Hiện trạng mơi trƣờng đảo Lý Sơn

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 81 - 121)

3.4.1. Hiện trạng mơi trƣờng nƣớc

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Mơi trường và Biến đổi khí hậu - Viện Kỹ thuật Biển tiến hành thu 50 mẫu ven đảo Lớn và đảo Bé (vị trí lấy mẫu) vào 4 thời điểm là tháng 12/2010, tháng 1/2011, tháng 3/2011 và tháng 4/2011 cho thấy

- Độ mặn và độ pH:

Quá trình quang hợp của thực vật phù du bị ảnh hưởng bởi sự cung cấp dinh dưỡng, các cacbon hữu cơ và độ đục. Sự thay đổi của pH trong nước biển cĩ thể

ảnh hưởng tới khả năng tạo CO2 bởi sự hình thành các axit; ảnh hưởng tới sự hình

thành và tính độc của các chất, ví dụ như ammoniac, borat silic, một số kim loại nặng và hợp chất hữu cơ chứa phenol và ảnh hưởng tới các ngưỡng gây chết của các sinh vật. 6.50 7.00 7.50 8.00 8.50 N1 N3 N5 N7 N9 N11 N 1 3 N 1 5 N 1 7 N 1 9 N 3 9 N 4 1 N 4 3 pH-T 12 pH-T 4 pH-T 5 pH-T 2 QCVN 10 QCVN 10

Hình 3.15: Biểu đồ diễn biến giá trị pH

Nhìn chung, giá trị pH khu vực ven biển của dự án dao động nhỏ (từ 7,65 ÷ 8,43) và đều đạt giá trị giới hạn của Qui chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT. Vào mùa khơ, pH nước biển tại khu vực nghiên cứu cĩ xu hướng cao hơn mùa mưa và cĩ tính kiềm yếu. pH trong nước cĩ giá trị cao là do độ mặn cao cùng các hoạt động quang hợp của thực vật phù du gia tăng với việc sử dụng bicacbonat như là một nguồn của CO2.

- Nồng độ ơxy hịa tan (DO)

DO là lượng ơxy hịa tan trong nước, lượng ơxy hịa tan trong nước luơn thay đổi theo khơng gian và thời gian. Do đĩ, hàm lượng ơxy hịa tan được đo tại hiện trường nhằm đảm bảo độ chính xác của mẫu vật.

Giá trị DO biểu thị cho chất lượng nguồn nước và thành phần thủy sinh cũng như hệ thủy sinh trong nước, ngồi ra biểu thị dịng chảy hay nước tĩnh của khu vực thu mẫu.

Qua kết quả phân tích hiện trạng chất lượng nước cho thấy, giá trị DO (oxy hịa tan trong nước) phần lớn nằm trong giới hạn của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.

4.50 5.00 5.50 6.00 6.50 7.00 7.50 8.00 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N 1 0 N 1 1 N 1 2 N 1 3 N 1 4 N 1 5 N 1 6 N 1 7 N 1 8 N 1 9 N 2 0 N 3 9 N 4 0 N 4 1 N 4 2 N 4 3

DO-T 12 DO-T 4 DO-T 5 DO-T 2 QCVN 10

Hình 3.16: Biểu đồ giá trị DO trong nƣớc

Vào mùa khơ, phần lớn giá trị DO đều cĩ giá trị lớn hơn 6,0mgO2/l, nằm

trong QCVN 10:2008 (cột 1), giá trị trung bình là 5,97 mgO2/l. Nhìn chung, khu vực

mặt trước của đảo (từ N1 ÷ N10) cĩ hàm lượng DO thấp hơn so với các điểm cịn lại, trong đĩ tại điểm N10 khơng đạt Qui chuẩn. Nguyên nhân cĩ thể do đây là vị trí cảng neo trú tàu thuyền tránh bão và tập trung dân cư. Vì vậy, khu vực này bị ảnh hưởng

sinh hoạt. Đặc biệt, vị trí điểm N10 (cảng cá cũ) tập trung dân cư đơng đúc nhất, lượng chất thải và rác thải sinh hoạt của người dân được thải trực tiếp ra bờ biển, nguồn chất thải này ngấm xuống và theo dịng nước chảy gây ơ nhiễm cục bộ nguồn nước mặt của biển.

Trong mùa mưa, nồng độ DO trung bình là 6,95mgO2/l và cĩ xu thế cao hơn

so với mùa khơ. Điều này cĩ thể giải thích như sau: nguồn cung cấp oxy hịa tan cho nước mặt là sự khuyếch tán từ khơng khí vào nước và quá trình quang hợp, đối với thủy vực nước chảy như biển thì quá trình khuyếch tán đĩng vai trị chủ yếu. Vào mùa mưa, tuy nước mưa rửa trơi chất rắn, hĩa chất, dầu mỡ và phân bĩn từ đảo ra biển khiến lượng tiêu thụ oxy gia tăng nhưng đồng thời, lưu lượng dịng chảy lớn, nước xáo trộn mạnh làm tăng lượng oxy khuyếch tán. Mặt khác, trong mùa khơ, lưu lượng dịng chảy nhỏ khiến cho các vị trí lõm sâu tạo thành vụng cĩ dịng nước ít

được trao đổi. Đây cũng là lý do làm tăng nồng độ BOD5 và COD trong nước.

- Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS)

Cặn (chất rắn lơ lửng) lơ lửng trong nước bao gồm các dạng sét, phù sa, các chất keo hoặc sự phát triển của thực, động vật gây nên; sẽ khơng thuận lợi cho động và thực vật thủy sinh vì khi đĩ sẽ giảm khả năng xâm nhập ánh sáng mặt trời vào trong thủy vực, làm hạn chế việc quang hợp của thực vật thủy sinh trong mơi trường nước.

Sự ơxy hĩa một phần các chất hữu cơ cĩ trong cặn làm tăng nhu cầu ơxi hố trong nước gây thiếu hụt ơxi hịa tan, đặc biệt trong tầng đáy. Khi hàm lượng cặn là dạng bùn sét là nguyên nhân gây hiện tượng trầm tích tác động đến hiện tượng bồi lắng kênh rạch cũng như khu vực cửa biển. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng các nguồn nước.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng trung bình cả mùa mưa và mùa khơ tại khu vực dự án là 4,27mg/l, giá trị lớn nhất đạt 10,25mg/l, thấp hơn nhiều lần so với giới hạn

Điều đĩ chứng tỏ mơi trường nước mặt khu vực biển ven bờ của đảo Lý Sơn chưa bị tác động bởi các nguồn chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người thải ra, đặc biệt nước thải lục địa.

0 10 20 30 40 50 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N 1 1 N 1 2 N 1 3 N 1 4 N 1 5 N 1 6 N 1 7 N 1 8 N 1 9 N 2 0 N 3 9 N 4 0 N 4 1 N 4 2 N 4 3 T SS-T 12 T SS-T 4 T SS-T 5 T SS-T 2 QCVN 10

Hình 3.17: Biểu đồ giá trị TSS trong mơi trƣờng nƣớc

- Nhu cầu oxy sinh hĩa (BOD5) và Nhu cầu oxy hĩa học (COD)

Theo kết quả phân tích mẫu, nồng độ COD mùa khơ (trung bình 4,51

mgO2/l) cĩ xu hướng cao hơn mùa mưa (trung bình 3,04mgO2/l). Trong đĩ, tại

những vị trí tập trung các hoạt động cảng và nhà nghỉ cĩ nồng độ BOD5 và COD

cao đột biến (gấp từ 2 ÷ 5 lần so với Qui chuẩn), chứng tỏ cĩ dấu hiệu của sự ơ nhiễm hữu cơ tại thủy vực này.

1.00 4.00 7.00 10.00 13.00 16.00 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N 1 0 N 1 1 N 1 2 N 1 3 N 1 4 N 1 5 N 1 6 N 1 7 N 1 8 N 1 9 N 2 0 N 3 9 N 4 0 N 4 1 N 4 2 N 4 3

COD-T 12 COD-T 4 COD-T 5 COD-T 2 QCVN 10

Hình 3.18: Biểu đồ giá trị COD trong mơi trƣờng nƣớc

- Hàm lượng các hợp chất chứa N

Nồng độ N-NO2-, N-NO3- trong nước vùng Lý Sơn qua 2 đợt thu mẫu mùa

khơ và mưa ở các vị trí khác nhau khơng cĩ sự sai khác và ở mức an tồn với tất cả

các điểm đều ở dưới mức 0,01mg/l. Silicat (SiO32-) nghèo, trung bình 0,007 mg/l.

Tuy nhiên, nồng độ N-NH4+ vượt giới hạn cho phép của QCVN 10:2008 từ

1,5 – 6 lần trong khi nồng độ N-NO2- và N-NO3- lại thấp, cho thấy thủy vực cĩ dấu

hiệu bắt đầu bị ơ nhiễm dinh dưỡng hợp chất chứa nitrogen.

Tĩm lại, hiện trạng mơi trường nước xung quanh đảo Lý Sơn nhìn chung cĩ dấu hiệu ơ nhiễm đối với các chỉ tiêu về DO tại một số vị trí lấy mẫu từ ngọn hải

đăng đến cầu cảng, BOD5 và COD tại khu vực tập trung các hoạt động cảng và nhà

nghỉ, khách sạn, các chỉ tiêu cịn lại đều cĩ giá trị nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, chất lượng ven bờ đảo Lý Sơn đang bị ảnh hưởng bởi các chất thải sinh hoạt (nước thải và chất thải rắn hữu cơ), chất thải từ tàu thuyền (dầu mỡ, nước la canh). Đều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường sống của các thủy sinh vật ven bờ, gây mất mỹ quan.

3.4.2. Hiện trạng chất thải rắn

Trước 9/2009, Lý Sơn đã xây dựng Bãi rác tập trung cách khu dân cư thơn Đồng Hộ khoảng 500m về phía đơng. Cơng tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cịn gặp nhiều khĩ khăn. Rác thải của huyện thu gom chủ yếu là rác sinh hoạt, nhưng Lý Sơn là vùng nơng thơn, nên lượng rác khơng những là rác sinh hoạt mà cịn rác thải (từ phụ phế phẩm nơng nghiệp, lá cây dọn vườn…) đều phải thu gom vận chuyển chung với rác sinh hoạt, chuyển đến bãi để xử lý, lượng rác trong ngày quá nhiều khơng thể vận chuyển hết rác. Do chưa cĩ hệ thống xử lý, chỉ dùng biện pháp đốt , phun thuốc khử mùi, chơn lấp chưa hiệu quả mùa mưa khơng thể phơi khơ, chỉ phun thuốc khử mùi, bĩn voi và đào hố chơn lấp.

Về phương tiện thu gom: Cả huyện cĩ 2 xe cuốn ép rác, 62 thùng và 9 xe đẩy cải tiến

Đội thu gom rác thải gồm 12 người được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2008 đến tháng 09/2009 hoạt động đi vào nềp nếp được nhân dân đồng tình ủng hộ thì ngừng hoạt động, bước đầu đem lại một số kết quả khả quan về mơi trường khơng cịn tình trạng vức rác thải bừa bãi ở ven bờ biển và khu vực xung quanh khu dân cư. Sau đĩ do cơn bão số 9 đã san bằng bãi rác. Đến nay Đội thu gom rác thải vẫn chưa đi vào hoạt động, tình trạng vức rác thải bừa bãi lại tiếp diễn cho đến nay.

Với hơn 21 nghìn dân, lượng rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày khoảng khoảng 8-10 tấn rác thải từ các khu dân cư thải ra, trong đĩ chủ yếu được đổ ra biển đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng mơi trường. Đây là một vấn đề nhức nhối cần sớm được giải quyết.

Hình 3.20: Ngƣời dân vơ tƣ xả rác ra biển

Ngồi rác thải sinh hoạt, chất thải rắn trên đảo cịn từ nguồn thải chăn nuơi và từ các cơng trình khơng đạt tiêu chuẩn của các hộ gia đình trên đảo. Hầu hết các hộ gia đình cĩ hoạt động chăn nuơi đều chưa xây dựng hầm biogas, nhà vệ sinh tự hoại.

Ngồi nguyên nhân khách quan, ý thức của người dân chưa cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rác thải trơi nổi gây mất mỹ quan và ơ nhiễm mơi trường ven bờ biển vẫn tiếp tục diễn ra. Đây thực sự là nguồn dịch bệnh, gây ơ nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng nước biển và cuộc sống của những lồi thủy sinh

3.4.3. Hiện trạng mơi trƣờng đất

Chưa cĩ một nghiên cứu cụ thể nào về hiện trạng mơi trường đất trong quá trình sử dụng ở đảo Lý Sơn (cụ thể về những yếu tố lý học, hĩa học). Tuy nhiên, ta cĩ thể phân tích những tác động mà quá trình sử dụng đất mang lại, từ đĩ thấy được nguy cơ đối với mơi trường đất của đảo Lý Sơn. Tác động đến mơi trường trong quá trình sử dụng đất được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Diện tích đất chưa sử dụng (mặt bằng và đất đồi núi chưa sử dụng) cịn nhiều, gây nguy cơ xĩi mịn cao

- Diện tích phủ xanh của rừng rất thấp, điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự rửa trơi

- Trong sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng cịn chậm, phương thức làm đất truyền thống vẫn được áp dụng rộng rãi, mơ hình trồng tỏi khơng dùng cát san hơ được thực hiện nhưng sau đĩ khơng đưa vào nhân rộng.

- Tình trạng thải rác thải bừa bãi khơng những ra biển mà cịn cả trên đảo làm ảnh hưởng đến mơi trường đất, nguồn nước ngầm. Bên cạnh đĩ, việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bĩn hĩa học tràn lan trong sản xuất nơng nghiệp là một nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường đất và làm thối hĩa đất.

Quỹ đất nâu đỏ đã thu hút khoảng 62% lao động và nuơi sống khoảng gần 50% số dân huyện đảo. Tuy nhiên, do việc khai thác chưa hợp lý (khai thác đất để canh tác hành tỏi, khơng hồn nguyên, diện tích đất dành cho nghĩa trang khá lớn và phân tán quanh đảo, diện tích vườn tạp nhiều,…) ảnh hưởng đến mơi trường. Tập quán trồng hành tỏi theo phương pháp truyền thống đã làm cho các loại đất trên đảo bị biến đổi, xáo trộn về mặt phẫu diện, thành phần cơ giới, và tính chất đất, hình thành nên những loại đất nhân sinh đặc biệt, khác xa so với đất liền:

- Tầng đất mỏng chứa nhiều đá lẫn (gồm bom và tro núi lửa)

- Đất nâu đỏ, nâu vàng, biến đổi do canh tác hành, tỏi - Đát cát san hơ biến đổi do canh tác hành tỏi

Cho đến nay, hầu như tồn bộ cát san hơ trên các bãi cát bồi tụ ở các thềm biển đã bị khai thác để làm nền đất cho các ruộng trồng tỏi, bãi biển chỉ cịn trơ đá gốc lởm chởm, sắc cạnh, làm mất giá trị bãi tắm.

Cát san hơ phủ lên đất thịt làm cho đất ngày càng kiềm hĩa mạnh, do cát san

hơ ở Lý Sơn cĩ tỷ lệ CaO cao (40%), song tỷ lệ Kali rất thấp, SiO2 thấp. Hậu quả là

đất hình thành trên nền bazan ở Lý Sơn cĩ phản ứng kiềm hoặc kiềm yếu, nên các vi lượng nằm dưới dạng cây khĩ tiêu khiến cho việc bĩn urê đạt hiệu quả thấp, do đĩ phải bĩn nhiều phân đạm.

Trong quá trình canh tác hàng năm, do đổ cát san hơ, quá trình canh tác dẫm đạp nhiều làm cho cấu trúc đất trở nên chặt, nước khơng thể ngấm xuống được dưới sâu, gây ảnh hưởng đến việc phục hồi nước ngầm tầng nơng.

3.4.4. Hiện trạng mơi trƣờng khơng khí

Thường xuyên cĩ hàng trăm tàu cá cùng nổ máy quanh đảo, hàng chục máy phát điện và các trạm rađa hoạt động, những ảnh hưởng này chưa được các cơ quan chức năng xác định rõ. Ngồi ra, xe cộ trên đảo rất nhiều, khĩi bụi từ các phương tiện phát ra cũng đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm tại Lý Sơn.

Tuy nhiên, vấn đề ơ nhiễm mơi trường khơng khí trên huyện đảo Lý Sơn chưa gây ra những tác động đến HST cũng như đa dạng sinh học khu vực biển ven bờ của huyện. Tuy nhiên, sau khi các cơng trình hồn thành đi vào hoạt động cần phải cĩ những nghiên cứu và đánh giá về tác động của chúng đến tài nguyên và mơi trường biển nhằm hạn chế những tác động của chúng đến mơi trường biển.

3.5. Hiện trạng các hệ sinh thái đặc trƣng 3.5.1. Hiện trạng HST san hơ 3.5.1. Hiện trạng HST san hơ

Hiện nay, HST rạn san hơ đảo Lý Sơn đang bị suy giảm nghiêm trọng trong nhiều năm qua bởi các hoạt động khai thác thủy hải sản của các ngư dân địa phương. Tình trạng sử dụng thuốc nổ và chất gây mê để đánh bắt cá trong khu vực rạn san hơ đã làm mất đi vĩnh viễn khu hệ san hơ. Cùng với các ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu tồn cầu, đặc biệt mực nước biển dâng và sự tăng của nhiệt độ nước biển cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến san hơ.

3.5.2. Hiện trạng HST thảm cỏ biển

Diện tích cỏ biển và rong biển tại Lý Sơn là khá cao, tuy nhiên với tốc độ ảnh hưởng và phát triển như hiện nay, diện tích sẽ bị suy giảm đáng kể trong tương lai. Các thảm cỏ biển đang phải đối mặt với nguy cơ khai thác cát để trồng tỏi, phá hủy nơi sinh cư của cỏ biển. Để cĩ thể thu hoạch 400 đến 500 tấn tỏi mỗi năm, nhân

dân đảo Lý Sơn phải khai thác 70.000m3 cát làm nền khi trồng tỏi. Tình trạng khai

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 81 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)