- Phân loại nghề
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang
- Tổ chức cho cán bộ , giáo viên học tập nâng cao trình độ nhận thức , chuyên môn nghiệp vụ về quản lý giáo dục hướng nghiệp
- Tăng cường kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường.
- Cần có quy định về kiểm tra , đánh giá kết quả học tập , nghiên cứu hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở học sinh để giáo viên nắm bắt được kết quả hoạt động của học sinh . Trên cơ sở đó điều chỉnh , cải tiến kịp thời phương pháp tổ chức nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động
- Tổ chức phổ biến , học tập kinh nghiệm h oạt động giáo dục hướng nghiệp của các nước trên thế giới , các địa phương đã thực hiện tốt hoạt động giáo dục hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn91
nghiệp.
2.2. Đối với các trường trung học phổ thông ở huyện Lục Ngạn
- Ngay từ đầu năm học các nhà trường cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo từng năm học. Đặc biệt quan tâm tới HS là HS DTTS.
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục , giáo viên, cán bộ nhân viên tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong cương vị quản lý hoặc tham gia giáo dục hướng nghiệp.
- Xây dựng mô hình kết hợp mọi thành phần trong địa phương : trường trung học phổ thông , Trung tâm HN &GDTX, gia đình , cơ sở sản xuất , các đoàn thể vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh nói chung cho HS DTTS nói riêng .
- Cần xây dựng quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở học sinh nói chung HS DTTS nói riêng để giáo viên nắm bắt được kết quả hoạt động của học sinh. Trên cơ sở đó cải tiến kịp thời phương pháp tổ chức nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, GDHN cho HS DTTS.
- Tăng cường công tác tập huấn cho giáo viên tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
2.3. Đối với trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Lục Ngạn Ngạn
- Cần tăng cường trang bị các phòng dạy nghề theo đúng quy chuẩn, đa dạng các loại nghề phi nông nghiệp nhằm hỗ trợ các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trong công tác dạy nghề phổ thông.
- Nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông.
- Thường xuyên làm công tác tư vấn nghề và hỗ trợ các trường trong việc tư vấn phân luồng học sinh sau trung học phổ thông nói chung HS DTTS nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Danh Ánh. (2002)"Quan điểm mới về giáo dục hướng nghiệp", Tạp chí giáo dục, số 38
2. Đặng Danh Ánh. (2002)" Hướng nghiệp trong trường Phổ thông", Tạp chí giáo
dục, số 42
3.Bộ giáo và đào tạo. (2008) Quyết định ban hành quy chế tổ chức hoạt động trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (số 44/2008/QĐ-BGĐ&ĐT), Hà Nội. 4. Bộ giáo và đào tạo Trung tâm lao động hướng nghiệp. Sinh hoạt hướng nghiệp
trung học Phổ thông.
5. Bộ giáo và đào tạo. Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề. Nxb giáo dục (2009).
6. Bộ giáo và đào tạo - Điều 3 của Chỉ thị số 33-2003/CT – BGD & ĐT ngày 23/7/2003 cũng đã chỉ rõ “Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường THCS, THPT và trung tâm KTTH.
7. Bộ giáo và đào tạo. Thông tư 31/TT ngày 17 tháng 8 năm 1981 của Bộ giáo dục: “Để giúp học sinh hiểu biết các ngành nghề.
8. Bộ giáo và đào tạo. Quyết định 329/QĐ ngày 31 tháng 3 năm 1990 của Bộ trưởng bộ giáo dục về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường trung học phổ thông. 9. Bộ giáo và đào tạo. Quyết định 2397/QĐ của Bộ trưởng bộ giáo dục ngày 17 tháng
9 năm 1991 ban hành danh mục nghề và chương trình dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông.