Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 45 - 52)

3.1.6.1. Tài nguyên khống sản

Tài nguyên khống sản trên huyện đảo Lý Sơn chưa được tổ chức điều tra đánh giá một cách cơ bản. Song, sơ bộ cho thấy các loại tài nguyên khác trên địa bàn huyện rất hạn chế, nghèo nàn, chủ yếu là vật liệu xây dựng và phụ gia xi măng như đá xây dựng, cát nén, vật liệu khơng nung. Quan trọng hơn cả là đá bazan, mặc dù chưa được xác định một cách chính xác, song cĩ thể cung cấp đầy đủ nhu cầu xây dựng các cơng trình dân dụng trên đảo. Đá phân bố tập trung chủ yếu tại Gù đá (thơng Tây Lý Vĩnh), một số khu vực ngọn hải đăng (xã An Hải)

3.1.6.2. Tài nguyên nước a. Nước mặt

Lượng mưa trung bình năm trên đảo Lý Sơn là trên 2000mm, đĩ là một lượng mưa khá lớn, những tháng trong năm cĩ lượng mưa lớn là tháng 8 đến tháng 12. Tuy nhiên, do địa hình tương đối đơn giản, đồng nhất, ít phân cắt, cộng với việc diện tích đảo nhỏ nên mạng suối trên đảo kém phát triển, chỉ cĩ một số con suối nhỏ chảy tạm thời vào mùa mưa ở phía Nam đảo với lưu lượng rất thấp. Mặt khác, do lớp phủ thực vật trên đảo rất mỏng, khơng cĩ gì che chắn nên việc tích trữ nước mặt là khơng nhiều. Trước đây, đảo Lý Sơn chưa cĩ biện pháp trữ nước để phân phối cho dân cư trong mùa khơ hạn, nước mưa được thốt ra biển theo các cống thải, do đĩ tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra thường xuyên. Đầu năm 2012, để phục vụ cho nhu cầu nước ngọt của người dân trên đảo vào mùa khơ, Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Lý Sơn - chủ đầu tư xây dựng đã xây đập để ngăn giữ nước ngọt trên họng núi lửa của đỉnh Thới Lới. Cơng trình hồ chứa nước núi Thới Lới

với tổng dung tích sử dụng 2700m3 cĩ khả năng cung cấp nước sinh hoạt cho tồn

huyện bằng nguồn nước mưa dự trữ (hình 3.3)

Theo đánh giá khảo sát thì 85,2% dân số cho rằng việc cấp nước trên đảo Lớn dồi dào, chất lượng nước tốt, bởi trên đảo cĩ các núi lửa hình phễu dự trữ nước mưa rất tốt. Hiện nay bà con vẫn lấy nước ngọt để tưới hành tỏi, gây lãng phí nước ngọt rất lớn. Trên đảo Bé nước sinh hoạt phải chở từ đảo Lớn qua với giá

140.000VNĐ/m3.

b. Nước ngầm

Trong huyện đảo Lý Sơn tồn tại 3 tầng chứa nước trong đĩ cĩ 2 tầng chứa nước lỗ hổng (Holocen và Pleistocen) với tổng trữ lượng tĩnh tự nhiên là

97m3/ngày, trữ lượng động tự nhiên là 1.602m3/ngày và 1 tầng chứa nước khe nứt

các thành tạo bazan với trữ lượng tĩnh tự nhiên là 1.898m3/ngày và trữ lượng động

tự nhiên là 7.942m3/ngày, trữ lượng khai thác là 1.299,38m3/ngày [9] (hình 3.4)

Trên đảo Lớn, nước ngầm được hình thành do các cánh rừng và miệng núi lửa giữ lại. Tuy nhiên, qua hàng chục năm khai hoang, diện tích rừng trên đảo Lớn hầu như khơng cịn nữa. Nước ngầm chủ yếu được người dân dùng vào việc tưới tiêu hoa màu.

Đảo Bé (xã An Bình), khơng cĩ nguồn nước ngầm, nên nguồn nước phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa được bà con dự trữ trong các hồ chứa. Thời tiết nắng hạn dài ngày trong những mùa khơ nên lượng nước tích trong các hồ chứa của hầu hết các hộ dân trên đảo đã khơ cạn, ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của trên 400 nhân khẩu trên đảo. Thiếu nước sinh hoạt cuộc sống của hàng trăm hộ dân đảo Bé gặp khơng ít khĩ khăn, nhiều hộ gia đình đã phải bỏ tiền triệu để mua nước được vận chuyển từ đảo Lớn sang, nên ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống, thu nhập của người dân.

Do ảnh hưởng của biển và thủy triều nên 2 tầng chứa nước lỗ hổng nằm gần biển cĩ diện tích bị nhiễm mặn khá lớn (13,5ha) và con số này đang ngày một gia tăng. Tầng chứa nước khe nứt cũng bị nhiễm mặn ở những nơi tiếp giáp với các tàng chứa nước lỗ hổng với diện tích nhiễm mặn là 39,0ha. Đây là một khĩ khăn nghiêm trọng đối với sự phát triển của huyện đảo Lý Sơn.

3.1.6.3. Tài nguyên đất

Đất cát vàng ven biển cĩ diện tích 42ha, chiếm 4,21% diện tích tự nhiên, phân bố viền quanh đảo và tiếp giáp với mép nước biển. Loại đất này thích hợp với phát triển lâm nghiệp (rừng phịng hộ chắn sĩng)

Đất cát biển cĩ diện tích 110ha, chiếm 11,03% diện tích tự nhiên, tập trung phần lớn ở xã An Vĩnh. Diện tích đất này đã được sử dụng chủ yếu để xây dựng khu dân cư và cải tạo để sản xuất nơng nghiệp

Đất nâu đỏ trên đá bazan cĩ diện tích 845ha, chiếm 84,76%. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện đảo, vì đa số diện tích (khoảng 558 ha) đất nâu đỏ

trên đá bazan cĩ tầng dầy trên 1m và cĩ độ dốc dưới 8o, khá màu mỡ, hàm lượng

các chất từ trung bình trở lên, thích hợp cho nhiều loại cây cơng nghiệp.

rừng, xây dựng một số cơng trình thủy lợi và mở rộng các cơng trình cơng cộng, phúc lợi

3.1.6.4. Tài nguyên rừng

Diện tích phủ xanh của rừng trên đảo dưới 10ha trên tổng diện tích đất tự nhiên là 988,97ha. Như vậy, độ phủ xanh là quá thấp. Trên đảo cĩ 180ha đất đồi núi và 75ha đất núi đá khơng cĩ rừng cây cĩ thể phục vụ việc trồng cây gây rừng. Một điều dễ nhận thấy ngay từ khi nhìn thấy đảo là những ngọn đồi trọc, khơng cĩ cây xanh, hệ thực vật trên núi nghèo nàn, chủ yếu là những trảng cỏ, cây bụi. Theo các tài liệu nghiên cứu, cách đây khoảng trên dưới 100 năm diện tích rừng trên huyện đảo khá lớn, chiếm trên 70% diện tích huyện đảo với hệ thực vật khá phong phú, đa dạng, song do quá trình khai thác của con nguời đến nay diện tích rừng của huyện hầu như khơng cịn.

Các cây lâm nghiệp ở đảo chủ yếu bao gồm: dương liễu (phi lao), bạch đàn, thơng, keo.

Diện tích rừng đã ít, cơng tác phịng hộ cháy rừng cũng chưa được đề cao. Chỉ tính riêng trong năm 2011, theo số liệu thống kê của Phịng Kinh tế và hạ tầng nơng thơn, trên huyện đảo đã cĩ tới 4 vụ cháy rừng. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dân chưa cao khi đốt bờ sơ ý bỏ ra về.

3.1.6.5. Tài nguyên biển

Do đặc thù là đảo biển, khơng chịu ảnh hưởng của đất liền, nước biển Lý Sơn mang đặc trưng của vùng nước biển sâu, màu mặt nước xanh thẳm, độ trong suốt lớn, biển thống, hồn lưu nước trao đổi trực tiếp với biển Đơng. Nhiệt độ nước biển biến động lớn nhất xảy ra ở lớp nước mặt và giảm dần đến độ sâu 200m. Nhiệt

độ tầng nước mặt đạt giá trị cao nhất vào tháng 5, trung bình 28oC - 29,8oC , thấp

nhất vào tháng 1, trung bình 22o

C - 24,7oC.

Biển ven bờ cĩ thềm kéo dài ra do nham thạch của hoạt động núi lửa tạo ra nền màu đen là giá đỡ cho san hơ phát triển. Chính vì vậy, rạn san hơ là bãi đẻ cho nhiều loại tơm, cá phát triển tốt đặc biệt là các lồi như cá chình, tơm hùm,…Trên

đảo hiện chưa cĩ hoạt động nuơi trồng thủy sản. Hoạt động khai thác thủy sản với quy mơ lớn chủ yếu diễn ra ở xa bờ so với đảo. Ở vùng ven bờ, người dân thường khai thác cá nhỏ như đánh cá cơm, cá kìm, tơm, mực với phương thức nổ mìn, lưới mắt nhỏ hoặc dùng đèn cao áp

Độ mặn nước biển khá cao, cĩ sự thay đổi theo mùa, nhưng biên độ dao động độ mặn giữa mùa khơ và mùa mưa khơng lớn và độ mặn đều lớn hơn 32‰. Mùa giĩ Tây Nam, độ mặn tầng mặt ven bờ trung bình 32 - 33‰, ngồi khơi là 33,5 - 34,5‰; mùa giĩ Đơng Bắc, nước biển cĩ độ mặn cao khoảng 33,8 - 34‰.

Do được bao bọc xung quanh là biển nên Lý Sơn là huyện cĩ điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều so với các huyện khác của tỉnh trong lĩnh vực khai thác sử dụng nguồn tài nguyên biển. Đây là lĩnh vực cĩ thế mạnh nhất của huyện. Theo tài liệu của Viện Nghiên Cứu Biển và Trường Đại Học Nha Trang, khả năng khai thác hải sản của huyện hàng năm cĩ thể đạt 4,500 tấn, chiếm 13,86% khả năng khai thác thủy sản của tồn tỉnh.

3.1.1.6. Các dạng tài nguyên khác - Tài nguyên vị thế:

Lý Sơn cĩ một vị thế quan trọng, nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam, cửa ngõ khu kinh tế Dung Quất. Vị thế của Lý Sơn cĩ vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế biển Nam Trung Bộ nĩi chung và đối với khu kinh tế Dung Quất của tỉnh Quảng Ngãi nĩi riêng. Vị thế của huyện đảo cịn được thể hiện trong vai trị quan trọng bảo vệ an ninh tổ quốc. Dù là một đảo nhỏ nhưng giá trị vị thế lớn khi nĩ gần hơn với các tuyến hàng hải quốc tế, bao quát được một vùng biển rộng lớn. Ngồi ra, Lý Sơn cịn nằm trong hệ thống điểm mốc trên đường cơ sở.

Đảo Lý Sơn là căn cứ xác định hướng di chuyển của các luồng cá do nơi đây cĩ sự giao thoa của hai dịng dịch duyển Đơng Bắc và Tây Nam tạo ra sự hội tụ chất

Vị trí của Lý Sơn cịn là điểm mốc để xác định các yếu tố khí tượng - thủy văn trên vùng biển miền Trung, tham gia vào mạng lưới thơng tin khí tượng trên Biển Đơng. Trên đảo đã bố trí hệ thống đèn biển để hướng dẫn giao thơng trên biển Đơng và dẫn luồng ra vào cảng nước sâu Dung Quất.

Vị thế của đảo Lý Sơn cịn thể hiện trong tiềm năng liên kết với các trung tâm kinh tế lớn ven bờ, nối các tuyến đường biển với hệ thống giao thơng đường bộ trên đất liền, làm thành các cầu nối chuyển giao hàng hĩa giữa đất liền với các hành động kinh tế trên biển, đảo của vùng Nam Trung Bộ.

Với đặc trưng về địa hình núi lửa và chịu tác động của biển, đảo Lý Sơn được ban tặng một cảnh quan hùng vĩ, nhiều hang động, núi cao, vực sâu, khác xa với đất liền, một khơng khí trong lành, yên tĩnh, khơng chịu tác động của đất liền. Đây thực sự là thiên đường cho sự phát triển của DLST, du lịch nghỉ dưỡng.

- Tài nguyên nhân văn: Với những di tích lịch sử giầu truyền thống, với những câu chuyện về những chiến sỹ Hải đội Hồng Sa, những ngơi mộ giĩ, đình làng biển, những lễ hội đặc trưng. Du khách đến với Lý Sơn cịn được tìm về với lịch sử hào hùng của dân tộc.

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)