Định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái đảo Lý Sơn

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 95 - 121)

3.7.1. Xây dựng khu bảo tồn biển

Việc thành lập khu bảo tồn biển ở Lý Sơn (bao gồm diện tích mặt nước và diện tích trên đảo) là cần thiết để phục hồi, bảo tồn và phát triển các HST biển và HST trên đảo

3.7.1.1. Quan điểm xây dựng khu bảo tồn

- Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển (BTB) Lý Sơn phải gắn kết và hài hịa với phát triển của các ngành kinh tế khác trong vùng, để bảo vệ mơi trường, nguồn lợi và phát triển bền vững;

- Đảm bảo đưa vùng lõi khu BTB về cơ bản bao trùm hết diện tích của vùng cĩ độ đa dạng sinh học cao nhất.

- Phù hợp nhất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đã được phê duyệt, song khơng thể khơng cĩ sự đánh giá một cách khoa học cái được và chưa được của các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã cĩ

- Dễ tạo được sự đồng thuận cao ở các cấp quản lý và cộng đồng dân cư sống trên đảo.

- Tạo khơng gian cho các hoạt động dân sinh ngay trên đảo mà khơng bị ảnh hưởng đến vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

- Tạo ra sinh kế cho người dân địa phương

3.7.1.2. Mục tiêu

Khu BTB Lý Sơn nhằm mục tiêu bảo vệ các HST, bảo vệ các lồi sinh vật biển cĩ giá trị kinh tế, khoa học, bảo vệ mơi trường một cách bền vững, lấy phát triển kinh tế DLST, duy trì cải thiện sinh kế, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi

hải sản.

3.7.1.3. Phân vùng chức năng khu bảo tồn

Theo nội dung hướng dẫn của Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02 tháng 05 năm 2008 về việc Ban hành Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam cĩ tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, thì khu BTB Lý Sơn cĩ thể được phân chia thành ba phân khu chức năng sau đây:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là vùng biển được bảo tồn nguyên vẹn, được quản lý và bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của các lồi động, thực vật, các HST thủy sinh tiêu biểu, tính ĐDSH sẽ được bảo tồn.

- Phân khu phục hồi sinh thái: Là vùng biển được quản lý, bảo vệ để phục hồi, tạo điều kiện cho các lồi thủy sinh vật, các HST tự tái tạo tự nhiên. Trong vùng phục hồi sinh thái, đơn vị tư vấn chia ra thành khu vực phục hồi sinh thái rạn san hơ và khu vực phục hồi sinh thái rong biển, khu vực phục hồi sinh thái rạn san hơ kết hợp với rong biển và sự phát triển của quần xã sinh vật biển.

- Phân khu phát triển: Là phần diện tích cịn lại của các Khu bảo tồn, được tiến hành các hoạt động được kiểm sốt: nuơi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, DLST, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

3.7.1.4. Khoanh vùng khu bảo tồn

Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Lý Sơn - Quảng Ngãi do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện năm 2011 thì phương án tối ưu được đưa ra trong việc khoanh vùng khu bảo tồn là phương án dựa vào các tài liệu khảo sát, đo đạc, đánh giá tiến hành phân từng vùng chức năng theo yêu cầu, sự phát triển, bảo tồn, phát triển kinh tế,… để thành lập các khu chức năng của khu bảo tồn. Vùng biển Lý Sơn qua khảo sát nhận thấy, ở độ sâu từ 0,5 ÷ 30m là khu vực tính đa dạng sinh học cao. Đề xuất thiết lập các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là những vùng cĩ độ ĐDSH cao, đa dạng về các HST rạn san hơ và cỏ biển và quần xã sinh vật biển. Khu vực âu cảng ở phía Đơng và Tây đảo Lớn được cách ra để đưa vào vùng phát triển phục vụ các hoạt động về cảng cá. Khu vực phía Bắc đảo hầu như khơng cĩ dân cư nên xây dựng vùng bảo vệ nghiêm ngặt cĩ đường giới hạn là ngay sát đường bờ. Vùng phía Nam đảo, cĩ mật độ dân cư đơng đúc và là khu vực khai thác rong chính trên đảo Lý Sơn. Để tránh xảy ra mâu thuẩn trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên vùng bờ. Đề xuất phân khu bảo vệ nghiêm ngặt sẽ được thiết lập cách bờ ở độ sâu là 3m nhằm tạo ra hành lang an tồn cho khu bảo

tồn và thuận lợi cho việc quản lý về sau. Vùng bên trong ở độ sâu từ 0m ÷ 3m khu vực phía Nam đảo Lớn được đưa vào vùng phục hồi sinh thái.

Phần bên ngồi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là vùng phục hồi, bao gồm vùng phục hồi rong biển, cỏ biển và phục hồi san hơ. Đây là những khu vực cĩ độ đa dạng sinh học thấp hơn so với vùng bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng nằm ngay sát vùng được bảo vệ nghiêm ngặt. Chúng được xem như là một vùng đệm, chuyển tiếp giữa vùng cĩ độ đa dạng sinh học bên trong và vùng biển rộng lớn bên ngồi (hình 3.21)

Bảng 3-17: Tên và diện tích khu vực chức năng [20]

TT Tên đối tƣợng Diện tích (ha)

1 Vùng triều bảo vệ nghiêm ngặt 147

2 Vùng biển bảo vệ nghiêm ngặt 475

3 Du lịch lặn ngầm trong khu bảo vệ nghiêm ngặt 90

4 Phục hồi và bảo vệ san hơ 1625

5 Phục hồi và bảo vệ bào ngư 32

6 Phục hồi và bảo vệ hải sâm 51

7 Phục hồi và bảo vệ rong, tảo, cỏ biển 319

8 Phục hồi và bảo vệ bãi triều rạn đá 220

9 Phục hồi và bảo vệ bãi cát biển 20

10 Phục hồi và bảo vệ rừng sinh thái và phịng hộ trên đảo 150

11 Phát triển cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế và quốc phịng trên đảo 450

12 Phát triển du lịch trên đảo 200

13 Phát triển du lịch tắm biển 50

14 Tơn tạo và phát triển bãi tắm biển 100

15 Phát triển cảng và vùng nước âu cảng 150

16 Nuơi trồng thủy sản và khai thác hạn chế 500

17 Du lịch lặn ngầm trong phân khu phát triển 25

18 Phân khu phát triển khác 1315

19 Vành đai bảo vệ 1500

20 Vùng biển phía ngồi khu bảo tồn 2500

Tổng cộng 9920

3.7.1.5. Đánh giá hiệu quả của khu bảo tồn

a. Hiệu quả về mơi trƣờng sinh thái

Kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy cũng như các nước trong khu vực Đơng Nam Á: Philippin, Inđơnexia, Malaixia, Thái Lan... một trong những giải pháp để bảo vệ bền vững tài nguyên biển hiệu quả là xây dựng các khu BTB càng

nhằm bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên đa dạng sinh học tại khu vực này trong tương lai.

Khu BTB Lý Sơn được hình thành sẽ là một cách tiếp cận hiệu quả và ít tốn kém để ngăn chặn được sự suy giảm về đa dạng sinh học biển và ven biển hiện nay. Khu BTB Lý Sơn được xây dựng với các mức độ bảo tồn khác nhau ở các phân khu riêng biệt nên cĩ thể cấm, giới hạn, hoặc kiểm sốt các hình thức sử dụng và hoạt động của con người thơng qua việc thực thi các quyền và các quy tắc hoạt động kinh tế - xã hội.

Do đĩ, việc thành lập khu BTB Lý Sơn sẽ phát huy hiệu quả về mơi trường đối với vấn đề quản lý nghề cá ngay trong khu bảo tồn, bên ngồi bảo tồn và nhiều lợi ích khác như:

- Phục hồi và bảo tồn được đa dạng sinh học, đặc biệt là các HST điển hình (san hơ, cỏ biển) và sinh cảnh tự nhiên quan trọng đối với các lồi thủy sinh; tạo ra nơi cư trú, bảo vệ cho những lồi bị khai thác mạnh, bị đe dọa và cĩ nguy cơ tuyệt chủng (bào ngư, cá mú, tơm hùm).

- Làm tăng mật độ sinh vật biển, tăng sinh khối và kích thước của sinh vật cũng như tính đa dạng sinh học so với các vùng nằm ngồi của khu bảo tồn. Cấu trúc tuổi, tiềm năng sinh sản lớn hơn và nhiều biến dị di truyền hơn;

- Bảo vệ đa dạng nguồn gen của những quần thể bị khai thác nhiều và làm tăng hiệu quả sinh sản của các lồi trong khu bảo tồn, tạo ra hiệu ứng tự phục hồi và tái tạo nguồn giống hải sản tự nhiên trong phạm vi khu bảo tồn.

- Tạo ra nguồn lợi để phát tán cho các vùng biển xung quanh sau khi phục hồi về số lượng và quần đàn thơng qua hiệu ứng tràn, khu BTB Lý Sơn sẽ là trung tâm phát tán ấu trùng, con non và con trưởng thành của sinh vật biển ra ngồi phạm vi khu bảo tồn trong tồn khu vực biển lân cận, làm cho trữ lượng hải sản ở các khu vực biển lân cận tăng lên.

nguồn lợi hải sản khơng bị sụt giảm. Đĩng gĩp vào việc duy trì ngư trường Lý Sơn, một trong những ngư trường trọng điểm của khu vực miền Trung.

- Bảo vệ các HST và cảnh quan đặc trưng, tạo sức hấp dẫn đối với du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển bền vững, tăng cường giao lưu quốc tế.

- Đối với Lý Sơn, bảo vệ các rạn san hơ, cỏ biển là bảo vệ chính đảo Lý Sơn. Trong hơn 30 năm qua, diện tích đảo bị giảm đi gần 400ha nguyên nhân chủ yếu do tình trạng hút cát biển trên các khu vực bãi cỏ biển để trồng hành tỏi.

b. Hiệu quả về kinh tế

- Khu BTB Lý Sơn được thành lập và quản lý hiệu quả sẽ làm tăng nguồn lợi thủy sản, tăng sản lượng khai thác tại các vùng lân cận khu bảo tồn, duy trì sản lượng của ngư trường Lý Sơn qua đĩ làm tăng thu nhập và gĩp phần phát triển kinh tế biển của địa phương.

- Tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương (trực tiếp hoặc gián tiếp) thơng qua việc phát triển du lịch và các dịch du lịch.

- Thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong đầu tư bảo tồn và phát triển du lịch dịch vụ.

c. Hiệu quả về xã hội

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư địa phương về cơng tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tài nguyên biển;

- Gắn kết trách nhiệm, vai trị và kiến thức bản địa của người dân địa phương trong các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật biển. Tiến hành cơng tác đồng quản lý tài nguyên cĩ sự gắn kết của cộng đồng

- Đời sống vật chất và văn hĩa tinh thần của người dân địa phương được nâng cao nhờ việc tăng thu nhập; Đồng thời, giảm bớt sức ép lên nguồn tài nguyên biển đang dần cạn kiệt.

- Nâng cao vai trị của các tổ chức, đồn thể trong cơng tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học biển

- Khu BTB Lý Sơn được thành lập sẽ gĩp phần quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, đảm bảo an ninh quốc phịng của địa phương trên tuyến phịng thủ vùng Trung Bộ.

3.7.2. Định hƣớng phát triển trong khu bảo tồn biển

3.7.2.1. Dịch vụ du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

DLST được xem như một ngành cơng nghiệp mang lại hiệu quả cao tại các khu BTB hiện nay. Bơi lội, lặn biển ngắm san hơ và động vật đáy biển được xem là thế mạnh tại các khu BTB. Ở Việt Nam, các mơ hình du lịch sinh thái hiện nay cũng đang được nhân rộng tại các khu BTB và các vùng ven biển, đảo điển hình như khu BTB Rạn Trào, Nha Trang. Ở Australia, rạn san hơ là nơi thu hút lượng lớn du khách tham quan bơi lội và lặn. Các nguồn thu từ du lịch rạn san hơ tại rạn San hơ lớn (Great Brarriet Reefs) hàng năm thu tới 2 tỷ đơ la Australia.

Lý Sơn cĩ đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển loại hình DLST, nghỉ dưỡng chữa bệnh. Và đây được xem là một thế mạnh trong định hướng phát triển kinh tế của đảo trong thời gian tới.

a. Các loại hình du lịch sinh thái cĩ thể phát triển trên đảo Lý Sơn

- Nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại khu vực phía Bắc đảo Lớn và một phần nhỏ phía Nam dưới chân Hịn Vung, do ở đây khơng cĩ cư dân sinh sống nên rất yên tĩnh và cĩ cảnh quan đẹp (khu vực số 1, hình 3.22);

- Tham quan HST san hơ bằng tàu đáy kính tại, lặn ngắm rạn san hơ theo sự hướng dẫn của Ban quản lý. Vị trí quan sát cĩ thể đặt tại cả 3 khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi và phát triển (hình 3.21);

- Tham quan các khu nuơi sinh thái (hải sâm, bào ngư, ốc biển, rong câu chân vịt) tại khu vực phát triển của KBT (hình 3.21);

- Thể thao mạo hiểm tại các khu vực vách núi phía Bắc đảo Lớn (hình 3.22); - Tắm biển tại đảo Bé và khu vực phía Đơng của đảo Lớn (sau khi đã cải tạo bãi tắm) (khu vực số 3, hình 3.22);

- Tham quan các địa điểm di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên: họng núi lửa, hạng động, vách lộ địa chất;

- Tham quan rừng sinh thái (sau khi đã phục hồi) tại khu vực Hịn Tai, Giếng Tiền, Hịn Sỏi, Thới Lới (khu vực số 2, hình 3.22);

- Tham quan các vườn - trại sinh thái bố trí tại Thơn Tây xã An Vĩnh và đảo Bé (khu vực số 4, hình 3.22).

Sơ đồ phân khu chức năng trên đảo được trình bày cụ thể ở hình 3.22.

b. Các loại hình dịch vụ du lịch

- Dịch vụ lữ hành: phối hợp với đất liền tổ chức tốt các tour thu hút khách chủ yếu từ khu kinh tế Dung Quất và các khu vực lân cận;

- Dịch vụ lưu trú: homestay. Lý Sơn cĩ thể học tập mơ hình DLST tại khu BTB tại Rạn Trào, đĩ là DLST dựa vào cộng đồng. Người dân đĩn khách du lịch đến nhà (homestay), để khách được tận hưởng hịa nhập với cuộc sống bình thường của người dân, tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày lao động mệt mỏi và chính những người dân tại khu BTB là hướng dẫn viên du lịch. Người dân sẽ giới thiệu cho du khách về khu BTB của địa phương, tham quan rạn san hơ, hay những khu nuơi trồng thủy sản, ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đảo, các di tích lịch sử và văn hĩa. Những bữa ăn được chuẩn bị từ chính những nguồn lợi mà người dân khai thác trong khu vực cho phép của khu BTB;

- Dịch vụ vận chuyển: đầu tư tàu cĩ trọng tải lớn, bảo đảm an tồn hàng hải, xây dựng sân bay trực thăng trên núi Thới Lới. Đối tượng khách du lịch chính đến với Lý Sơn là cơng nhân viên từ khu kinh tế Dung Quất (cách Lý Sơn 25 hải lý), ngồi ra cịn cĩ các đối tượng khác từ Sa Huỳnh, Đà Nẵng, Quảng Nam. Vì vậy, cần thiết phải nâng cấp phương tiện đi lại, giảm khĩ khăn trong việc tiếp cận với đảo ngay cả khi thời tiết khơng ổn định. Cần thiết phải đầu tư tàu cĩ trọng tải lớn từ 800-1000 CV để ra đảo. Mặt khác do địa hình trên núi Thới Lới cĩ diện tích rộng và cĩ mặt bằng nên cĩ thể xây dựng sân bay trực thăng để đĩn khách từ đất liền ra đảo; - Dịch vụ thơng tin: internet, dịch vụ truyền hình. Ngày nay, thời đại cơng nghệ thơng tin giúp con người cập nhật tin tức mọi lúc, mọi nơi và bất cứ nơi đâu. Chính vì vậy, internet và dịch vụ truyền hình là khơng thể thiếu và là một trong những tiện nghi tối thiểu cần cĩ trong ngành du lịch hiện nay;

- Dịch vụ ẩm thực: đảm bảo cung cấp mọi lúc, mọi nơi. Hiện nay, trên đảo, dịch vụ này chưa phát triển. Khách du lịch đến với Lý Sơn hiện nay khơng thể tự mình tìm được một quán ăn đêm. Lý Sơn nổi tiếng với những mĩn ăn đặc sản,

mang đậm hương vị riêng của biển, của những cánh đồng tỏi cần được giới thiệu

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 95 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)