp hồ sơ vay vốn và hồ sơ giải ngân qua mạng, giảm thiểu thời gian mà khách hàng phải trực tiếp đến ngân hàng giao dịch, giảm thiểu giấy tờ hồ sơ mà khách hàng phải đọc và phải kí, do vậy rút ngắn đƣợc thời gian tác nghiệp và tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm tín dụng bán lẻ và tăng trƣởng dƣ nợ bán lẻ.

- Ở đây yếu tố con ngƣời rất quan trọng, BIDV Thái Nguyên cần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ điện toán để quản trị mạng và xử lý đƣợc các lỗi cơ bản của hệ thống máy móc công nghệ hiện đại tại chi nhánh. Đồng thời cần đào tạo thƣờng xuyên để các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ vận hành sử dụng thành thạo các phần mềm nghiệp vụ trên các thiết bị công nghệ hiện đại, tránh tình trạng do cán bộ không thành thạo kỹ năng sử dụng mà gây ra trục trặc, kéo dài thời gian tác nghiệp làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sản phẩm tín dụng bán lẻ, gây ra sự không hài lòng của khách hàng.

- Đầu tƣ chi phí hợp lý để thuê kênh đƣờng truyền thông tin hiện đại, ổn định, tốc độ cao để đảm bảo thời gian xử lý tài liệu nhanh chóng, chính xác.

- Cán bộ điện toán tại chi nhánh cần thƣờng xuyên kiểm tra, chăm sóc đƣờng truyền mạng nội bộ để tránh xảy ra các lỗi nhƣ: quá tải, đứt dây mạng, mất điện... làm ảnh hƣởng đến tiến độ tác nghiệp của các cán bộ nghiệp vụ trong dây chuyền cung cấp sản phẩm tín dụng bán lẻ tới khách hàng.

4.2.1.4. Giải pháp về phát triển khách hàng tín dụng bán lẻ

Tính đến cuối năm 2012 BIDV Thái Nguyên chỉ có 4% khách hàng cá nhân là hiện đang sử dụng các sản phẩm tín dụng bán lẻ. Là một NHTM, làm các dịch vụ ngân hàng BIDV cần “bán cái mà khách hàng cần”, tức là phải xuất phát từ thị trƣờng, từ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. BIDV Thái Nguyên cần nghiên cứu chuyên sâu các yếu tố nhƣ: thu nhập, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, giới tính, sở thích... để biết đƣợc nhu cầu của từng nhóm đối tƣợng khách hàng. Từ đó đƣa ra và tƣ vấn cho khách hàng sản phẩm phù hợp có thể phân theo các tiêu chí nhƣ:

- Theo độ tuổi:

Khách hàng là ngƣời có độ tuổi dƣới 30 tuổi thì nên tiếp thị các sản phẩm tiện ích, tích hợp các công nghệ hiện đại, phù hợp với thu nhập của lứa tuổi này nhƣ: sản phẩm cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng, cho vay thấu

chi tài khoản tiền gửi, cho vay cán bộ công nhân viên tín chấp lƣơng, cho vay nhu cầu nhà ở. Vì qua thực tiễn thấy rằng những ngƣời ở độ tuổi này vừa mới ra trƣờng, thu nhập cũng ở mức trung bình từ 1,5 triệu đồng đến dƣới 6 triệu đồng. Do vậy họ có nhu cầu đối với những sản phẩm có mức cho vay thấp để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân và gia đình (cƣới hỏi, mua sắm phƣơng tiện đi lại, mua sắm đồ dùng gia đình, sửa chữa nhà cửa…)

Khách hàng có độ tuổi trên 30 đến 55 tuổi thì ở tuổi này khách hàng thƣờng có thu nhập cao hơn và nhu cầu của khách hàng cũng cao hơn. Do đó ngoài các sản phẩm nhƣ ở độ tuổi dƣới 30 tuổi thì cần giới thiệu thêm cho khách hàng các sản phẩm nhƣ cho vay nhu cầu nhà ở, cho vay mua ôtô, cho vay kinh doanh…

- Theo khu vực:

Ngoài ra thì cũng cần phải quan tâm đến các yếu tố địa lý là theo khu vực, vì mỗi khu vực khác nhau thì có đặc điểm tính chất khác nhau nhƣ: Khách hàng ở khu vực Thành phố Thái Nguyên thì thƣờng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng bán lẻ đa dạng hơn (vay kinh doanh, vay mua ôtô kinh doanh và tiêu dùng, vay nhu cầu nhà ở). Còn khách hàng khu vực Đại từ thì nên tiếp thị cho vay trồng, chế biến và kinh doanh chè, cho vay đầu tƣ mua ôtô vận tải vận chuyển đất đá tại các mỏ. Khách hàng khu vực Phú Bình, Phổ Yên nên tiếp thị cho vay chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp. Khách hàng ở gần các khu vực các trƣờng Đại học, cao đẳng thì tiếp thị cho vay kinh doanh (nhà trọ, bán hàng tạp hóa, kinh doanh internet..) những nhu cầu dành cho sinh viên.

- Theo ngành nghề:

Theo dữ liệu khảo sát điều tra thì số lƣợng khách hàng là Công nhân viên chức và kinh doanh tự do chiếm đến 82%/tổng số khách hàng đƣợc điều tra. Do vậy BIDV Thái Nguyên cũng cần phải quan tâm đến các yếu tố nghề nghiệp, ví dụ khách hàng là công chức, viên chức, cán bộ công nhân viên trả lƣơng qua BIDV thì nên tiếp thị các sản phẩm sản phẩm cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng, cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi, cho vay cán bộ công nhân viên tín chấp lƣơng, nhƣ vậy nếu tiếp thị đến nhóm khách hàng này sản phẩm kinh doanh thì sẽ khó mang lại hiệu quả. Khách hàng là ngƣời kinh doanh tự do thì tiếp thị sản phẩm cho vay kinh doanh, thẻ tín dụng, cho vay mua ôtô.

tỉnh. Mở rộng cho vay tiêu dùng đến các đơn vị trả lƣơng, tăng cƣờng hợp tác với các nhà phân phối hàng tiêu dùng, các đại lý, hãng phân phối xe ôtô. Liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tƣ các khu đô thị Hồ Xƣơng Rồng, khu Bắc Sơn Sông Hồng, Khu dân cƣ Túc Duyên … để phát triển nền khách hàng.

Tuy nhiên ngoài những giải pháp nêu trên để thu hút khách hàng vay vốn sử dụng các sản phẩm tín dụng bán lẻ thì BIDV Thái Nguyên cũng cần phải quan tâm đến các chính sách chăm sóc khách hàng vay vốn mà hiện nay BIDV chƣa có quy định cụ thể. Nếu những khách hàng nào có dƣ nợ cao, vay trả thƣờng xuyên, có tín nhiệm thì nên có những chính sách chăm sóc khách hàng nhân dịp sinh nhật, lễ tết…

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)