2.2.1. Tiếp cận hệ thống
Cĩ thể coi biển Việt Nam, bao gồm cả đới ven bờ và ngồi khơi là một hệ thống tự nhiên – xã hội (hệ thống tài nguyên – mơi trường – sinh thái – xã hội) trong đĩ mọi thành phần của hệ thống này cĩ liên hệ chặt chẽ với nhau, mọi biến động của từng thành phần trong hệ thống đều cĩ tác động đến các thành phần khác. Tài nguyên, mơi trường biển là sản phẩm của quá trình tương tác lục địa – biển, sơng – biển, khí quyển – biển, giữa các địa quyển với Sinh quyển. Biển là hệ thống phức tạp, nhạy cảm với các tác động tự nhiên và nhân sinh, biến động nhanh theo cả khơng gian và thời gian.
Theo cách tiếp cận này, đảo Lý Sơn như một hệ tự nhiên biển Việt Nam thu nhỏ. Huyện đảo Lý Sơn cĩ lợi thế về mặt tài nguyên thiên nhiên (các HST biển như rạn san hơ, thảm cỏ biển) với rất nhiều chức năng và giá trị như nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của sinh vật (habitat), sản xuất sinh khối, tích luỹ chất dinh
gia…Điều này cĩ nghĩa là, đảo Lý Sơn cũng cĩ thể coi là một hệ thống thu nhỏ với đầy đủ các thành phần tự nhiên – xã hội trong nĩ và mọi biến động của một hay nhiều thành phần (tự nhiên và nhân sinh) trong hệ thống cũng sẽ làm thay đổi (tiêu cực hay tích cực) đến các thành phần khác trong hệ.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển KTST tại đảo Lý Sơn phải được đặt trong một hệ thống với những mối quan hệ và rằng buộc lẫn nhau nhằm cĩ được cái nhìn tồn diện về những tác động của các yếu tố, thành phần trong hệ thống này từ đĩ cĩ những biện pháp quản lý, điều chỉnh các mối quan hệ, giảm thiểu những mâu thuẫn giữa các thành phần, bảo vệ và phát triển các HST, sử dụng hợp lý nguồn lợi sinh vật. để đạt được mục đích sau cùng đĩ là phát triển bền vững, lâu dài.
2.2.2. Tiếp cận phát triển bền vững
Theo Uỷ ban Mơi trường và Phát triển Thế giới – WCED, phát triển bền
vữnglà phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà khơng làm phương
hại tới sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững khu vực ven biển, đảo Lý Sơn là sự phát triển, sử dụng hợp lý tiềm năng về tài nguyên, mơi trường, điều kiện tự nhiên của biển, đảo trong giới hạn cho phép, trong khả năng chịu đựng, tự phục hồi của biển nhằm phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phịng, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư đang sống mà vẫn đảm bảo sự phát triển của các thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên – mơi trường cần thiết để họ cĩ thể sống ngày càng tốt hơn.
Biển được coi là tài nguyên quan trọng đối với phát triển kinh tế (với tư cách là nguồn nguyên, nhiên liệu, địa bàn hoạt động…), đối với sự phát triển bền vững về mơi trường (biển là một bộ phận của mơi trường sống của con người và thế giới sinh vật, nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, nơi cung cấp tài nguyên phong phú), bền vững về mặt xã hội (biển gắn liền với sự phát triển văn hố, phong tục, tập quán sinh hoạt và sản xuất; là nơi gĩp phần xố đĩi, giảm nghèo đối với người dân…và cũng là nơi xảy ra các mâu thuẫn lợi ích trong quá trình phát triển kinh tế…). Các hoạt động kinh tế, xã hội phải nằm trong giới hạn cho phép của các HST biển (các
chức năng, giá trị và đa dạng sinh học của vũng, vịnh phải được duy trì). Như vậy
phát triển bền vững và bảo tồn, bảo vệ biển cĩ mối quan hệ sống cịn.
2.2.3. Tiếp cận tổng hợp và liên ngành
Bản chất tài nguyên, mơi trường biển vừa phản ánh lại vừa phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, vào các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hố, an ninh, quốc phịng. Chính vì vậy biển phải được nhìn nhận từ nhiều gĩc độ khác nhau về tự nhiên (sinh học, sinh thái, địa lý, hải văn, thuỷ văn, địa chất…), về xã hội (văn hố, phong tục, tập quán…), kinh tế, và an ninh quốc phịng…Do đĩ, để nghiên cứu về vấn đề mâu thuẫn lợi ích trong phát triển khu vực đảo Lý Sơn cần phải cĩ cái nhìn tổng thể và liên ngành để thấy rõ các mối quan hệ, các mâu thuẫn phát sinh và phương hướng giải quyết, giảm thiểu.
2.2.4. Tiếp cận sinh thái học
Biển là HST kém bền vững, dễ bị tổn thương, suy thối, cĩ sức chịu đựng giới hạn, phụ thuộc nhiều vào các quá trình tự nhiên và đặc biệt nhạy cảm với các hoạt động nhân sinh. Cân bằng sinh thái đảm bảo duy trì các chức năng, giá trị, bảo vệ được tài nguyên – thiên nhiên của biển cũng là nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu này, mọi hoạt động về khai thác, sử dụng HST biển phải được tiến hành trong khả năng chịu đựng và phục hồi của các HST biển. Việc quản lý bền vững biển phải dựa trên tiếp cận sinh thái học (ecosystem approach).
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa, tổng hợp cĩ chọn lọc tài liệu
Tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu về đặc điểm khí tượng - hải văn, đặc điểm địa chất, địa mạo, mơi trường, các dạng tài nguyên, yếu tố xã hội, kinh tế, các khái niệm cơ bản và liên quan về kinh tế sinh thái,…Các tài liệu này sẽ được phân loại, sắp xếp cĩ trình tự và được định hướng vào nghiên cứu để xác định các cơ sở thực tiễn và lý luận cho mục tiêu nghiên cứu.
2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực tế
Đây là phương pháp khơng thể thiếu trong việc kiểm chứng những tài liệu đa thu thập được và bổ sung những tài liệu, dữ liệu cịn thiếu. Mục đích của việc tiến hành khảo sát thực địa nhằm nhận biết và đánh giá hiện trạng mơi trường, hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên mơi trường của các ngành kinh tế chủ yếu ở khu vực đảo đảo Lý Sơn, những mâu thuẫn lợi ích trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ mơi trường trên đảo.
2.3.3. Phƣơng pháp chuyên gia
Cĩ thể nĩi đây là một phương pháp quan trọng và hiệu quả. Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của các chuyên gia về lĩnh vực tài nguyên – mơi trường biển, từ đĩ sẽ cho các kết quả cĩ tính thực tiễn và khoa học cao, tránh những thiếu xĩt trong quá trình nghiên cứu.
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích hệ thống
Là một phương pháp khoa học giúp xử lý những vấn đề phức tạp, những vấn
đề tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc. Nĩ được vận dụng trong những trường hợp khi cĩ nhiều mối quan hệ phải nghiên cứu, nhiều đối tượng phải xem xét, nhiều yếu tố bất định phải tính đến, nhiều phương án cần cân nhắc so sánh lựa chọn trong khi lượng thơng tin cĩ thể khơng đầy đủ như mong muốn. Phương pháp phân tích hệ thống thường rất phù hợp với những đối tượng cĩ cấu trúc khơng chặt chẽ, tức là những đối tượng vừa cĩ yếu tố định tính và vừa cĩ yếu tố định lượng và chỉ cĩ một phần cĩ thể diễn tả được bằng ngơn ngữ tốn học. Ở đây, bằng cách kết hợp các phương pháp tốn học chính xác, kỹ thuật máy tính với các thủ tục phức tạp và kinh nghiệm thực tiễn của chuyên gia, các hiểu biết tồn diện về đối tượng nghiên cứu cĩ thể được sáng tỏ, trong khi đĩ, bằng các phương pháp khác thì khĩ cĩ thể đạt được.
Nội dung chính của phương pháp phân tích hệ thống:
- Xem xét đối tượng nghiên cứu là một hệ thống, nĩ được cấu thành từ nhiều
yếu tố mà cĩ quan hệ và tương tác với nhau và với mơi trường xung quanh một cách logic;
- Thừa nhận nhiều đối tượng phức tạp khác nhau cĩ những đặc trưng hệ
thống giống nhau. Do đĩ cĩ thể nghiên cứu một cách tổng quát về những tính chất, những quy luật vận động của các hệ thống phức tạp để vận dụng vào từng hệ thống đặc thù ở những lĩnh vực khác nhau;
- Trọng tâm nghiên cứu là sự vận động của đối tượng. Tồn bộ hệ thống
được xem xét dưới gĩc độ tăng trưởng và phát triển của nĩ, nghiên cứu quy luật, xu thế vận động của nĩ và tìm ra cách thức để tác động trở lại vào hệ thống một cách hiệu quả nhất;
- Thừa nhận tính bất định, tức là tình trạng khơng đầy đủ thơng tin như một
tất yếu khĩ tránh khỏi trong quá trình điều khiển phức tạp. Do đĩ, cần phải cĩ phương pháp nghiên cứu thích hợp để khai thác tốt nhất phần thơng tin khơng đầy đủ;
- Nhấn mạnh sự cần thiết của lựa chọn quyết định trong tập hợp rất nhiều
phương án cĩ thể cĩ. Cụ thể, cần phân tích, lý giải và tích hợp để cĩ được một tập hợp các nhân tố tạo thành một cách tối ưu.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên
3.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình của Lý Sơn cĩ nhiều các núi lửa cổ và cĩ nhiều các vùng đất đá mấp mơ, khơng cĩ sơng ngịi lớn (chỉ cĩ một số suối nhỏ được hình thành vào mùa mưa) và cĩ độ cao trung bình từ 20 ÷ 30m so với mực nước biển. Đồng bằng tích tụ - mài mịn nghiêng thoải, bị chia cắt bởi các máng trũng với độ sâu khác nhau. Điểm sâu nhất trong lãnh thổ huyện là 120m, ở phía Đơng.
Hình 3.1: Bản đồ đẳng sâu khu vực biển ven bờ Lý Sơn
Trên địa bàn huyện cĩ 5 hịn núi dạng bát úp được hình thành do hoạt động của núi lửa trong đĩ cao nhất là núi Thới Lới (169m). Xung quanh các chân núi, địa
hình cĩ dạng bậc thềm, độ dốc từ 8 đến 15o. Dạng địa hình nguồn gốc núi lửa chiếm
tới 70% diện tích đảo. Theo địa hình thái nguồn gốc được chia thành: sườn vịm núi
30.0 5.0 50.0 20 .0 10. 0 5.0 10.0 20.0 20.0 5.0 20.0 2 0.0 5.0 50.0 10.0 10. 0 Đảo Bé Đảo Lớn 15 ° 22 '3 0" 15° 22 '30 " 15 ° 24 '4 5" 15° 24 '45 " 109°2'15" 109°2'15" 109°4'30" 109°4'30" 109°6'45" 109°6'45" 109°9'00" 109°9'00" Đường đẳng sâu 10.0m Đường đẳng sâu 20.0m Đường đẳng sâu 30.0m Đường đẳng sâu 50.0m Đường đẳng sâu 5.0m
BẢN ĐỒ ĐẲNG SÂU KHU VỰC BIỂN VEN BỜ LÝ SƠN
TỶ LỆ: 1/60.000
lửa, sườn họng núi lửa, đáy họng núi lửa và bề mặt lớp phủ bazan. Đây là những đối tượng quan trọng để bố trí các cơng trình xây dựng, đồng thời là những điểm tham quan thiên nhiên rấn ngoạn mục của các tuyến du lịch biển – đảo Lý Sơn. Ngồi Thới Lới cịn cĩ 4 ngọn núi lửa đã tắt khác nằm rải rác trên Đảo Lớn và đảo Bé bao gồm Hịn Vung, núi lửa Giếng Tiền, Hịn Sỏi và Hịn Tai.
Nhĩm dạng địa hình nguồn gốc biển gồm các dạng: vách mái vịm - bĩc mịn, vách mái mịn, bãi biển mài mịn, bãi biển mài mịn - tích tụ. Bãi biển mài mịn tích tụ và thềm tích tụ làm thành một đồng bằng bằng phẳng, nghiêng thoải, hơi lượn sĩng, độ dốc dưới 8°, thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp và bố trí dân cư. Đây chính là những vùng tập trung dân cư và là địa bàn sản xuất nơng nghiệp trọng điểm của huyện.
Địa hình bờ biển của huyện phần lớn là các vách và hốc sĩng vỗ bờ tạo nên các hốc hang khá đẹp (Hang Câu, Chùa Hang…). Chính những địa hình vách dốc này đã tạo cho đảo những nét hùng vĩ cĩ giá trị về tham quan, du lịch.
Địa hình đảo Bé cĩ hình dạng đồi thấp, độ cao 20m và bị chia cắt bởi các máng trũng ở độ cao 10m [20]. Điểm nổi bật của địa hình đảo Bé là sự phát triển các dạng địa hình đụn cát sạn sỏi.
Như vậy, với đặc điểm của địa hình đáy biển phân bậc rõ ràng, cĩ thể sử dụng làm cầu cảng và tổ chức các hoạt động thể thao mạo hiểm trên biển. Cùng với đĩ là địa hình bờ biển cĩ các hang động đẹp và địa hình núi lửa tạo nên các gĩc nhìn hùng vĩ giữa biển, đảo và bầu trời, cĩ giá trị về tham quan khám phá thiên nhiên trong phát triển du lịch.
3.1.2. Đặc điểm thổ nhƣỡng
Lớp thổ nhưỡng trên đảo rất đặc thù. Cĩ 3 loại đất chính.
Ở khu vực ven biển là đất cát vàng. Vào sâu trong đảo, phần lớn xã An Vĩnh cĩ lớp thổ nhưỡng là đất cát, đây là khu vực tập trung đơng dân cư, đất ở đây được
đất thấp và khơng thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là cây hành, tỏi và ngơ. Chính vì vậy lượng phân bĩn cần thiết để phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp tại huyện đảo cần rất lớn. Đất nâu đỏ trên đá bazan chiếm phần lớn diện tích đất của đảo 845ha, khoảng trên 80% diện tích đất tự nhiên tồn huyện đảo, đây là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện đảo, vì đa số diện tích (khoảng 558ha) đất nâu đỏ trên
đá bazan cĩ tầng dày trên 1m và độ dốc dưới 8o, khá màu mỡ, hàm lượng các chất
dinh dưỡng từ trung bình trở lên. Đây là nguồn tài nguyên đất rất thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng đặc biệt là cây ăn quả, cây lương thực và cây cơng nghiệp.
Quỹ đất nâu đỏ đã thu hút phần lớn lao động và nuơi sống gần 50% số dân trên đảo. Tuy nhiên, việc khai thác khơng hợp lý bằng việc bĩc những lớp đất trên đá bazan, di rời từ trên núi xuống những cánh đồng làm giá đỡ để phát triển nơng nghiệp trồng hành tỏi,…và sau đĩ khơng hồn nguyên làm tàn phá thảm thực vật gây nên hiện tượng đất trống, đồi núi trọc, đất khơng giữ được nước gây nên hiện tượng rửa trơi, xĩi mịn.
Bảng 3-1: Diện tích, cơ cấu các loại đất chia theo độ dốc, tầng dày
Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tầng dày II (3-80) > 100cm (ha) IV (15-200) V (20- 250) > 100cm (ha) T.số (ha) >100cm (ha) 100cm (ha)
Bãi cát vàng ven biển Cb 42 4,21
Đất cát biển C 110 11,03
Đất bazan nâu đỏ Fk 845 84,76 558 90 50 40 107
(Nguồn: Phịng Tài nguyên và Mơi trƣờng, 2011)
3.1.3. Địa chất
Về đặc điểm địa chất, đảo Lý Sơn được hình thành cách đây vài triệu năm do vận động phun trào nham thạch của các núi lửa phủ lên nền những nếp gấp tạo sơn
đã bắt đầu nâng những lớp đá trầm tích nhơ khỏi mặt nước biển. Đảo được hình thành vào giai đoạn Holocen, được tạo nên bởi đá phun trào bazan tuổi Neogen - Đệ tứ (N2 - QI). Bề mặt địa hình để lại nhiều miệng núi lửa điển hình, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, cĩ lợi thế khai thác du lịch.
Các lớp trầm tích nền đảo và san hơ phát triển trên bề mặt là cơ sở cho việc hình thành nhiều hang động, cổng đá. Di tích Chùa Hang là hang động lớn nhất trong hệ thống hang động ở đảo Lý Sơn. Hang đá này được tạo thành từ một vách đá dựng đứng, cao gần 20m ở ngọn núi Thới Lới, do bị nước biển xâm thực trong thời kỳ biển tiến. Hang cĩ bề ngang 30m ăn sâu trên 25m vào núi theo kiểu hàm ếch ngồi cửa cao 15m, thấp dần vào phía trong [20].
Ngồi ra, do tác động xâm thực của nước biển trong thời kỳ biển tiến ở khu vực hịn Thới Lới, nơi vận động tạo sơn theo kiểu xếp nếp đã đẩy các lớp trầm tích đáy biển nhơ cao hơn cả trong hệ thống đảo Lý Sơn. Các vết tích núi lửa là những khối nham thạch nhiều hình dạng chưa kịp phân hủy, cũng như lớp đất đỏ bazan màu mỡ phủ hầu hết khắp đảo, tạo điều kiện cho sự đa dạng và tươi tốt của hệ thực vật che phủ.
3.1.4. Điều kiện khí tƣợng thủy văn
3.1.4.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ khơng khí trung bình nhiều năm (1985-2009) của trạm Khí tượng
Thủy văn Lý Sơn là 26,5oC; nhiệt độ trung bình giữa các tháng dao động từ 23,1o
C -
29,5oC; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 23,1oC, (xuất hiện vào tháng 1); nhiệt