Người điều khiển máy tính hiển

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học (Trang 87 - 91)

khiển máy tính hiển

thị hết các câu hỏi + đáp án còn lại.

- Thư ký tổng kết điểm. - Người điều khiển máy tính chiếu powerpoint một số tư liệu hình ảnh về môi trường cho HS tham khảo (nếu thời gian không quá eo hẹp có thể cho các khán giả tham gia bằng cách đặt câu hỏi liên quan đến các bức ảnh tư liệu) MC: công bố điểm 4 đội.

Câu 8: Thành phần khí chủ yếu gây hiện tượng ma trơi

ngoài nghĩa địa. (gồm 8 chữ cái)

Đáp án: PHOTPHIN

Câu 9: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang

nóng lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất nào là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính?

Đáp án: CACBONĐIOXIT (CO2).

Bổ sung: Khí nhà kính gồm: CO2, bụi, hơi nước, CH4

(khí metan), CFC,..trong đó CH4 khả năng giữ nhiệt cao nhất, hơi nước là khí có sự biến đổi nồng độ nhiều nhất. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2> CFC > CH4>O3>NO2.

Câu 10: Ozon có khả năng này nhờ tính oxi hóa rất

mạnh.

Đáp án: Diệt khuẩn.

Bổ sung: Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu

tồn tại một lớp không khí giàu khí ozon (O3). Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không xuyên qua bầu khí quyển Trái đất. Tầng ozon càng ngày càng mỏng, nguyên nhân này có liên quan hợp chất freon có trong chất làm lạnh, còn gọi là CFC (cloroflorocacbon).

Câu 11: Hiện tượng thường gặp trong các hồ đô thị, các

sông và kênh dẫn nước thải với biểu hiện là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao. Đó là hiện tượng gì?

Đáp án: Phú dưỡng

Bổ sung: Phú dưỡng là hiện tượng thường gặp trong

các hồ đô thị, các sông và kênh dẫn nước thải. Biểu hiện phú dưỡng là nồng độ chất dinh dưỡng N, P

cao. Có tác động tiêu cực tới hoạt động văn hoá của

dân cư đô thị, làm biến đổi hệ sinh thái nước hồ, tăng thêm mức độ ô nhiễm không khí của đô thị.

Hoạt động 4: Tổng kết

Đại diện ban giám khảo trao quà

Lưu ý học sinh về vấn đề bảo vệ môi trường sống xung quanh

Từ khóa: "Một trong những nội dung quan trọng của

công tác giáo dục môi trường trong hệ thống giáo dục Việt Nam là thực hiện Xanh hoá nhà trường. Xanh hoá nhà trường phải được hiểu đầy đủ là gì?"

=> XANH SẠCH ĐẸP (trong nhà trường).

IV – RÚT KINH NGHIỆM

Vòng 1 : có thể thay hình thức thuyết trình bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cuộc thi vẽ tranh về ô nhiễm môi trường và có thuyết minh.

Hoặc:

- Cuộc thi ảnh "Hóa học quanh ta" (liên quan đến môi trường): các đội tự suy nghĩ đưa vấn đề hóa học mà mình muốn nhắn gửi tới mọi người để cùng lưu tâm thông qua bức ảnh hoặc tranh vẽ.

Tùy theo mức độ gây ấn tượng của tranh vẽ hoặc bức ảnh cùng sự thuyết trình lôi cuốn, hấp dẫn sẽ giành điểm số cao về cho các đội.

Hoặc:

- Cuộc thi hùng biện về môi trường. Ban tổ chức chuẩn bị sẵn một số bức tranh hoặc đoạn phim ngắn về các vấn đề môi trường nóng bỏng hiện nay. Học sinh sau khi xem tranh hoặc đọan phim đó sẽ bắt đầu bài thuyết trình liên quan đến chủ đề bức tranh (hoặc đoạn phim đề cập). Bài thuyết trình sâu sắc và đúng trọng tâm sẽ được đánh giá cao.

Vòng 3: có thể thay bằng hình thức diễn tiểu phẩm về ô nhiễm môi trường do

ảnh hưởng hóa học và biện pháp khắc phục. Nội dung tiểu phẩm phải được GV duyệt trước.

2.5.2.2. Giáo án “ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA”

"Đường lên đỉnh Olympia" có thể thực hiện sau khi học xong phần phi kim lớp 10 hay kết thúc năm học nhằm ôn tập củng cố kiến thức và thay đổi không khí vừa học vừa chơi. Các hoạt động mà chúng tôi lựa chọn ngoài việc trả lời các câu hỏi lý thuyết trọng tâm dưới trò chơi ở các phần: khởi động, vượt chướng ngại vật (ô chữ), về đích hay trò chơi ai là triệu phú hóa học (phần dành cho khán giả), còn có trò chơi tăng tốc phần này học sinh được rèn luyện kĩ năng thí

nghiệm, quan sát hiện tượng và trả lời các câu hỏi liên quan.

GIÁO ÁN

Chủ đề : "ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA".

I. MỤC TIÊU

• Kiến thức

HS ôn tập, củng cố kiến thức về:

-Tính chất vật lí, hóa học của: Nhóm halogen, nhóm oxi – lưu huỳnh

-Phương pháp điều chế, ứng dụng liên quan đến các đơn chất và hợp chất của haloen, của lưu huỳnh.

• Kĩ năng

-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự đoán tính chất của chất.

-Rèn kĩ năng liên hệ kiến thức hóa học với đời sống, giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên bằng kiến thức khoa học.

-Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, kĩ năng thực hành. • Giáo dục tư tưởng

-Giáo dục cho học sinh tình cảm yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ nôi trường, đặc biệt là môi trường không khí và đất.

-Có ý thức gắn lí thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

1. GV lập kế hoạch dạy học bằng trò chơi.a. Hình thức tổ chức: tổ chức hội thi gồm 4 vòng. a. Hình thức tổ chức: tổ chức hội thi gồm 4 vòng.

- Vòng 1: Khởi động: Có 4 nhóm câu hỏi nằm trong các số 1, 2, 3, 4. Mỗi nhóm câu hỏi gồm 5 câu. Mỗi đội phải trả lời nhanh 5 câu hỏi, mỗi câu suy nghĩ tối đa 10 giây, trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm, sai được 0 điểm. Điểm tối đa 50 điểm.

- Vòng 2: Vượt chướng ngại vật: Ô chữ chìa khoá gồm 11 chữ cái. Để giải được ô chữ chúng ta có tất cả 11 hàng ngang. Đội cao điểm nhất ở vòng 1 sẽ được chọn ô chữ hàng ngang trước, sau đó đến các đội tiếp theo. Các đội suy nghĩ trong thời gian tối đa 20 giây, đội nào phất cờ trước sẽ giành được quyền trả lời, trả lời đúng 1 hàng ngang được 10 điểm. Nếu sai khán giả được quyền trả lời ở phần sau. Các đội phất cờ để giành quyền giải ô chữ chìa khoá bất cứ lúc nào, giải đúng thì được 40 điểm. Nếu giải sai thì sẽ mất quyền giải các ô chữ còn lại.

- Vòng 3: Tăng tốc: Các đội trả lời câu hỏi sau khi quan sát thí nghiệm trong mỗi phần tăng tốc phần bằng phất cờ dành quyền trả lời. Thời gian suy nghĩ cho 1 câu trả lời là 15 giây, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.

- Vòng 4:Về đích: Có 10 câu hỏi nằm sau các số được đánh theo thư tự từ 1 đến 10. Có 2 lượt chọn câu hỏi, đội thấp điểm nhất sau 3 vòng sẽ được chọn câu hỏi trước, các lượt chọn sau không được trùng với lượt chọn trước, các đội chọn câu hỏi sau không được trùng với đội chọn trước. Mỗi câu hỏi có thời gian suy nghĩ tối đa là 10 giây, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm trả lời sai bị trừ 5 điểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Đối tượng: học sinh lớp 10, chia thành 4 đội (3 HS/ đội tham gia). c. Phương pháp: nghiên cứu, diễn giảng, thảo luận nhóm, thí nghiệm. d. Nội dung tham khảo: kiến thức hóa học lớp 10 THPT chương nhóm halogen, nhóm oxi – lưu huỳnh và kiến thức hóa học đời sống liên quan.

e. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian tổ chức: học kì II - Thời gian chuẩn bị: Chuẩn bị trước 1 – 2 tuần

- Địa điểm: lớp học (hoặc hội trường). - Thời lượng tiến hành: 120 phút

2. Học sinh

- Chuẩn bị theo kế hoạch của GV dạy bộ môn hóa học. - Hỗ trợ khâu trang trí, sắp xếp bàn ghế.

3. Ban tổ chức

- Giám khảo (Ban cố vấn): 2 ( GV Hóa + GVCN : giám sát + chấm điểm - Dẫn chương trình: 1 (GV hoặc HS có tài ăn nói + kiến thức vững).

- Điều khiển máy tính: 1. - Thư kí: 2 (Nhiệm vụ: hỗ trợ ghi điểm). - Ban hỗ trợ quan sát: 2.

4. Phương tiện kĩ thuật

- Máy chiếu, loa, bảng lớn, bảng nhỏ dùng cho HS.

5. Kinh phí

- Quỹ lớp hỗ trợ + quỹ tổ chuyên môn.

- Giải thưởng: Giải thưởng cho các đội chơi (1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba); giải thường dành cho khán giả (5 phần quà)

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học (Trang 87 - 91)