Quy trình thiết kế giáo án dạy học hóa học dưới hình thức trò chơi.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học (Trang 72 - 79)

2.4.7. Một số trò chơi khác: Đoán ý đồng đội, ai tài hơn nào?

2.5. Sử dụng trò chơi để gây hứng thú, tích cực hóa hoạt động nhậnthức trong dạy học hóa học thức trong dạy học hóa học

2.5.1. Quy trình thiết kế giáo án dạy học hóa học dưới hình thức tròchơi. chơi.

Để thiết kế giáo án dạy học hóa học bằng trò chơi cần tuân thủ một số bước sau:

* Bước 1. Xác định tên chủ đề của buổi dạy học

- Để xác định chủ đề của buổi dạy học bằng trò chơi, trước tiên GV cần nghiên cứu nội dung bài học, tài liệu tham khảo để lựa chọn chủ đề có thể tiến hành.

- Đặt tên cho chủ đề của buổi dạy học bằng trò chơi cần đảm bảo các yêu cầu: + Nêu rõ chủ đề, nội dung của hoạt động

+ Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác

+ Tạo ấn tượng, gây sự hấp dẫn với học sinh.

*Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan.

- Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung theo chủ đề của trò chơi.

- Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS.

- Xác định trình tự logic của nội dung buổi dạy học.

* Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS

- Xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có.

- Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.

* Bước 4: Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động dạy học

Tùy theo nội dung của chủ đề dạy học, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, khả năng và năng lực của GV và HS mà lựa chọn các hình thức hoạt động dạy học cho phù hợp và hiệu quả.

Ví dụ học bài “ Công nghiệp silicat” giáo viên có thể lựa chọn hình thức tham quan các cơ sở sản xuất gạch, xi măng ở trên địa bàn huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn). Nếu GV muốn ôn tập, mở rộng kiến thức thì chọn hình thức tổ chức hội vui hóa học, hội thi hóa học.

* Bước 5: Thiết kế giáo án dạy học dưới hình thức sử dụng các trò chơi.

1- Xác định mục tiêu của chủ đề dạy học hóa học

Thường trong một giáo án dạy học dưới hình thức sử dụng các trò chơi có hai loại mục tiêu cần xác định:

- Thứ nhất là các yêu cầu chung liên quan đến bài học mà HS cần nắm, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ:

+ Về tri thức: Gồm 6 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá).

+ Về rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực tư duy: gồm 2 mức độ (làm dược – biết làm và thông thạo).

+ Về giáo dục tư tưởng: Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục.

- Thứ hai là các kĩ năng HS cần rèn luyện và phát triển sau khi tham gia buổi học bằng sử dụng các trò chơi.

Để xác định các mục tiêu trên GV cần:

- Nghiên cứu kĩ SGK, sách hướng dẫn GV, chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách tham khảo, tài liệu liên quan...

- Phân tích khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Đánh giá đúng thực trạng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, tư tưởng, hành vi của HS để đề ra mục tiêu cho phù hợp. Mục tiêu càng cụ thể thì việc thiết kế giáo án, tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá càng thuận lợi.

- Trong một chủ đề dạy học bằng trò chơi không nên đặt quá nhiều mục tiêu cần phát triển, tùy thuộc vào khả năng nhận thức của HS.

Ví dụ: Trong chủ đề “ Hóa học vui”, một số kĩ năng vận dụng hóa học vào đời sống, bảo vệ môi trường, quan sát thí nghiệm quan trọng cần phát triển là:

- Năng lực nhận biết và giải thích các vấn đề có trong đời sống dựa vào kiến thức hóa học.

- Năng lực nhận biết và phát triển các vấn đề về môi trường.

- Năng lực quan sát thí nghiệm và giải quyết các vấn đề liên quan đặt ra. - Năng lực tư duy và phản ứng nhanh với vấn đề đặt ra.

GV có thể đưa ra ba mục tiêu trong khả năng HS có thể thực hiện được: phát triển năng lực nhận biết và giải thích các vấn đề có trong đời sống dựa vào kiến thức hóa học, năng lực nhận biết về vấn đề môi trường, năng lực quan sát thí nghiệm.

2- Chia nội dung thành từng phần ứng với các hoạt động.

Sau khi đã xác định mục tiêu của bài học. GV chia nội dung thành từng phần ứng với một hoạt động học tập nhất định. Có thể dựa theo chương, theo mảng kiến thức của từng lớp học để phân chia nội dung. Thường trong giáo án dạy học bằng trò chơi, hoạt động ban đầu dùng để củng cố, ôn tập kiến thức lí

thuyết, bước kế tiếp là thực hành thí nghiệm và các hoạt động tư duy, sáng tạo khác. Nếu nội dung kiến thức nhiều có thể chia thành nhiều hoạt động để thay đổi không khí và HS dễ tìm hiểu hơn.

Ví dụ: Trong trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia” nhằm mục đích ôn tập, củng cố kiến thức phần phi kim trong chương trình hóa học lớp 10 đồng thời rèn kĩ năng quan sát, thực hành thí nghiệm, chúng tôi chia thành 4 hoạt động gồm: Hoạt động 1 khởi động gồm 20 câu hỏi chia thành 4 gói cho các đội bốc thăm, hoạt động 2 trò chơi ô chữ “Vượt chướng ngại vật” gồm 11 câu hỏi lí thuyết và sự hiểu biết, hoạt động 3 là phần tăng tốc liên quan đến các thí nghiệm hóa học (có thể làm trực tiếp hoặc xem phim), hoạt động 4 là phần thi về đích. Xen kẽ các hoạt động là các tiết mục văn nghệ, trò chơi dành cho khán giả. Nhờ đó kiến thức của HS được củng cố và cung cấp tương đối đầy đủ, đảm bảo cho mục tiêu kiến thức đề ra.

3- Dự tính thời gian cho từng hoạt động

Dựa theo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và khối lượng kiến thức ở từng phần nội dung. GV dự tính thời gian cho phép để thiết kế hoạt động cho phù hợp. Trong dạy học bằng trò chơi, khi tổ chức hoạt động có trò chơi vận động chiếm khá nhiều thời gian, do đó GV nên cần lựa chọn hoạt động cho phù hợp hoặc thiết kế gọn hơn.

Ví dụ: Cùng mục tiêu rèn cho HS kĩ năng viết PTHH, GV có thể thiết kế hoạt động trò chơi “Tiếp sức chuỗi phản ứng”, trò chơi này vui nhộn, HS hứng thú nhưng tốn khá nhiều thời gian cho quá trình di chuyển các đội (trò chơi dành cho khan giả). GV qui định hết thời gian là các đội ngừng chơi thì sẽ không gây ảnh hưởng các hoạt động khác. Nếu thời gian hoạt động ngắn hơn, dạng sơ đồ phản ứng xác định chất sẽ giảm được lượng thời gian di chuyển mà vẫn đảm bảo kiến thức, kĩ năng đề ra. Hay trong trò chơi “rung chuông vàng” phần chơi cứu trợ GV cũng phải quy định thời gian để đảm bảo thời gian cho các phần chơi tiếp theo.

4. Thiết kế các hoạt động ứng với từng mục tiêu chủ đề

Tùy vào chủ đề, mục tiêu kiến thức, kỹ năng học sinh cần đạt được, cơ sở vật chất và cả tâm thế của học sinh mà GV có thể lựa chọn hoạt động tổ chức và các trò chơi phù hợp.

• Củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết

- Trả lời câu hỏi ( “Ai là triệu phú hóa học”, “Kiến thức hóa học”, “Hóa học và đời sống”…): các đội giành quyền trả lời (bấm chuông) hoặc các đội đồng thời giơ bảng trả lời sau đồng hồ đếm giây, có thể là câu hỏi mở hoặc câu hỏi trắc nghiệm.

- Trò chơi ô chữ (“Vượt chướng ngại vật”, “Ô chữ vàng”,…): mỗi đội lần lượt chọn ô chữ, và giải đáp để tìm ra từ khóa của ô chữ. Bắt đầu từ đội có số điểm thấp nhất.

• Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm

- Nhận biết các hóa chất không ghi nhãn: chuẩn bị sẵn các lọ đựng các hóa chất không ghi nhãn, bằng các phương pháp hóa học hãy nhận biết. Thang điểm đánh giả kết quả tìm ra và cả các thao tác thí nghiệm.

- Các đội xem các đoạn phim thí nghiệm, trả lời các câu hỏi: hiện tượng thí nghiệm, điều chế chất gì, …

- Một số dụng cụ hóa chất được chuẩn bị sẵn, các đội sẽ tiến thành các thí nghiệm. Đội thắng cuộc là đội thực hiện nhiều thí nghiệm nhất.

- Ảo thuật với hóa học: mỗi đội biểu diễn một thí nghiệm hóa học vui. Thí nghiệm an toàn, thao tác đúng, hấp dẫn gây hứng thú cho khán giả (có thể kèm theo tiểu phẩm minh họa).

•Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng có trong đời sống.

-Lần lượt các đội bốc thăm câu hỏi trong phần trò chơi “Hóa học và đời sống”, HS sử dụng kiến thức hóa học đã biết để trả lời câu hỏi sau thời gian 15 giây, nếu trả lời không đúng thì đội khác có quyền trả lời.

• Một số cuộc thi vui có sử dụng kiến thức hóa học

- “Đoán ý đồng đội”: mỗi đội cử 2 HS lên, HS thứ 1 diễn tả bằng sự hiểu biết của mình không được dùng từ địa phương, từ có trong đáp án cho HS thứ 2 đoán tên.

- “Ai là triệu phú hóa học”: Dựa trên phiên bản trò chơi “Ai là triệu phú” trên đài truyền hình VTV3, người chơi phải suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong vòng 30 giây.

- “ Rung chuông vàng”: tổ chức cho HS cùng một lớp hoặc nhiều lớp tham dự với lượng lớn nội dung kiến thức (có thể dùng tổ chức ôn tập cuối năm học). Các HS được phát bảng, bút, khăn lau. Chương trình sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi. HS trả lời vào bảng. Nếu trả lời đúng thì được tiếp tục thi đấu trả lời câu tiếp theo. Nếu sai bị loại khỏi cuộc thi. HS còn lại cuối cùng là người xuất sắc nhất. HS trả lời đúng câu hỏi cuối cùng là người chiến thắng, rung được chuông vàng. Câu hỏi cuối cùng HS sẽ được quyền chọn 1 trong 5 câu hỏi ứng các chủ đề khác nhau. Ngoài ra còn có một số câu hỏi đặc biệt với các giải thưởng phụ kèm theo.

5. Xây dựng thang điểm, tiêu chí đánh giá

Đối với mỗi hoạt động, GV đều hướng dẫn cách thực hiện và đưa ra thang điểm đánh giá. Thang điểm, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng giúp HS cảm thấy hài lòng, công bằng và sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế ở những buổi dạy học bằng các trò chơi lần sau.

GV cũng có thể đưa ra một số tiêu chí để buổi học bằng hình thức trò chơi được tổ chức tốt hơn, (ví dụ: vị trí ngồi riêng cho khán giả mỗi đội, trừ điểm những đội nào làm ồn, loại đội chơi nếu khán giả đội đó nhắc bài,…).

6. Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện hỗ trợ

Để buổi dạy học bằng cách sử dụng trò chơi thành công, thì khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học, các phương tiện hỗ trợ cũng rất quan trọng. GV phải lên kế hoạch, chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ phù hợp với nội dung chủ đề, hình thức tổ chức: bảng phụ, tranh ảnh, hình vẽ, phần mềm, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị trình diễn thông tin như máy tính, máy chiếu, phông nền, kiểm tra ánh sáng khi sử dụng các thiết bị trên…GV có thể nhờ sự hỗ trợ của GVCN, Đoàn trường trong

khâu trang trí, sắp xếp bàn ghế theo mục đích buổi học hoặc có thể phân công trực tiếp HS các lớp tham gia hỗ trợ. GV nên tìm cách khắc phục các khó khăn cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trường học.

7. Dự đoán các tình huống phát sinh, biện pháp xử lí

Trong tổ chức dạy học hóa học bằng cách sử dụng trò chơi, có thể phát sinh nhiều tình huống bất ngờ, GV nên lường trước và có sự chuẩn bị để khắc phục, xử lí.

Bảng. Các tình huống phát sinh trong tổ chức DH hóa học bằng trò chơi

Các tình huống Biện pháp xử lí Bước chuẩn bị để hạn chế

- Cách giải khác.

- Hiện tượng thí nghiệm thực hành không rõ ràng. - Khán giả nhắc đáp án.

- Điểm hai đội bằng nhau

- Trợ giúp ban cố vấn. - HS trình bày kết quả theo lý thuyết.

- Trừ điểm đội của khán giả đó.

- Sử dụng một số câu hỏi chuẩn bị sẵn để thi tiếp vòng phụ. - Đáp án đưa ra nhiều cách giải. - GV thực hiện thí nghiệm kiểm chứng trước.

- Thông báo các qui định về thang điểm, xếp vị trí khán giả cổ vũ theo từng đội.

- Chuẩn bị trước một số câu hỏi dự trù.

Đôi khi do sự chủ quan trong lúc thiết kế giáo án, GV có thể mắc một số sai lầm hoặc chưa dự tính đầy đủ các tình huống xảy ra và biện pháp giải quyết. GV nên trao đổi với các đồng nghiệp có kinh nghiệm và nhờ chỉnh sửa giáo án. Nhờ vậy giáo án được thiết kế sẽ hoàn chỉnh hơn và buổi DH hóa học bằng trò chơi tổ chức thành công hơn.

8. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm

* Đánh giá: có thể để trống, cần tập trung vào:

- Đánh giá cá nhân: đánh giá về mức độ nhận thức các vấn đề mà nội dung hoạt động chuyển tải, ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động tập thể và kết quả đóng góp của cá nhân vào tập thể.

- Đánh giá tập thể: + Đánh giá dựa vào điểm số của các đội đạt được

+ Đánh giá về số lượng học sinh tham gia các hoạt động, ý thức cộng đồng trách nhiệm và tinh thần hợp tác của các thành viên trong nhóm.

- Hình thức đánh giá: thông qua quan sát quá trình hoạt động của HS, thông qua điểm số trong quá trình trả lời các câu hỏi.

- Quy trình đánh giá: phải bắt đầu từ việc học sinh tự đánh giá trên cơ sở những tiêu chí của hoạt động, sau đó là tập thể đánh giá và cuối cùng là ý kiến đánh giá của GV.

*Tổng kết: phần kết thúc hoạt động có thể để trống, tạo điều kiện cho GV

và HS chủ động sáng tạo thể hiện cách kết thúc hoạt động của mình một cách hợp lí. Có thể theo các gợi ý dưới đây:

- Người điều khiển có thể nhận xét kết quả hoạt động, nêu lên những ưu, nhược điểm để rút kinh nghiệm.

- GVCN hoặc đại biểu phát biểu thay cho lời kết về hoạt động hoặc nhận xét kết quả hoạt động của các đội chơi.

- Ban giám khảo hoặc cố vấn chương trình có thể nêu ý kiến đánh giá kết quả hoạt động của HS.

- Có thể kết thúc bằng hoạt động cụ thể như: văn nghệ, diễn kịch, đố vui minh họa,…

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w