Nhiệm vụ hƣớng nghiệp của bộ phận y tế

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trường thpt huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 31)

Hiện nay, cơ sở y tế trong các trường phổ thông còn rất mỏng manh, mặc dù có một số trường phổ thông lớn hoặc các trường nội trú có điều kiện bắt đầu hình thành bộ phận y tế đảm bảo sức khỏe cho thày và trò. Tuy nhiên, nếu nói tới hoạt động hướng nghiệp thiếu sự tham gia của y tế là điều phi lý bởi bản thân sự lựa chọn nghề của học sinh không chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nhân họ hay yêu cầu của xã hội mà còn tùy thuộc khá lớn vào sự phát triển thể lực của học sinh. Để nắm được sự phát triển sinh học, tọa ra những cơ sở khoa học cho lựa chọn nghề của mỗi cá nhân, sự tiếp nhận của các cơ quan chức năng tuyển chon, cần thiết phải có sự tham gia của các cơ sở y tế trong và ngoài trường học. Màng lưới y tế hiện nay có ở khắp mọi nơi, đó là điều kiện thuận lợi cho nhà trương phổ thông. Tiến hành giám định y học cho học sinh trong hoạt động hướng nghiệp nếu chỉ trông chờ vào cơ sở y tế mỏng manh của trường học hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ của cấp trên thì chúng ta khó có thể thực hiện được hoạt động này. Vì thế, vấn đề này là phải tận dụng triệt để sức mạnh của các cơ sở y tế sở tại, kết hợp với lực lượng y tế của nhà trường để thực hiện công tác hướng nghiệp. Y tế có những nhiệm vụ chính sau:

+ Tiến hành trao đổi với tập thể về những vấn đề y học có liên quan tới sự lựa chọn nghề nói chung và một số nghề phổ biến nói riêng.

+ Kiểm tra tình trạng sức khỏe của từng học sinh để đưa ra những quyết định y học có quan hệ tới lựa chọn nghề của mình.

+ Giúp Ban tư vấn nghề trao đổi với mỗi cá nhân hoặc gia đình học sinh những cơ sở khoa học về sự phù hợp hay không phù hợp hay không phù hợp giữa các tiêu chuẩn của nghề mà họ đã chọn với thực trạng sức khỏe của bản thân chủ thể lựa chọn. [23, tr. 146-147]

1.3.2. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh là người dân tộc thiểu số

Thực tế chứng minh rằng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi đến trường ở các cấp học ngày càng nhiều, người dân tộc thiểu số nói chung, học sinh dân tộc thiểu số nói riêng đã nhận thức được ý nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn28

quan trọng của việc học tập. Chính vì vậy đã có không ít học sinh người dân tộc thiểu số rất cố gắng trong học tập, đồng thời với chế độ ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước ta, nhiều người đã thi cử đỗ đạt vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề…Từ đó mà hoà nhập và thành đạt, có vị trí cao trong cuộc sống xã hội.

Tuy vậy, nhìn chung hoạt động học tập của học sinh dân tộc thiểu số vẫn có rất nhiều hạn chế, nhược điểm mà việc khắc phục là cực kỳ khó khăn.

Khác với học sinh người Kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh người dân tộc thiểu số chưa biết sử dụng tiếng Việt hoặc nếu có thì rất hạn chế. Thực tế cũng có số ít các em được trải qua sự chăm sóc của vườn trẻ, nhưng vốn kiến thức ban đầu về tiếng Việt, như những mẫu hội thoại đơn giản mang tính bắt đầu, những kỹ năng cơ bản như nghe, nói mà trường Mầm non đã trang bị cho các em, vì những lý do khách quan khác nhau đã không còn theo các em bước vào lớp 1. Bởi trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng, người dân, cũng như các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ nên khi bước ra thế giới bên ngoài, vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếng Việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ hai của các em. Việc giao tiếp thông thường với thầy cô giáo đã khó khăn, và cũng có khi là không thể, việc nghe giảng những kiến thức về các môn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em.

Ngôn ngữ là công cụ hết sức quan trọng giúp con người tiếp thu liên tục những kiến thức mới để từ đó mà phát triển tư duy, phát triển trí tuệ, nâng cao trình độ văn hoá của mình. Với vốn ngôn ngữ tiếng Việt rất hạn chế như đã nói ở trên, làm cho các em HS DTTS càng gặp khó khăn lớn trong việc học tập các môn văn hoá trong nhà trường.

Phải nói rằng đa phần các hộ gia đình người DTTS cho đến nay vẫn còn nghèo. Việc lo cái ăn, cái mặc vất vả làm cho số lượng HS DTTS không đến lớp tăng lên rất nhiều, hoặc nhiều em có đến trường thì cũng ngày đi, ngày không.

Đối với người DTTS ở địa bàn nghiên cứu, không gian sống của họ rất đặc trưng, không có ranh giới giữa không gian sinh hoạt gia đình và không gian sống cá nhân. Có thể nhận biết không gian sống đặc biệt ấy qua kiến trúc nhà ở của họ, một không gian chung cho tất cả những người trong gia đình. Chính vì vậy, việc tạo một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn29

không gian học tập(góc học tập) cho HS là điều không dễ thực hiện. Hoạt động sống này đã không tạo điều kiện học tập cho các em, mà còn làm cho chất lượng học tập của các em ngày càng giảm sút.

Đối với các em, tự học là chủ yếu, bởi vì anh chị, cha mẹ, người thân trong gia đình hoặc không có khả năng hướng dẫn, hoặc không có ý thức trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở quản lý, hay do hoàn cảnh sống khó khăn mà gia đình đã không chú trọng tới việc học của con, em mình. Việc học tập của các em phải nhờ đến sự tận tâm của GV, nhờ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường. Cho nên ý thức học tập là đặc tính rất cần được chúng ta xây dựng cho các em.

Những khác biệt về ngôn ngữ trong giao tiếp, lối sống, sinh hoạt, văn hoá…đã tạo ra những khoảng cách nhất định giữa HS người Kinh và người DTTS, giữa HS DTTS với thầy cô giáo mà đa số là người Kinh. Điều này cũng góp phần làm hạn chế quá trình tiếp thu kiến thức văn hoá và gây ra mặc cảm, tự ti của HS người DTTS.

Tất cả những đặc điểm và nguyên nhân nói trên, đặc biệt là những hạn chế về Tiếng Việt, sự bất đồng trong ngôn ngữ và những khó khăn kéo dài chế về Tiếng Việt, sự bất đồng trong ngôn ngữ và những khó khăn kéo dài trong điều kiện sống…đã làm cho chất lượng học tập của HS DTTS luôn đạt thấp. Cụ thể là tỉ lệ lưu ban ở trường THCS có đông HS DTTS thuộc địa bàn nghiên cứu qua các năm luôn cao, trong đó chủ yếu là HS DTTS. Tỉ lệ tốt nghiệp THCS, điểm trung bình thi vào lớp 10 ở các trường này cũng luôn luôn thấp một cách đáng lo ngại, mà nguyên nhân ai cũng thấy rõ, đó là do tỉ lệ HS DTTS luôn luôn cao.

1.3.3. Đặc điểm hoạt động dạy học ở lớp/trường có đông HS là người DTTS DTTS

Từ những đặc điểm nói ở mục 1.3.2 trên đây làm cho hoạt động dạy học ở các trường có nhiều HS là người DTTS ngoài những đặc điểm bình thường như ở các trường khác thì còn có những nét đặc thù mà nhà quản lý phải chú ý coi trọng để đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm đem lại hiệu quả mong muốn.

Trước hết dựa vào chủ trương chính sách về người DTTS, cũng như HS DTTS và hoàn cảnh địa phương mà có cách chỉ đạo hoạt động dạy học sao cho phù hợp thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn30

mới đạt hiệu quả dạy học cũng như hiệu quả giáo dục ở mức độ có thể chấp nhận được so với mặt bằng chung của giáo dục cả tỉnh và cả nước.

Nét đặc thù của các trường THCS, THPT có nhiều HS DTTS ở huyện Lục Ngạn là:

- Tỉ lệ HS DTTS thường chiếm trên 50% của tổng số HS toàn trường. Tỉ lệ này cao nhất là ở các lớp đầu cấp (lớp 6), có trường lên tới trên 90%.

- Về mặt chủ trương, chính sách các năm qua đã có nhiều ưu tiên cho HS DTTS như sau: Việc tuyển sinh vào lớp 6 được gia hạn thêm 3 tuổi. Khi xét tốt nghiệp THCS thì HS DTTS được hưởng chính sách ưu tiên. HS DTTS được miễn đóng tiền xây dựng(vào những năm HS đang còn phải đóng tiền xây dựng), miễn đóng học phí, được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, ... và các điều kiện khác để hỗ trợ học tập.

- Đa số HS thuộc gia đình gặp nhiều khó khăn do hoàn cảnh kinh tế, rất vất vả trong cuộc sống nên con em đến trường là điều không dễ.

Từ những nguyên nhân trên, nhìn chung các gia đình HS phải lao động kiếm sống hàng ngày với kiến thức rất thấp. Vì vậy, sự quan tâm đến việc học tập của con em là rất ít, kể cả ở trường cũng như ở nhà. Điều này đã làm cho tỉ lệ HS DTTS đến trường rất không ổn định, khi đến trường thì thường học muộn so với độ tuổi, mất cân bằng giữa vóc dáng, độ tuổi so với kiến thức. Vì vóc dáng lớn thường sinh ra tâm lý mặc cảm, rụt rè, e ngại dẫn đến chán học, cúp tiết, bỏ học.

- Để phụ giúp gia đình, trông coi nhà hay tham gia lao động các em nghỉ học rất nhiều lần trong năm.

- Về phía GV thì đa số GV là người Kinh ở nơi khác đến giảng dạy đều không biết ngôn ngữ DTTS, nếu biết thì cũng chỉ dừng ở mức độ rất ít nên họ không thể so sánh, đối chiếu, liên hệ khi gặp những tình huống cần thiết trong dạy học cho đối tượng HS đặc biệt này. Mặt khác, về phong tục tập quán, họ lại càng không có điều kiện tìm hiểu, cho nên họ khó tiếp cận với phụ huynh, gia đình các em, khó có thể tiếp xúc gần gũi, rút ngắn khoảng cách, xóa ranh giới không cần thiết giữa thầy và trò, để dạy học hiệu quả. Dạy học cho người DTTS phải do chính GV người địa phương đảm nhiệm mới mang lại hiệu quả cao được. Tuy nhiên, số lượng người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn31

DTTS thi đỗ vào các trường sư phạm, kể cả khi họ được cộng điểm ưu tiên rất nhiều hay dạng cử tuyển để trở về phục vụ lại địa phương là rất ít. Bản thân họ cũng chưa nắm vững những kiến thức về tiếng Việt nên họ truyền tải những kiến thức phổ thông đến cho HS gặp nhiều khó khăn. Như vậy, hiệu quả dạy học của GV người dân tộc cũng khó mà đạt như mong muốn.

Một thực tế nữa không thể không nói đến, đó là nhiều GV về công tác ở trường ít năm, khi tay nghề khá vững vàng thì lại tìm cách chuyển công tác đến các trường thuận lợi hơn. Điều này đã làm cho nhà trường luôn luôn nằm trong tình trạng thiếu hụt GV cốt cán, mặt khác làm cho đội ngũ không có tính ổn định cần thiết.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trường thpt huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 31)